58 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG

(1963-2021)

 

I. Sự ra đời của nhà trường

Trước năm 1960, tại khu vực mỏ Apatite đã có trường phổ thông cơ sở ở khu Làng Nhớn – Xã Cam Đường, nhưng quy mô trường còn rất nhỏ. Từ năm 1960, mỏ Apatite bước vào giai đoạn phát triển với quy mô ngày càng lớn, số lượng cán bộ, công nhân tăng nhanh. Việc lo cho con, em cán bộ công nhân mỏ Apatit và nhân dân địa phương tại địa bàn khu trung tâm Cam Đường có trường học đã trở thành yêu cầu và là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách của lãnh đạo mỏ Apatite và của ngành giáo dục Tỉnh Lào Cai. Ty giáo dục Lào Cai đã cử thầy giáo Trần Mạnh Quỳnh biệt phái về công tác ở mỏ Apatite để chuẩn bị các điều cần thiết cho việc mở trường học, trường có tên là trường phổ thông cấp I + II mỏ Apatite Lào Cai. Trường có 08 lớp học (02 lớp vỡ lòng, 02 lớp 1, 02 lớp 2, 01 lớp 3, 01 lớp 4) với trên 300 học sinh, 12 cán bộ giáo viên.  

Tháng 3 năm 1963 thủ tướng chính phủ đã có quyết định thành lập Thị xã Cam Đường. Trường phổ thông cấp I + II mỏ Apatit Lào Cai được chuyển bàn giao Thị xã Cam Đường trực tiếp quản lí. Trường đổi tên là trường phổ thông cấp I + II Thị xã Cam Đường – Tỉnh Lào Cai, tiền thân của trường THCS Bắc Lệnh hiện nay.   

II. Những chặng đường phát triển của nhà trường

Năm học 1963 – 1964 có 15 lớp học (02 lớp vỡ lòng, 02 lớp 1, 02 lớp 2, 02 lớp 3, 02 lớp 4, 02 lớp 5, 02 lớp 6, 01 lớp 7) với trên 600 học sinh, 26 cán bộ giáo viên do thầy Nguyễn Thế Ngưu làm Hiệu trưởng.

Năm học 1964 – 1965 trường có 25 lớp học (04 lớp vỡ lòng, 04 lớp 1, 04 lớp 2, 03 lớp 3, 03 lớp 4, 03 lớp 5, 02 lớp 6, 02 lớp 7) với trên 1000 học sinh, 35 cán bộ giáo viên.

Năm học 1965 – 1966 trường phổ thông cấp I + II thị xã Cam Đường được chia tách thành ba trường là trường phổ thông cấp I Bắc Lệnh, trường phổ thông cấp I Bến Đá và trường phổ thông cấp II thị xã Cam Đường.Trường phổ thông cấp II thị xã Cam Đường do thầy giáo Nguyễn Thế Ngưu là Hiệu trưởng. Trường có 08 lớp học (03 lớp 5, 03 lớp 6, 02 lớp 7) với gần 400 học sinh, 19 cán bộ giáo viên.

Đế quốc Mĩ  mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt. Các trường học đều phải sơ tán ra ngoài khu trung tâm Thị xã Cam Đường. Trường cấp II thị xã Cam Đường chia làm hai phân hiệu sơ tán đến hai cơ sở sơ tán thực hiện nhiệm vụ năm học 1965 – 1966. Phân hiệu I thành trường phổ thông cấp II thị xã Cam Đường do thầy giáo Nguyễn Thế Ngưu làm Hiệu trưởng , phân hiệu II thành trường cấp II Bến Đá do thầy giáo Đỗ Văn Chấp làm Hiệu trưởng

   Tháng 8 năm 1966 trường phổ thông cấp II + III thị xã Cam Đường được thành lập trên cơ sở trường phổ thông cấp II thị xã Cam Đường đã có. Trường có 08 lớp học (02 lớp 5, 02 lớp 6, 02 lớp 7, 01 lớp 8, 01 lớp 9) với trên 400 học sinh, 20 cán bộ giáo viên do thầy giáo Trần Đình Huỳnh làm Hiệu trưởng.

