Gia Long Thành công được là nhờ các tướng tá hết lòng phò trợ, trong số đó có Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường. Nhưng cả hai đều bị giết hại trong khi Gia Long đang còn trị vì.
Nguyễn Văn Thành là người Thừa Thiên, theo Nguyễn Ánh từ khi mới khởi binh đánh Tây Sơn, chịu bao đắng cay khổ sở; sau khi đánh Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được công lớn, đứng đầu hàng công thần.
Khi ra lấy Bắc Hà, Gia Long triệu ông làm Tổng Trấn, giao cho xếp đặt mọi việc, chỉ mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị.
Sau đó, ông về kinh làm chức Trung Quân.
Nguyễn Văn Thành có người con trai là Nguyễn Văn Thuyên, thi đỗ cử nhân, thường hay làm thơ để giao du với những kẻ văn sĩ. Bấy giờ nghe Nguyễn văn Khuê và nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, Văn Thuyên bèn làm bài thơ sai tên Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời hai vị vào chơi. Bài thơ như sau: ( 1 )
Văn dạo Á Châu da tuấn kiệt
Hư hoài trắc dục cầu ty.
Vô tâm cửu bảo Kinh sơn phác,
Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn.
Cao cương minh phượng cửu thiên tri
Thư hồi nhược đắc sơn trung tế
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky.
Dịch nôm là:
Ái Châu nghe nói lắm người hay,
Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
Ngọc phát Kinh Sơn tài sẵn đó
Ngựa Kỳ kí bắc biết lâu thay.
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng gò d cao suốt chín mây
Sơn tể phen này dù gặp gỡ
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này

Tưởng bài thơ này là lời lẽ nói ngông mà thôi, không ngờ tên Hiệu đưa cho Nguyễn Hữu Nghi xem, Nguyễn Hữu Nghi là thuộc hạ của Nguyễn Văn Thành, một lần lỗi nhẹ mà bị Thành khiển trách, quở mắng rất nặng, chạy sang xin làm môn hạ cho tả quân Lê Văn Duyệt. Được trọng dụng, Nguyễn Hữu Nghi vẩn không quên âm mưu trả thù Nguyễn Văn Thành. Nhân bài thơ này,Nghi đem cho Lê Văn Duyệt xem. Lê Văn Duyệt lại có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành nên nắm lấy cơ hội, vào tâu vua. Nhưng vua Gia Long cho là " Thuyên còn trẻ, ưa lối thơ nghông nghêng, chưa đủ căn cứ để kết án.
Nguyễn Hữu Nghi xúi Nguyễn Trương Hiệu đưa bài thơ ra dọa Nguyễn Văn Thành. Thành liền bắt Hiệu và cả con mình giao cho các quan dinh Quảng Đức điều tra. Bị tra tấn mấy ngày đêm liền, Nguyễn văn Thuyên thú nhận là có mưu phản. Thế là các triền thần ủng hộ Lê Văn Duyệt thi nhau tố cáo Nguyễn Văn Thành xin nhà vua nghiêm trị.
Uất ức quá, một hôm khi bãi triều, Nguyễn văn Thành chạy theo nắm lấy áo Gia Long mà khóc rằng:
- Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé mà lại không cứu?
Gia Long giật áo ra, bỏ vào cung, từ đó cấm Thành không được vào chầu và sai Lê Văn Duyệt đem Nguyễn Văn Thuyên ra tra hỏi một lần nữa. Nguyễn Văn Thuyên lại thú nhận tội của mình.
Gia Long được tin, truyền bắt giam Nguyễn Văn Thành để chờ đình thần xét án.
Thành và mấy người con bị bắt giam ở trong trại quân Thị Trung. Hôm đình thần tra án rồi, Thành ra nói với Thị Trung Thống Chế là Hoàng Công Lý rằng:
- Án xong rồi, vua khiến tôi phải chết, nếu không chết thời không phải là tôi trung .
Rồi uống thuốc chết ở trại quân. Có người đem bài biểu trần tình dâng lên Gia Long xem. Gia Long có vẻ thương tiếc, sai một Chánh Đội Trung Quân và 30 tên lính coi việc tang cho Thành, hoàn trả áo mão, lại ban cho 500 quan tiền, 3 cây gấm, 10 cây vải, 10 cây lụa, mấy người con bị giam đều được tha cả.
Đặng Trần Thường người ở Chương Đức ( tức Huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông) có tài văn học, trốn Tây Sơn váo Gia Định, theo giúp Gia Long, làm đến Bình Lộ Thượng Thư. Một lần, vì làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc làm tướng nhà Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém. Nhưng rồi Thường lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Chất mới bới những việc sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành, có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Thường lại bị bắt giam. Trong ngục, Trần Thường tỏ ý mỉa mai, đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo.
Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài Hàn Vương Tôn Phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán .
