LỜI NÓI ĐẦU          Vô Tranh là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, diện tích: trên 42.000m , dân số: trên 9.200 người, gồm 9 dân tộc sống trên địa bàn xã: kinh, hoa, tày, nùng, sán dìu, dao, cao lan, san chí, mường, … Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lục Nam, cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, trong những năm qua điều kiện kinh tế của xã đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục có nhiều đổi mới. Xã có 2/4 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ học sinh ra lớp và phổ cập độ tuổi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, góp phần nâng cao tiêu chuẩn PCTH, THCS, PCTH đúng độ tuổi, … Nhìn chung chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương có nhiều chuyển biến và tiến bộ.                                    NỘI DUNGI - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG     1 – Đặc điểm chung          Trường THCS Vô Tranh là một trường có bề dày truyền thống trong hệ thống giáo dục của huyện Lục Nam, được thành lập ngày 15/9/1969. Khi mới thành lập, trường có 2 lớp với 47 học sinh. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã có 19 lớp với 616 học sinh, 47 cán bộ giáo viên. Trong nhiều năm qua, trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành và của địa phương giao cho: 10 năm trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2007, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba năm 2008, được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào ngày 16/1/2006.     2 – Thực trạng dạy - học, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và các hoạt động khác của nhà trường          2.1 – Tổ chức bộ máy (năm học 2011-2012)               2.1.1 – Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên          Đội ngũ cán bộ quản lí        100% cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; 83% là Đảng viên; 66% đội ngũ cán bộ quản lí có tuổi đời dưới 45, có năng lực, trẻ, khỏe, nhiệt tình; 85% có thâm niên quản lí dưới 10 năm.         Đội ngũ giáo viên và nhân viên          Bảng 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên Tỉ lệ giáo viên/lớp = 1,97 đủ với qui định biên chế; 98,5% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; 1 giáo viên đang theo học cao đẳng và hoàn thành vào cuối năm 2011. Các môn đều có giáo viên cốt cán có trình độ chuyên môn vững vàng, giữ vai trò hạt nhân của bộ môn và của tổ chuyên môn.               2.1.2 – Học sinh          Trung bình học sinh/lớp hợp lí, đảm bảo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.               2.1.3 – Các tổ chức đoàn thể          Tổ chức cơ sở Đảng          Chi bộ nhà trường đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo mọi hoạt động của nhà trường. Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng Đảng đã phát triển mạnh, trong đó có công tác phát triển Đảng được chi bộ thực sự quan tâm. Mỗi năm chi bộ kết nạp được từ 2 đến 3 Đảng viên mới. Hiện nay chi bộ nhà trường có 16/47 Đảng viên, chiếm tỉ lệ 34,04%. Chi bộ được công nhận trong sạch và vững mạnh 5 năm liên tục từ 2006 đến nay.          Tổ chức công đoàn          Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhà trường, công đoàn thực sự phát huy vai trò dân chủ, vận động các Đoàn viên trong nhà trường tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Ngoài ra công đoàn còn chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho Đoàn viên, nhiều năm công đoàn được công nhận công đoàn vững mạnh xuất sắc.          Tổ chức Đoàn thanh niên, công tác Đội          Chi đoàn nhà trường gồm: 16 Đoàn viên, 613 Đội viên.          Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, chi đoàn và liên đội đã chủ động tham gia tích cực vào các phong trào thi đua, duy trì và củng cố tốt nề nếp trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.          Nhiều năm qua chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc, liên đội vững mạnh, được xã Đoàn và huyện Đoàn khen thưởng.          