Bước vào năm học 1967 – 1968 trường phổ thông cấp II + III thị xã Cam Đường được chia tách thành 2 trường là trường phổ thông cấp III thị xã Cam Đường và trường phổ thông cấp II Bắc Sinh – thị xã Cam Đường. Trường phổ thông cấp II Bắc Sinh có 06 lớp học (02 lớp 5, 02 lớp 6, 02 lớp 7) với gần 400 học sinh, 14 cán bộ giáo viên do thầy giáo Hồ Đức Ân làm Hiệu trưởng.

Từ năm học 1969 – 1970 đến năm 1976 trường phổ thông cấp II Bắc Sinh ổn định với quy mô hàng năm có 12 lớp học (04 lớp 5, 04 lớp 6, 04 lớp 7) với gần 500 học sinh, 20 cán bộ giáo viên.

Năm học 1975-1976 Trường phổ thông cấp II Bắc Sinh sát nhập với trường phổ thông cấp I Bắc Lệnh thành trường cấp I + 2 Bắc Lệnh – thị xã Cam Đường. Trường có 21 lớp học (03 lớp 1, 03 lớp 2, 03 lớp 3, 03 lớp 4, 03 lớp 5, 03 lớp 6, 03 lớp 7) với trên 900 học sinh, 36 cán bộ giáo viên do thầy Hồ Đức Ân làm Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Minh là .

Năm học 1981 – 1982 có tới 32 lớp học và gần 1000 học sinh, 50 cán bộ giáo viên. Năm học 1982 – 1983 tăng lên tới 40 lớp học, trên 1600 học sinh, 62 cán bộ giáo viên. Trường do thầy Phạm Văn Hòa làm Hiệu trưởng, các thầy giáo Nguyễn Văn Nữu, Cao Văn Tùy, cô giáo Nguyễn Thị Minh, Bùi Thị Lược làm .

Năm học 1984 – 1985 thầy giáo Nguyễn Văn Nữu làm Hiệu trưởng, cô giáo Trương Thị Hòa, Nguyễn Thị Minh, Bùi Thị Lược làm .

Luật giáo dục được Quốc hội thông qua. Theo luật giáo dục thị hệ thống giáo dục phổ thông có 3 cấp học là cấp Tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp phổ thông trung học. Trường cấp I + II Bắc Lệnh lúc này được chia thành 2 trường (trường Tiểu học Bắc Lệnh và trường trung học cơ sở Bắc Lệnh). Trường trung học cơ sở Bắc Lệnh có 12 lớp học (03 lớp 6, 03 lớp 7, 03 lớp 8, 03 lớp 9) với gần 600 học sinh, 25 cán bộ giáo viên do thầy giáo Nguyễn Văn Nữu làm Hiệu trưởng, cô giáo Trương Thị Hòa là .

Từ năm 1986 đến năm 1990 trường THCS Bắc Lệnh do thày Lê Đăng Quế làm Hiệu trưởng…

Từ năm 1990 đến năm 1996 trường THCS Bắc Lệnh do thày Trần Quốc Việt làm Hiệu trưởng….

Năm 1996 trường thành lập trương THCS chuyên của thị xã Cam Đường do thày Trần Quốc Việt làm Hiệu trưởng. Trường THCS Bác Lệnh do cô giáo Khánh Vân làm Hiệu trưởng.  

Từ năm 2010 đến năm 2018 cô giáo Vũ Thị Bích Liên là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Thúy Nga làm .

Từ năm 2018 đến năm 2019 cô giáo Hoàng Thị Quý là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Thúy Nga làm .

Từ năm 2019 đến nay cô giáo Hoàng Thị Quý là Hiệu trưởng, cô giáo Đỗ Thị Thanh Thủy làm.