( Theo Việt Nam sử lược và Quốc Triều Chỉnh Biên )

Gia Long có hai bà phi được phong làm Hoàng Hậu là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu ( mẹ Hoàng tử Cảnh ) và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu ( Mẹ Minh Mạng ); nhà vua còn sách phong cho bà Lê thị Ngọc Bình ( con vua Lê Hiển Tông, em Ngọc Hân Công Chúa ) làm Đệ Tam Cung. Bà này sinh được hai Hoàng Tử là Quảng Oai Công và Thường Tín Quận Vương.
Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu họ Tống. Năm lên 18 tuổi, Nguyễn Ánh cưới bà đầy đủ nghi lễ truyền thống và tấn phong làm Nguyên Phi. Bởi tính tình cẩn trọng, cử chỉ đoan trang, nên bà được Nguyễn Ánh rất quý trọng.
Mùa thu năm Quý Mão ( 1873) Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải chạy ra đảo Phú Quốc, sau đó thấy tình hình nguy ngập, Nguyễn Ánh gửi Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc ( Pigneau de Béhaine) qua Pháp xin cầu viện. Lúc ấy, Hoàng Tử Cảnh mới 4 tuổi. Bá Đa Lộc lạy xin thọ mạng. Nguyễn Ánh và bà Nguyên phi lau nước mắt đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp. Sau khi Hoàng Tử Cảnh đi rồi, Nguyễn Ánh lấy một thoi vàng chặt đôi ( một thoi 20 lượng ) trao cho bà , một nữa và căn dặn :
- Con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi sang Xiêm. Vậy Phi phải ở lại đây ( Phú Qiốc ) để cung phụng Quốc Mẫu ( tức bà Thiếu Khương , vợ của Nguyễn Phúc Luân ) chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào, vậy lấy vàng này làm tin .
Trong những ngày Nguyễn Ánh bôn tẩu, khi ở Xiêm, lúc ở Việt, bà vẫn một mình hầu hạ mẹ chồng. Ngoài việc hầu hạ mẹ chồng, bà còn thân hành may dệt nhung phục cho quân lính. Một lần, quân Nguyễn giao chiến với quân Tây Sơn, đến hồi quyết liệt, quân Nguyễn núng thế, muốn rút lui, bà tự tay nổi trống thúc quân, quân Nguyễn Ánh hăng hái trỏ lại, xông lên và cuối cùng thắng lợi .
Sau ngày thu phục đất nước, Gia Long hỏi bà nửa thoi vàng năm xưa, bà đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thoi vàng và bảo rằng:
- Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết.
Dứt lời, Gia Long lấy nửa thoi vàng của mình ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên Phi, rồi trao hết cho bà.
Cuộc tình duyên của bà Tam Cung Lê thị Ngọc Bình với Gia Long cũng khá lạ kỳ. Sau khi thắng trận trở lại Phú Xuân, Nguyễn Ánh gặp bà vợ trẻ của Quan Toản là công chúa Ngọc Bình đang còn ở lại trong cung, không kịp chạy theo vua Tây Sơn. Say mê trước sắc đẹp của bà, Nguyễn Ánh quyết định lấy bà, sau đó đã phong làm Đệ tam Cung .
Bà Ngọc Bình lấy hai đời chồng đều làm vua ( Cảnh Thịnh và Gia Long) nên trong dân gian có câu ca dao:
Số đâu có số lạ lùng!
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.
Cũng là một sự trớ trêu! Nguyễn Huệ Quang Trung chồng bà Ngọc Hân công chúa; Nguyễn Ánh Gia Long chồng bà Ngọc Bình, em Ngọc hân; hai kẻ cừu địch không đội trời chung ấy lại trở thành anh em " cột chèo " !
Đó là những bà phi đặc biệt và nổi tiếng. Còn các bà phi khác trong Hoàng Cung, những gần một trăm bà, lại xảy ra bao chuyện rắc rối. Bài báo của Michel Đức Chaigneau đăng trong tờ " Le monniteur de la Flotte xuất bản năm 1858 tường thuãt như sau:
- " Khanh sẽ không ngờ rằng cái gì đợi Trẫm ở đây kia ( Ngài chỉ vào hậu cung của Ngài) khi Trẫm rời khỏi nơi đây, ở đây Trẫm được hài lòng vì Trẫm nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu biết Trẫm, và khi cần họ vâng lệnh Trẫm răm rấp, còn ở
đằng kia Trẫm gặp phải một lũ quỉ xứ thật sự . Chúng cãi vả nhau, n gược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả cũng chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì Trẫm sẽ luôn luôn cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tấc cả. Vì Trẫm không biết ai sẽ nhương nhịn ai trong cơn giận dử " .
Sau một lúc im lặng Ngài tiếp: " Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc " ( vừa giả giọng và điệu bộ của một người đàn bà trong cơn giận dữ; Ngài vừa thét):
- Muôn tâu Bệ Hạ, Hoàng Bệ Hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử ".
