TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH.

Trường THCS Lê Lợi – Tiền thân là trường cấp I Cam Thủy được xây dựng từ năm 1974 do Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 của Lê Mã Lương khi đó ông mới 24 tuổi, mang quân hàm đại úy với chức danh Chủ nhiệm chính trị của trung đoàn đã giúp dân xây dựng (tại nền nhà bà Túy đội 4 Lâm Lang 2 hiện nay). Những ngày Quảng trị mới giải phóng thật bộn bề. Lê Mã Lương cùng đồng đội vừa sẵn sàng chiến đấu vừa cùng các thầy, cô giáo miền Bắc thu dọn từng mảnh bom, trái pháo để lấy chổ dựng lên ngôi trường đầu tiên cho con em Cam Lộ. Trên trận địa chưa hết khói bom và tiếng súng ấy, cuộc sống bắt đầu hồi sinh. Người lính ấy bây giờ là Anh hùng LLVTND – Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam - Thiếu tướng Lê Mã Lương. Tuy ban đầu trường chỉ là mái tranh vách đất, nhưng  nơi đây đã  tập trung con em 4 xã: Cam Thanh, Cam An, Cam Thủy, Cam Hiếu  tham gia học tập trong những ngày đầu quê hương giải phóng.Hội đồng sư phạm lúc đó chỉ có 16 – 17 cán bộ giáo viên do thầy Nguyễn Thoại làm hiệu trưởng. Số học sinh cấp II phải lên học ở Cam Thành (trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay). Giáo viên phần lớn là người các vùng quê xa xôi đến đây công tác, điều kiện ăn ở chủ yếu nhờ vào nhà dân. Điều kiện của trường hết sức khó khăn vì quê hương mới được giải phóng (1972) lại là một vùng quê nghèo, tuy nhiên thầy trò đã cùng nhau vượt qua những khó khăn thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học.

 

lemaluong3

 

Năm học 1977-1978 trường được tiếp quản khu trường Đảng (cũ –chính là khu tập thể giáo viên ngày nay), điều kiện về phòng học có khá hơn, số lượng phòng học tăng lên và điều kiện sinh hoạt của giáo viên có phần thuận lợi hơn, nhưng vẫn chỉ là những phòng học tạm, các lớp được chia theo ca để học.

Theo nhu cầu của xã hội, từ năm 1979 – 1980 trường Phổ thông cấp I cam Thủy đã được đổi thành trường Phổ thông cấp I, II Cam Thủy (Lúc này có thêm các khối lớp cấp II) do thầy Hà Văn Viện làm hiệu trưởng và Hội đồng sư phạm gồm 35 cán bộ giáo viên. Từ năm học này trường được chuyển sang địa điểm mới – là khu trường hiện nay, gồm một dãy nhà ngói có năm phòng học và một dãy nhà vách đất có 2 phòng học. Mọi hoạt động, sinh hoạt của Hội đồng sư phạm phải dựa vào các phòng học, chưa có phòng riêng cho ban giám hiệu mà chỉ ngăn một phòng nhỏ của phòng họp để làm phòng hiệu trưởng.