 

Sau những cố gắng nỗ lực của các thế hệ nhà giáo, năm 2008 trường THCS Bắc Lệnh được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010. Cũng trong năm 2008 nhà trường được hưởng dự án THCS II – Bộ giáo dục và đào tạo, được trang bị hệ thống phòng học chức năng với các thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, gồm 05 phòng học bộ môn (Phòng Hóa học, Vật lý, nghe nhìn, Sinh học, Tin học) và một phòng thư viện chuẩn. Năm 2013 nhà trường được công nhận lại trường chhuaanr quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Năm 2020 nhà trường được công nhận thư viện tiên tiến tại Quyết định số 449/QĐ-SGD&ĐT ngày 02/6/2020 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai.

Năm học 2020 – 2021 có 11 lớp (03 lớp 6, 02 lớp 7, 03 lớp 8, 02 lớp 9) với 430 học sinh, 28 cán bộ giáo viên. Trường đã có cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho dạy và học của nhà trường theo tiêu chí trường chuẩn của Bộ giáo dục quy định.

Quá trình 58 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường là quy trình phấn đấu không biết mệt mỏi của các thế hệ cán bộ thầy giáo, cô giáo và học sinh nhà trường. Kết quả đạt được của nhà trường trong 58 năm đã qua là kết quả của cả một quá trình phấn đấu đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng mà hạt nhân lãnh đạo là chi bộ Đảng nhà trường. Xây dựng cho tập thể nhà trường luôn thực sự là khối đoàn kết nhất trí để không ngừng chủ động, tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, kết hợp với giáo dục của xã hội và gia đình học sinh. Trong các năm từ 1964  đến 1975 trường được chọn là trường chỉ đạo trọng điểm chất lượng của ngành giáo dục Tỉnh Lào Cai. Năm 1976 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trường được chọn là trường chỉ đạo trọng điểm toàn diện của ngành giáo dục tỉnh Hoàng Liên Sơn là cơ sở cho các trường sư phạm của tỉnh đưa giáo sinh về thực tập nghề nghiệp. Năm 1991 Tỉnh Lào Cai được tái lập, trường tiếp tục được chọn là một trong số các trường chỉ đạo điểm, trường liên tục nhiều năm đạt tiêu chuẩn trường tiên tiến của tỉnh Hoàng Liên Sơn trước đây và của Tỉnh Lào Cai sau này.

III. Thành tích tiêu biểu nổi bật của nhà trường

* Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo nhà trường: Cùng với kết quả phát triển và trưởng thành của nhà trường, nhiều thầy giáo cô giáo của nhà trường đã trưởng thành, đã và đang là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cấp của nhiều cơ quan đơn vị của địa phương, tỉnh và của các địa phương ngoài tỉnh Lào Cai như:

- Thầy giáo Nguyễn Thế Ngưu – trưởng phòng giáo dục thị xã Cam Đường.

- Thầy giáo Hoàng Phúc Độ - Hiệu trưởng trường bổ túc cán bộ tỉnh Lào Cai

- Thầy giáo Nguyễn Đăng Sủng – phụ trách văn phòng ủy ban hành chính thị xã Cam Đường

- Thầy giáo Trần Văn Trừ - phó phòng giáo dục huyện Bến cát tỉnh Thủ dầu một

- Thầy giáo Lê Huy Phú – Chánh văn phòng ủy ban hành chính quận Đống Đa – Hà Nội

- Thầy giáo Nguyễn Tông – Hiệu trưởng trường chính trị tỉnh Lào Cai

- Thầy giáo Phạm Văn Hòa – Chánh văn phòng thị ủy Lào Cai.

- Thầy giáo Trần Quốc Việt – P trưởng phòng GD&ĐT TP Lào Cai

- Thày giáo Trần Ngọc Tuấn- Phó ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai.

- Các thầy giáo Hồ Đức Ân, Đỗ Văn Chấp, Phạm Văn Khiên, Nguyễn Văn Nữu, Lê Đăng Quế, Nguyễn Thiện Huê, cô giáo Nguyễn Thị Tuyến, Nông Ánh Dương, Nguyễn Thị Thu, Trần thị Phượng,… là Hiệu trưởng,  các trường trong địa bàn thị xã Cam Đường trước đây và thành phố Lào Cai hiện nay.

