Thiệu Trị ( 1840 - 1847 )

Vua Thiệu Trị là người thích làm thơ, đi đâu cũng có thơ ngự chế. Vườn Cơ hạ do ông xây dựng lại đã được nhà vua ngự chế để ca tụng cảnh sắc ở đây, gồm 14 bài thơ. Nguyên các vật liệu của vườn Cơ Hạ là từ vườn Thư Quang dưới triều Minh Mạng được dỡ đi làm lại. Vua sai Chưởng Vệ Tôn Thất Nghi, Thư Thống Chế Hoàng Văn Cưu, Hoàng văn Hậu quản lỉnh 1800 biền binh chọn ngày tốt khởi công làm. Đô Ngự Sử Viện Đô sát Hà Thúc Lương dâng sớ xin đình chỉ làm vườn Cơ Hạ cho đở tốn phí tổn. Vua truyền chỉ nghiêm quở. Lại sắc cho bộ Công Phàm những người làm việc đều ban thưởng chu đáo. Vườn làm xong đặt các tên : phía Nam gọi là Khâm Vân điện, phía Bắc gọi là Thưởng Thắng lâu, phía Đông gọi là Minh Lý thư trai, phía
Tây gọi là Thận hiên, khoảng giửa gọi là Quang Biểu các, chung quanh gọi là Tứ Phương Ninh bật hồi lang, hồ gọi là Minh Hồ, cầu gọi là Kim Nghê Kiều, núi gọi là Tỉnh An Sơn, đổi hoành biển ở Thọ An Sơn môn gọi là Cơ Hạ Viên, Thượng Uyển môn , Qui mô rộng rãi hơn trước rất nhiều.
Vua thường ngự đến chơi vườn Cơ Hạ, có khi gọi cả các quan đến để giải quyết công việc công việc , lại ngự chế các bài thơ về 14 cảnh:
Điện Khai văn Yến ( mở tiệc văn ở trên diện )
Lầu thưởng Bồng Châu ( thưởng cảnh tiên ở trên lầu )
Các minh tứ chiếu ( gác soi sáng cả bốn mặt )
Lang tập quần phương ( hành lang có đủ các loài hoa)
Hiên Sinh thi tứ ( hiên này tứ thơ)
Trai tả thư hoài ( nhà trai toát ra tâm hoài văn thư )
Trì lưu liên phương ( thuyền hoa ven sen để ở hồ )
Sơn sực tùy đình ( Đình cây tùng đứng sững trên núi )
Thủy tạ phong quang ( Gió mát ở thủy tạ)
Nghê kiều tế nguyệt ( Mặt trăng sáng chiếu vào chỗ cầu vồng )
Vũ giang điếu đỉnh ( Thuyền câu ở sông Vũ Giang )
Tiên Đông phương tung ( dấu thơm ở động tiên)
Hồ tân liễu lăng ( sóng như lá liễu ở bên hồ )
Đảo thụ oanh thanh ( tiếng oanh kêu ở cây trên đảo )
Sau khi làm xong, Thiệu Trị đòi các quan văn ứng chế ( 1 )
Có lần ngự chơi vườn này, Thiệu Trị đòi các hoàng thân và quan văn vào chầu thưởng bông mẫu đơn, làm thơ tức cảnh. Ông ban rằng:
- Nay làm thơ ứng chế, cả thảy 18 người, vừa đúng 18 học sĩ đời Đường được lên cõi DinhChâu ( 2 ) . Ban cho mỗi người một bút, giấy mực và nghiên. Vua tôi xướng họa, sáng tác thi ca trong vườn Cơ Hạ dưới ánh trăng trong .
Mười tám người trong hội thơ dưới triều Thiệu Trị cho ta liên tưởng đến Tao Đàn nhị thập bát tú triều Lê Thánh Tông. Đây là một hội thơ có lẽ được thành lập ở cung đình triều Nguyễn đầu tiên. Sau đó là Mặc Văn thi xã do Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương sáng lập, rồi Hương Bình thi xã của cụ Ưng Bình Thúc Giạ và Thảo Am Nguyễn Khoà Vy. Những thi đàn tiêu biểu cho xứ Huế đẹp và thơ .
( Theo Quốc triều chính biên và Đại Nam thực lục )
-------------------------------------
1 ) Vâng mạng ( mệnh ) vua mà làm văn chương
2 ) Nghĩa là cỏi tiên. Đời Đường có 18 quan văn được lựa vào chầu phủ Thiên Sách, người ta cho là vinh hiển cũng như lên cõi tiên vậy.
nguon VI OLET