Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

1-Thương mại.

            a-Nội thương.

            Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

            Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Bảng 31.1. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (%)

 

1995

2005

Khu vực Nhà nước

22,6

12,9

Khu vực ngoài Nhà nước

76,9

83,3

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

0,5

3,8

 

            Quan sát bảng 31.1, hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế của nước ta.

            -Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng từ 76,9 % (1995) lên 83,3% (2005)

            -Khu vực Nhà nước chiếm 22,6 %  (1995) và có xu hướng giảm mạnh còn 12,9 % (2005)

            -Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng mạnh từ 0,5 % (1995) lên 3,8% (2005)

            b-Ngoại thương.

            Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

            Bảng 31.2. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (%)

 

1990

1992

1995

1999

2005

Xuất khẩu

46,6

50,4

40,1

49,6

46,9

Nhập khẩu

53,4

49,6

59,9

50,4

53,1

 

            Quan sát bảng 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.

            -Trong giai đoạn 1990 đến 2005, nhập khẩu chiếm tỉ lệ ( > 50 %) cao hơn xuất khẩu, trừ năm 1992 xuất khẩu chiếm tỉ lệ (50,4 %) cao hơn nhập khẩu.

            -Xuất khẩu có xu hướng tăng không liên tục từ 46,6 % (1990) lên 46,9 % (2005)

            -Nhập khẩu có xu hướng giảm không liên tục từ 53,4 % (1990) xuống 53,1 % (2005)

            -Từ 1990 đến 1992, xuất khẩu tăng từ 46,6 % lên 50,4 % và nhập khẩu giảm từ 53,4 % xuống còn 49,6 %.

            -Từ 1992 đến 1995, xuất khẩu giảm từ 50,4 % xuống còn 40,1 % và nhập khẩu tăng từ 49,6 % lên 59,9 %.

            -Từ 1995 đến 1999, xuất khẩu tăng từ 40,1 % lên 49,6 % và nhập khẩu giảm từ 59,9 % xuống còn 50,4%.

            -Từ 1999 đến 2005, xuất khẩu giảm từ 49,6 % xuống còn 46,9 % và nhập khẩu tăng từ 50,4 % lên 53,1%.

            Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên.

Bảng 31.3. Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (tỉ USD)

 

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2005

Xuất khẩu

2,4

2,6

4,1

7,3

9,4

14,5

32,4

Nhập khẩu

2,8

2,5

5,8

11,1

11,5

15,6

36,8

 

            Quan sát bảng 31.3, hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.

            -Xuất khẩu tăng liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005)

            -Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên.

            -Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. Điều đó phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

            Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn (90 – 95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với giày dép).

            Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

            Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. Điều đó phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

            Quan sát bảng 31.3, hãy nhận xét tình hình nhập khẩu của nước ta .

            -Nhập khẩu tăng không liên tục từ 2,8 tỉ USD (1990) lên 36,8 tỉ USD (2005).

            -Từ 1990 đến 1992, nhập khẩu giảm từ 2,8 tỉ USD xuống còn 2,5 tỉ USD.

            -Từ 1992 đến 2005, nhập khẩu tăng mạnh từ 2,5 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD.

            Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

            Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

2-Du lịch.

            a-Tài nguyên du lịch.

            Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

            Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm : tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

            Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, bản đồ du lịch Việt Nam và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                                                                    

Hình 31.4. Các loại tài nguyên du lịch của nước ta

            b-Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.

            Ngành du lịch của nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

Bảng 31.5. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta

 

1991

1995

1997

1998

2000

2005

Khách nội địa (triệu lượt khách)

1,5

5,5

8,5

9,6

11,2

16,0

Khách quốc tế (triệu lượt khách)

0,3

1,4

1,7

1,5

2,1

3,5

Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng)

0,8

8,0

10

14

17

30,3

 

            Dựa vào hình 31.5, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta.

            -Khách nội địa tăng liên tục từ 1,5 triệu lượt khách (1991) lên 16 triệu lượt khách (2005)

            -Khách quốc tế tăng không liên tục từ 0,3 triệu lượt khách (1991) lên 3,5 triệu lượt khách (2005)

            -Từ 1991 đến 1997, khách quốc tế tăng liên tục từ 0,3 triệu lượt khách lên 1,7 triệu lượt khách.

            -Từ 1997 – 1998, khách quốc tế giảm từ 1,7 triệu lượt khách xuống còn 1,5 triệu lượt khách.

            -Từ 1998 – 2005, khách quốc tế tăng trở lại từ 1,5 triệu lượt khách lên 3,5 triệu lượt khách.

            -Số khách nội địa luôn cao hơn khách quốc tế, nhưng tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế (1166,7 %) cao hơn tốc độ tăng trưởng của khách nội địa (1066,7 %)

            -Doanh thu du lịch tăng liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng (1991) lên 30,3 tỉ đồng (2005)

            Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm có Hà Nội (ở phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía Nam), Huế - Đà Nẵng (ở miền Trung).

            Ngoài ra nước ta còn có một số trung tâm du lịch quan trọng khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ…

Câu hỏi và bài tập

            1-Dựa vào bảng số liệu dưới đây :

            Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta.

                                                                                                                 (Đơn vị : %)

 

1995

1999

2000

2001

2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

25,3

31,3

37,2

34,9

36,1

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

28,5

36,8

33,8

35,7

41,0

Hàng nông, lâm, thủy sản

46,2

31,9

29,0

29,4

22,9

 

nguon VI OLET