- Các thầy giáo Ngô Doãn Đồng, Nguyễn Văn Quý, Ngô Giản chuyển công tác về quê nhà đều được bổ nhiệm là Hiệu trưởng,   các nhà trường.

Ở lại công tác trong nhà trường, cùng với sự trưởng thành của nhà trường nhiều thầy cô giáo liên tục nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua cơ sở các cấp, và được chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen: Cô Khánh Vân, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cô giáo Bùi Thị Kim Vân, cô giáo Vũ Thị Bích Liên, cô giáo Hoàng Thị Quý, cô giáo Đỗ Thị Thanh Thủy, thầy giáo Bùi Giang Nam, cô giáo Đặng Kim Anh; đặc biệt cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cô giáo Bùi Thị Kim Vân, cô giáo Nguyễn Thị Thu, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Mai, Thầy giáo Nguyễn Quý Bình, cô giáo Hoàng Thị Quý, cô giáo Đỗ Thị Thanh Thủy, thầy giáo Bùi Giang Nam, cô giáo Đặng Kim Anh, cô giáo Lê Thị Trung Thu, cô giáo Nguyễn Thị Bông… là cái nôi đào tạo ra các thế hệ học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp Là những thầy cô giáo tiêu biểu, mẫu mực được phụ huynh, học sinh tin tưởng và quý trọng.

Xã hội mãi mãi không quên công lao của các thầy giáo, cô giáo đã đóng góp công sức cho quá trình xây dựng và trưởng thành của nhà trường. Tấm gương phấn đấu rèn luyện và cống hiến của các thầy giáo, cô giáo lớp trước mãi mãi là gương sáng cho các thế hệ thầy giáo, cô giáo học tập và noi theo.

* Các thế hệ học sinh nhà trường: Ra đi từ mái trường phổ thông cấp II thị xã Cam Đường; lớp lớp học sinh của trường đã tích cực phấn đấu học tập, lao động, công tác, chiến đấu và đã trưởng thành là những cán bộ, chuyên viên cấp cao của các cơ quan trung ương và địa phương, là sĩ quan quân đội, công an, là kỹ sư, cán bộ quản lý kinh tế, là công nhân, những người lao động giỏi, là giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, … trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Số lượng các anh chị trưởng thành nhiều, trường chưa thống kê tổng hợp hết được, chỉ xin nêu tên một số các anh, chị trường đã biết rõ như:

- Anh Hà Quang Thụy – Tiến sỹ, Hiệu trưởng trường Đại học khoa học công nghệ thuộc đại học quốc gia

- Chị Trần Thị Thắm – Thạc sỹ, phó vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học Bộ giáo dục và đào tạo

- Anh Quản Minh Cường – Tiến sỹ, phó vụ trưởng vụ bảo vệ chính trị nội bộ ban tổ chức Trung ương Đảng

- Anh Trần Duy Hưng, Thái Doãn Bảo là chuyên viên cao cấp văn phòng chính phủ và văn phòng trung ương Đảng

- Anh Hoàng Văn Hà – Tiến sỹ, đại tá quân đội nhân dân, trưởng phòng đào tạo học viện khoa học quân sự Bộ quốc phòng

- Anh Nguyễn Đức Nam – Đại tá, bác sỹ Tổng cục hậu cần Bộ quốc phòng

- Anh Ngô Văn Liệu – Đại tá, phó cục trưởng cục hậu cần quân khu 7

- Anh Hoàng Long - phó giám đốc sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai

- Chị Lù Thị Hiệp – phó giám đốc sở y tế tỉnh Lào Cai

- Anh Doãn Văn Hoàn – giám đốc ngân hành nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai

- Chị Nguyễn Thị Phan –  trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Yên Bái

