XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN VÀ
BÀI TẬP CÓ SỬ DỤNG
HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
NHÓM 1
BÀI TẬP THỰC TIỄN
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Bài tập 1:
Giải thích tại sao khi sau mỗi cơn mưa rào kèm theo nhiều sấm sét thì lúa, cây cối lại xanh tốt?
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Phân tích: Bài tập 1

Để giải được bài tập này học sinh cần nắm vững thành phần của không khí, tính chất hóa học của Nitơ, tính chất hóa học của NO, tính chất hóa học của NO2, tính chất hóa học của axit HNO3 và những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Giải: Bài tập 1

Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20% Oxi.

Khi có sấm sét (tia lửa điện) với nhiệt độ rất cao khoảng 2000oC thì:
2N2 + O2 → 2NO
Khí NO tác dụng ngay với Oxi trong không khí tạo NO2
2NO + O2 → 2NO2
Khi có mưa khí NO2 sẽ tác dụng với nước tạo HNO3
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Lúc này HNO3 có thể dễ dàng tác dụng với các chất (chủ yếu là các gốc kim loại R+ và NH4+ ) tạo thành các muối nitrat (phân đạm) rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức.
NH4+ + NO3- → NH4NO3
R+ + NO3- → RNO3
to
Ý nghĩa bài tập 1:
- Qua bài tập giúp học sinh nắm vững các quá trình chuyển hóa của Nitơ trong tự nhiên. Giúp các em có tinh thần say môn hóa học qua các hiện tượng tự nhiên. Nắm vững các tính chất hóa học của Nitơ, Nitơ monoxit, Nitơ đioxit và Axit nitrit
- Giúp học thấy được dây là hiện tượng tự nhiên rất có ý nghĩa trong đời sống nông nghiệp của nông dân. Ước lượng hằng năm cung cấp khoảng 7 kg Nitơ tự nhiên cho đất. Góp phần giảm tối đa lượng phân Đạm trong sản xuất nông nghiệp.
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Bài tập 2:
Hãy giải thích tại sao khi các bác thợ rèn trong lúc rèn dao, rựa,…thường hay nhấp 1 cây chổi bằng giẻ ướt lên bếp than hồng ?
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Phân tích: Bài tập 2

Để giải được bài tập này học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của Cacbon, tính chất hóa học của CO.
BÀI TẬP THỰC TIỄN
Giải: Bài tập 2

Rãy nước vào bếp than đang nóng đỏ sẽ làm lửa đỏ hơn, tỏa nhiều nhiệt hơn;

Do bếp than đang ở nhiệt độ cao, than hồng sẽ khử nước tạo hỗn hợp khí than ướt
C + H2O → CO + H2
Hỗn hợp khí này cháy nhanh tạo ngọn lửa màu xanh tỏa nhiều nhiệt làm cho nhiệt độ trong bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.

Ngoài ra, CO sinh ra trong hỗn hợp khí còn khử được các oxit bám trên bề mặt thanh sắt làm cho thanh sắt mềm hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có.

CO + FeO → Fe + CO2
3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

BÀI TẬP THỰC TIỄN
to
to
to
Ý nghĩa bài tập 2:
Qua bài tập giúp học sinh nắm được
- Tính chất hóa học của Cacbon
Tính chất hóa học của Cacbon monoxit
Giúp học sinh tin tưởng và khoa học, yêu thích môn học.

BÀI TẬP THỰC TIỄN
BÀI TẬP HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
BÀI TẬP HÌNH VẼ
Bài tập 3: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
a. Thí nghiệm dùng để thử tính chất gì, của khí nào trong số các khí sau: NH3, O2, HCl và Cl2.

b. Với chất khí đã chọn ở câu a, thì A và B là những chất nào?
BÀI TẬP HÌNH VẼ

Giải:
Thí nghiệm dung để thử tính tan của khí NH3 và khí HCl

b. *Với kết quả câu a, thí nghiệm dùng để thử tính tan của khí NH3 thì:
Khí A là khí NH3
Dung dịch B là nước có pha phenoltalein

*Với kết quả câu a, thí nghiệm dùng để thử tính tan của khí HCl thì:
Khí A là khí HCl
Dung dịch B là nước có pha quỳ tím
Ý nghĩa: Qua bài tập giúp học sinh:
Hình thành năng lực quan sát
Hình thành năng lực tư duy về hóa học
BÀI TẬP HÌNH VẼ

BÀI TẬP ĐỒ THỊ
Bài tập 4: Cho đồ thị biểu diễn thể tích khí Nitơ thu được theo thời gian bằng cách phân hủy NH4NO2.

Trong khoảng thời gian nào phản ứng xãy ra nhanh nhất? Chậm nhất?
Thể tích khí Ni tơ sinh ra sau thời gian 25s và 45s?
Sau thời gian bao lâu thì phản ứng kết thúc?
Khi phản ứng kết thúc thể tích khí Ni tơ thu được là bao nhiêu?
Giải:
Thời gian phản ứng xãy ra nhanh nhất là từ 20s đến 30s. Thời gian phản ứng xãy ra chậm nhất là từ 50s đến 60s

Thể tích khi Ni tơ sinh ra sau sau 25s khoảng 43 cm3. Ở 45s thể tích khí Ni tơ thu được khoảng 80 cm3

Sau 60 giây thì phản ứng kết thúc

Sau khi phản ứng kết thúc thể tích khi Ni tơ thu được 90 cm3
BÀI TẬP ĐỒ THỊ
Ý nghĩa: Qua bài tập giúp học sinh:
Hình thành năng lực quan sát
Hình thành năng lực phân tích số liệu trên đồ thị
BÀI TẬP HÌNH VẼ

XIN CẢM ƠN!
QUÝ THẦY CÔ LẮNG NGHE!
nguon VI OLET