Nhà vua phì cười, rồi nhìn vị đối thoại của Ngài như để gơi ý. Vị quan Pháp cũng cười ngất, nhất là bản kịch câm của nhà vua và những tiếng la hét của Ngài để bắt chước sự giận dữ của các cung phi. Ông tâu: " Việc đó rất dễ, Hoàng Thượng có thể giảm bớt mối sầu khổ của họ bằng cách hạn chế số Cung Phi " .
Nhà vua ngắt lời:
- Suỵt ! Hãy nói khẽ! Nói khẽ !
Ngài cho những lính vệ và những hộ vệ quân đã theo Ngài khắp nơi được phép lui ra và nói tiếp ; " Ồ ! Ông Chaingneau, nếu các quan đồng liêu của Khanh nghe được điều Khanh vừa mới nói ra đó, họ sẽ trẻ thành những kẻ thù vĩnh viễn của Khanh, Khanh không biết rằng các Cung Phi hầu hết đều là con gái của các quan ư ? Này, mặc dù số tuổi của Trẫm đã đáng kể, nhưng không bao lâu b nữa, một vị quan sẽ dâng hiến cho Trẫm con gái của ông ta. Trẫm không thể từ chối được, vì như thế, Trẫm sẽ chọc tức ông ta và cùng đau đớn. Ở đây chính là một vinh dự và một sự đắc ý đối với một ông quan có con gái được vào Hoàng Cung, và đối với Trẫm đó là một sự bảo đảm chắc chắn nhất về lòng trung thành của ông ta. Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nha61t là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông. Nếu Trẫm ghét bỏ mợt một trong các cung phi của Trẫm, thì nó sẽ than phiền với thân phụ nó ngay, và nếu không sỉ nhục to tiếng trước tuổi tác già nua của Trẫm, thì ông ta cũng khéo léo gieo rắc giữa các quan những sự đồn đại vụn vặt về Trẫm, sẽ làm cho Trẫm mang đầy sự lố bịch trước đôi mắt của thần dân".
Hẳn đó là lời bộc bạch chân tình của một ông vua trước một người nước ngoài. Câu đánh giá của Gia Long về phụ nữ ở thế kỷ XIX thật thú vị:
" Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông". Đó là câu đánh giá của một ông vua thời phong kiến, theo chế độ đa thê. Còn bây giờ, ở những đất nước theo chế độ độc thê, không hiểu câu đó có còn đúng không? 

Để chọn được nơi yên nghĩ cuối cùng, Gia Long đích thân duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo, giám sát tiến bộ thi công. Công cuộc chuẩn bị khá chu đáo. Nhà vua muốn theo cách hiệp lăng của thời trước, nên tập trung nhiều lăng mộ trong hàng
quyến thuộc ở khu vực Thiên Thọ Sơn.
Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 ngọn núi lớn nhỏ, trong đó Ddại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng.
Được giao nhiệm vụ xem xét núi non tìm phúc địa mai táng nhà c vua là đại thần Tống Phúc Lương Thượng Thư Bộ Binh Phạm như Đăng và thầy địa lý Lê Duy Thanh, con trai Lê Quý Đôn. Phải bói đến bảy lần, Lê Duy Thanh mới chọn được thế đất có long mạch tốt. Được tin , Gia Long thân hành cỡi voi đến nơi xem xét, nhưng không đồng ý, nên đã chọn nơi mai táng hiện nay. Gia Long nói với Lê Duy Thanh một cách nghiêm nghị:
- Nếu người ta đề cập đến long mạch thì nơi đây thật chíng là nơi thích hợp cho một " lăng ". Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chổ này để chôn cho nhà ngươi phải không? ".
Duy Thanh van xin, Gia Long mới tha tội.
Trước khi khởi công, nhà vua lại khiến Hoàng Tử thứ tư bói một lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng:
- Đại Cát Hanh
Nghĩa là rất tốt và hanh thông.
Trong những ngày thi công, khi Gia Long lên giám sát, một trận gió xoáy mạnh đột ngột làm sập ngôi nhà mà Gia Long đang trú. Gia Long nhảy vào một cái hố, bị thương ở trán và mí mắt, chân bị đập do một thanh xà nhà rơi trúng. Hai Hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác bị  chết. Gia Long không trừng phạt các quan thí công, lại cấp tiến bạc, thuốc men chạy chữa và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn để giúp cho các nạn nhân bị tai nạn.
Ngày nay, đến thăm lăng Gia Long, ta sẽ thấy một khung cảnh hoành tráng bao quanh lăng mộ nhà vua. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án, ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái và bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi lập thế " Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ ".
Nằn chính giữa trên một quả đồi bằng phẳng là hai ngôi mộ song song: Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
Hai người đã cùng chia xẻ ngọt bùi, cay đắng qua bao nhiêu năm gian truân cho đến lúc thành công, lập nên Vương Triều nhà Nguyễn.
( Theo Quốc Triều chính biên và Đại Nam thực lục ) 

nguon VI OLET