2.2 – Các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học               2.2.1 – Cơ sở vật chất          Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I vào ngày 16/1/2006, nhìn chung qui mô trường lớp phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong xã. Tuy nhiên số phòng học và phòng chức năng còn thiếu, đã xuống cấp, nên học sinh vẫn phải học 2 ca, dẫn đến một số hoạt động chuyên môn còn bị hạn chế.               2.2.2 – Trang thiết bị dạy học          Cùng với công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông cần đẩy mạnh với công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường. Vì vậy trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được cấp trên tăng cường đầu tư. Ngoài ra, trường còn tích cực mua sắm trang thiết bị, bổ sung, phát động phong trào tự làm, cải tiến, sử dụng và bảo quản đồ dùng tốt.               Tuy nhiên một số trang thiết bị đồ dùng đầu tư còn bất cập như: độ bền, độ chính xác, độ hợp lí, … trang thiết bị nhiều năm đã xuống cấp. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được chú trọng nhưng chưa có chiều sâu.               2.2.3 – Tài chính          Nhà trường thực hiện quản lí tài chính theo đúng qui định. Thực hiện nghiêm túc các khoản thu từ học sinh theo đúng hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện chi đúng, chi đủ, kịp thời chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên và nhân viên.          Thực hiện các khoản chi tiêu nội bộ đúng kế hoạch đã xây dựng, ưu tiên kinh phí cho hoạt động chuyên môn. Thực hiện 3 công khai theo hướng dẫn của ngành và phòng tài chính, đầy đủ và kịp thời.              2.3 – Thực trạng các mặt giáo dục          Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong 3 năm học gần đây:
Năm học Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
2008-2009 650 355 54,6 232 35,7 61 9,4 2 0,3
2009-2010 626 368 58,8 196 31,3 62 9,9 0 0
2010-2011 613 364 59,3 192 31,3 57 9,3 0 0
TB cộng 1889 1087 57,5 620 32,8 180 9,5 2 0,1
           Trung bình 3 năm gần đây có 90,4% học sinh xếp loại hành kiểm tốt và khá; nhưng vẫn còn một số học sinh ham mê trò chơi điện tử và bi a dẫn đến bỏ giờ, bỏ tiết, học kém và bỏ học giữa chừng.               2.3.2 – Giáo dục văn hóa          Thực hiện chương trình chất lượng giáo dục toàn diện          Nhà trường thường xuyên triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh những yêu cầu đổi mới của năm học. Nhà trường thường xuyên duy trì tốt nề nếp dạy học; chỉ đạo chuyên môn sát, đúng với chương trình, kế hoạch và các văn bản của Bộ và Sở GD&ĐT. Hầu hết giáo viên có ý thức tự giác, chấp hành tốt qui chế chuyên môn, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức.          Hàng năm nhà trường tổ chức các kì thi khảo sát định kì, giữa kì, thi cuối kì, thi thử vào cấp 3, … theo tinh thần “Hai không” đảm bảo cho điểm chính xác, công bằng.          Bảng 6: Kết quả xếp loại văn hóa trong 3 năm học gần đây:
Năm học Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
2008-2009 650 42 6,5 257 39,5 318 48,9 33 5,1 0 0
2009-2010 626 40 6,4 251 40,1 306 48,9 27 4,3 2 0,3
2010-2011 613 50 8,1 247 40,3 251 41 61 9,9 4 0,6
TB cộng 1889 132 7,0 755 40 875 46,3 121 6,4 6 0,3
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn thi vào THPT                    Bảng 7: Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện 3 năm gần đây
Năm học Số giải đạt được Xếp thứ
2008-2009 35 giải cấp huyện, cấp tỉnh 1 5/30 trường
2009-2010 36 giải cấp huyện, cấp tỉnh 1 4/30 trường
2010-2011 32 giải cấp huyện. cấp tỉnh 1 8/30 trường
          Bảng 8: Kết quả thi tốt nghiệp THCS và đầu vào THPT trong 3 năm học gần đây
  Năm học Thi tốt nghiệp (%) Thi vào lớp 10 THPT
 Của trường  Của huyện Điểm bình quân của trường Điểm bình quân của huyện Xếp thứ trong huyện  Ghi chú
2007-2008 96,5% 97%       Xét tuyển
2008-2009 95% 95,6% 3,56 4,16 26/30  
2009-2010 92% 95% 4,26 5,14 25/30  
2010-2011 92,1% 92%        
          2.4 – Công tác xã hội hóa giáo dục          Hàng năm nhà trường chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương, đồng thời chủ động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.          Nhà trường tổ chức tốt Hội nghị PHHS đầu các năm học, củng cố ban đại diện PHHS. Công tác phối kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội được thực hiện có hiệu quả. Hàng năm Hội PHHS đóng góp quĩ khuyến học từ 15 đến 20 triệu đồng để khen thưởng, đầu tư cho giáo viên, học sinh học tập và giảng dạy đạt kết quả cao.                    Tuy nhiên công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chỉ dùng lại ở mức độ nhất định, chưa thực sự thu hút được các nhà hảo tâm. Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc công nhận trường chuẩn lần II còn chậm hơn so với kế hoạch.
nguon VI OLET