Chân nổi gân xanh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn phải biết

Nếu hai bắp chân xuất hiện nhiều gân xanh, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng ít được để ý điều trị kịp thời.

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Khi 1 người mắc suy gan tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành các tĩnh mạch vị suy yếu và giãn lớn ra.

Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên của cơ thể con người bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên có tác dụng nối 2 tĩnh mạch nông và sâu.

Do đó, cũng có 3 loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng phần đông là nữ giới trưởng thành bị mắc.

Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này. Tuy nhiên ở Việt Nam, căn bệnh này vẫn chưa được lưu ý đúng mức, Có đến 70% số người mắc căn bệnh này không biết mình bị bệnh tại Việt Nam.

2. Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường chia làm các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào thời gian có bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở các cấp độ khác nhau triệu chứng cũng có những biểu hiện khác nhau:

- Giai đoạn đầu: Các triệu chứng thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh có những biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều.

Vào thời điểm ban đêm, người bệnh thường gặp hiện tượng chuột rút (vọt bẻ), cảm giác có kiến bò trong ống chân.

Vì những triệu chứng này không rõ ràng nên rất hay bị người bệnh bỏ qua.

- Giai đoạn tiến triển: Người bệnh gặp các triệu chứng rõ ràng hơn như phù ở mắt cá chân hoặc bàn chân, các mạch máu nổi lên trên da thành những đường gân xanh và có thể thành từng búi. Khi dùng tay ấn vào thấy xuất hiện vết lõm trên da.

Lúc này, các tĩnh mạch bị giãn có thể nhỏ hơn 1mm, giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này nhỏ hơn 1 mm;  giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm và giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3 mm ở mặt sau vùng đùi.

- Giai đoạn nặng: Triệu chứng của giai đoạn này thể hiện rõ nhất ở việc lở lét trên chân. Vết loét ngày càng sâu và to, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh. Da sạm và phù.

Theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới, có thể chia làm 6 cấp độ sau:

- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.

- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.

- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.

- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.

- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.

- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

3. Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

- Những vùng bị giãn tĩnh mạch sẽ khiến cho chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch giảm sút gây nên hiện tượng loét da diện rộng.

Nếu không được điều trị và gặp 1 số vi khuẩn hư tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa) thì rất nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn máu.

- Giãn tĩnh mạch sẽ gây ra các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan.

Nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim).

Cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

theo Trí Thức Trẻ

nguon VI OLET