Đến tháng 8/1990 theo Quyết định của UBND thị Đông Hà trường tách riêng khối cấp I, cấp II và đây là một trong bốn trường cấp I, II đầu tiên được tách riêng của phòng giáo dục Đông Hà, lúc này trường đổi tên thành trường THCS Cam Thủy do thầy Nguyễn Quy làm hiệu trưởng. Tuy điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa có gì thay đổi nhưng thầy trò vẫn phấn đấu với mục tiêu dạy thật tốt học thật tốt.Năm học 1990 – 1991 năm đầu tiên tách trường tổng số học sinh của trường là 218 em, tuy học sinh giỏi các cấp chưa có nhưng học sinh giỏi trường đạt 3,3% học sinh khá đạt 20,9% đội ngũ giáo viên đầy tâm huyết, nhiệt tình đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh và học sinh để cùng khắc phục những khó khăn của trường. Cuối năm học có 2 chiến sĩ thi đua và 7 giáo viên tiên tiến xuất sắc.Đến năm học 1992 -1993 tổng số học sinh toàn trường là 222 em, thầy giáo Trương Hữu Bích làm hiệu trưởng, chất lượng dạy và học dần dần được nâng cao hơn, đây là năm đầu tiên trường có giải học sinh giỏi cấp huyện:  đạt 5 giải.Năm học 1994 -1995 sau 5 năm chia tách, trường đã có 2 em học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 4 em đạt giải cấp huyện và có 3 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua, 2 giáo viên đạt giỏi cấp huyện, trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.Đặc biệt trong 3 năm học 1995 -1996, 1996 -1997, 1997 -1998 trường đã dẫn đầu nền giáo dục của huyện Cam Lộ và liên tục đạt trường tiến cấp tỉnh. Cả 3 năm liền trường đều có học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh số lượng cán bộ giáo viên đạt giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện và chiến sĩ thi đua tăng lên: 4 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua và giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.Năm học 2003 – 2004 với tổng số 507 học sinh, 31 cán bộ giáo viên trường đã có một mùa bội thu cả về chất lượng dạy và học (10,6% loại giỏi) cũng như các giải  học sinh giỏi các cấp: đạt 5 giải cấp tỉnh, 26 giải cấp huyện.Ngày 25 tháng 01 năm 2005 theo Quyết định của UBND huyện Cam Lộ trường được đổi tên là trường THCS Lê Lợi. Chúng ta tự hào khi trường được mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê, mở ra một thời kỳ thịnh vượng cho đất nước. Năm học 2007 -2008 vừa qua, trường đã đạt 4 giải HSG cấp tỉnh, 17 giải HSG cấp huyện. Trong đó có 4 em dự thi Tin học trẻ không chuyên và đã đạt 7 giải. Năm học 2008 - 2009 tổng số học sinh 405 em, Hội đồng sư phạm gồm 35 cán bộ giáo viên, cô giáo Phan Thị Phương Lan làm hiệu trưởng. Với chủ đề năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là năm học tiếp tục cuộc vận động “ Học  tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “2 không” của Bộ giáo dục đào tạo, trường đã tổ chức nhiều hoạt động dạy và học, chuyên đề, ngoại khóa sôi nổi, mở các “lớp học tình thương” nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện địa phương còn quá nhiều khó khăn. Trường đã tổ chức kết hợp nhiều biện pháp, giải pháp để cố gắng hạn chế tối đa số học sinh yếu về văn hóa và cá biệt về đạo đức. Kết thúc kì I trường đã có 20 em đạt giải HSG cấp Huyện, trong đó có 1 giải nhất và 3 giải nhì, đặc biệt có 8 giải Tin, 5 giải Văn cấp huyện với chất lượng giải khá cao, là trường dẫn đầu toàn huyện chất lượng môn Tin học. Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước, đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã khá hoàn thiện, học sinh có đủ điều kiện để mở mang kiến thức, trí tuệ và được học tập trong một môi trường đảm bảo "Xanh - Sạch - Đẹp - an toàn - thân thiện". So với những năm 80-90 thì hiện nay được coi là một cuộc "đổi đời" đối với học sinh vùng nông thôn còn nhiều khó khăn như xã Cam Thủy này. Sau 19 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành trãi qua bao thăng trầm khó khăn thử thách trường THCS Lê Lợi ngày càng khang trang, đổi mới. Có thể nói hiện tại trường THCS Lê Lợi là một trong rất ít trường trong toàn tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, khuôn viên khang trang sạch đẹp đến như vậy. Đó là những điều kiện thiết thực giúp đỡ và động viên thầy trò cùng vững bước tiến lên.Để xứng đáng với công lao và tiếp nối truyền thống các thế hệ thầy và trò đi trước. Ngày nay thầy trò chúng ta cần phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đẩy mạnh chất lượng dạy và học, đặc biệt chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi đồng thời tăng chất lượng giáo dục đại trà, xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách thực chất có chiều sâu, từng bước khẳng định lại vị thế của nhà trường trong nền giáo dục huyện nhà.

nguon VI OLET