- Anh Nguyễn Văn Sơn – phó giám đốc bệnh viện tỉnh Lào Cai

- Anh Ngô Văn Hoàng – phó giám đốc Sở công thương thành phố Hà Nội

- Anh Nguyễn Hồng Xiêm – phó chủ tịch hội đông y Hà Nội

- Anh Nguyễn Văn Cộng – giám đốc đài phát thanh truyền hình tỉnh Đắc Lắc

- Anh Chiểu – phó tổng biên tập báo Lào Cai

- Anh Kiều Tuấn Anh – Thạc sỹ, phó trưởng phòng đào tạo trường đại học Điện lực

- Chị Đỗ Thu Hằng – Thạc sỹ, trưởng khoa bênh viện K Hà Nội

- Chị Phạm Thúy Hường – thạc sỹ, trưởng khoa bệnh viện nội tiết trung ương

- Anh Nguyễn Xuân Đức – phó bí thư Đảng ủy các cơ quan tỉnh Lào Cai

- Chị Nguyễn Thu Hương là 1 trong 2 nữ phi công đầu tiên của Việt Nam…

Ngoài các anh chị có tên ở trên, còn có biết bao anh chị là học sinh của trường đã trưởng thành trong học tập, lao động, công tác hiện là những tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cán bộ quản lý, giáo viên các trường đại học cao đẳng, chuyên viên các cấp công tác ở các cơ quan trung ương, ở các địa phương khác trên mọi miền Tổ quốc mà trong báo cáo này nhà trường chưa nêu tên hết được.

Cũng ra đi từ mái trường thân yêu của chúng ta, có nhiều anh chị học sinh của nhà trường đã học tập, lao động, công tác và trưởng thành trở về phục vụ trực tiếp tại tỉnh Lào Cai: Anh Nguyễn Văn Bích – chủ tịch hội đồng quản trị, bí thư Đảng ủy công ty Apatit Việt Nam, Anh …. Lợi – phó tổng giám đốc công ty Apatit Việt Nam, Anh … Phú – giám đốc nhà máy tuyển quặng tổng công ty Apatit Việt Nam, Anh Ngô Văn Ký – trưởng phòng kế toán xí nghiệp xây dựng tổng công ty Apatit Việt Nam, Anh Nguyễn Văn Chiến – phó giám đốc xí nghiệp xây dựng tổng công ty Apatit Việt Nam. Chị Lê Ánh Hằng – phó giám đốc sở nội vụ tỉnh Lào Cai, Anh Trần Quốc Việt – phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, Anh Nguyễn Văn Quyết – Phó giám đốc trung tâm văn hóa thể thao du lịch thành phố Lào Cai, Chị Nguyễn Thị Nhuận – Hiệu trưởng trường THCS Cam Đường, chị Nguyễn Bích Điệp – Hiệu trưởng trường THCS Bình Minh, Chị Nguyễn Thị Hương – Hiệu trưởng trường THCS Nam Cường, chị Tạ thị Luận – Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Đồng, đặc biệt có chị Khánh Vân học sinh của trường đã phấn đấu trưởng thành, chị được đề bạt là Hiệu trưởng của trường nhiều năm liền trước lúc nghỉ chế độ hưu trí.

Tiếp bước thế hệ đàn anh, đàn chị của nhà trường, dưới sự dìu dắt dạy bảo của đội ngũ các thày giáo, cô giáo đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp của nhà trường tiếp tục mang vinh quang  về cho nhà trường với các giải nhất, giải nhì, giải ba,…

Với sự trưởng thành và công lao cống hiến của lớp lớp thế hệ học sinh nhà trường trong 58 năm qua là rất to lớn và đáng được trân trọng. Sự trưởng thành và công lao cống hiến của các anh, các chị cho đất nước, quê hương, cho thành phố nơi sinh ra trường cấp II thị xã Cam đường trước đây và trường THCS Bắc Lệnh ngày nay đã làm rạng danh truyền thống nhà trường. Tấm gương phấn đấu và trưởng thành của các anh, các chị đi trước mãi mãi là gương sáng cho lớp lớp học sinh tiếp theo của trường noi theo. Trường cấp I + II thị xã Cam Đường và nay là trường THCS Bắc Lệnh mãi là niềm tự hào và ghi sâu công lao của các thế hệ nhà giáo./.

 

nguon VI OLET