Tự Đức IV


TÀI BÔNG LƠN CỦA MỘT KÉP HÁT
Sau khi bị mất 6 tỉnh ở Nam Kỳ, vua Tự Đức rất buồn phiền, suốt ngày trầm tư, không cười, ít nói. Để vua giải khuây, triều thần đề nghị cho đội tuống Thanh Bình vào trình diễn để vua xem. Bà Từ Dũ Hoàng Thái Hậu lại hứa ban thưởng cho ai đem lại nụ cười cho vua. Đội Vung - Đội trưởng đội tuồng Thanh Bình- xin đảm nhiệm việc ấy.
Khi đội Vung ra sân khấu thì vua Tự Đức đang hút thuốc lá. Đội Vung đang sắm vai vua, thấy vậy chạy lại gần Tự Đức nói:
- Cho tớ hút một hơi.
Vua Tự Đức đang buồn phiền thấy vậy cũng phải phì cười nói " mi táo gan hè " và tha cho cái lỗi phạm thượng ấy.
Đội Vung, sau buổi biểu diễn ấy, được lãnh thưởng của Hoàng Thái Hậu.
CÁP TÔ VĂN NGỒI TÙ
Đội Vung là kép giỏi của đoàn tuồng Thanh Bình, có tội phải vào tù, vì bị phát giác nằm trên máng xối của điện Thái Hoà để nghe bàn quốc sự, sau vụ Đoàn Trưng đột nhập Kinh Thành, mưu việc đưa Đinh Đạo lên ngôi không thành.
Nhân một buổi diễn tuồng cho vua Tự Đức xem, vai Cáp. Tô Văn không ai thủ xuất sắc, đội trưởng đội tuồng bẩm lại với vua cho thay tuồng khác.
Tự Đức hỏi lại lý do, đội trưởng mới tâu lại là phi đội Vung, không ai thủ nỗi vai Cáp Tô Văn, một tướng dữ đời Đường , suýt giết được vua Đường nếu không có Tiết Nhơn Quý phò trợ.
Vua Tự Đức đang lúc muốn xem tuồng , liền phán cho người vào tù kêu đội Vung cho ra tù đóng Cáp Tô Văn.
Xong việc, Cáp Tô Văn vào ngồi tù lại.
TIÊU TÁN SÁNG TẠO ĂN GAN
Tại nhà hát Duyệt Thị Đường , kép đóng vai " Tiêu Tán ăn gan " thật xuất thần. Vả khuôn mặt , tay chân , điệu bộ rất hấp dẫn người xem. Vua Tự Đức cũng bị tài nghệ kép hát lôi cuốn, hứng chí bảo nhỏ với quan bộ Lại ngồi cạnh bên:
- Ghi mau cho Trẫm, tên này được phong hàm bát phẩm.
Nhưng Tiêu Tán đang lúc say sưa diễn, muốn " sáng tạo thêm chút ít ", do ăn gan đã hết, đến khúc ruột , gặp khúc ruột thúi , nên phun phì phì. Thấy vậy , Tự Đức nổi giận:
- Nó diễn trước mặt Trẫm mà dám phun thứ hôi thói ấy, mau xoá bát phẩm.
VÌ SAO LẠI SỬA TUỒNG BÀN DÂN GIAN

Nhân ngày khánh tiết, bà Từ Dũ Cho vời đoàn Thanh Bình vào hát trước sân cung Thọ Ninh cho các bà Thái Hậu xem. Hôm ấy đoàn hát tuồng truyện , vở Đường Chinh Tây, lớp " Phàn Lê Huê tru huynh sát phụ ". Các diễn viên đóng rất đạt. Đặc biệt là Phàn Lê Huê do một kép già đào đóng tài tình vô cùng.
Xem xong , bà Từ Dũ có vẻ không vui. Bà liền bảo đội trưởng vào bảo:
- Người Tàu đặt truyện thật là nghịch lý nhẫn tâm. Đặt cho Phàn Lê Huê tài phép đến thế , có chuyện chi gấp rút mấy đi nữa thời với tài ấy tránh trút như chơi. Chớ chi phải đến nổi giết anh, giết cha chẳng còn tình nghĩa chi hết. Người Tàu khác, người mình khác, người đặt truyện đã đặt bậy cớ sao người soạn tuồng cũng soạn bậy luôn? Phải sửa lại đừng cho như vậy mới là hợp lý và thuận với người nước ta !
Đội trưởng đội Thanh Bình nhận tội và hứa sẽ sửa lại .
Vua Tự Đức nghe mẹ phê phán đội Thanh Bình, ông cũng cảm thấy có phần trách nhiệm. Sàu đó nhà vua cho thu tất cả các bản tuồng đang lưu hành trong dân gian đưa về Kinh nhuận sắc lại hết. Vở nào không đúng với đạo lý Việt Nam đều phải sửa. Từ đó mới có tuồng Kinh Bản và Phường Bản. Phường Bản là bản tuồng ở dân gian, Kinh bản là bản tuồng đã được sửa chữa lại tại Kinh Đô
( Theo Đại Nam Liệt truyện và Tử Dũ Hoàng Thái Hậu truyện )

KHI VUA NỔI GIẬN

Vua Tự Đức thường được truyền tụng là điềm đạm, nhưng vẫn có lần ông này nổi nóng, mất bình tỉnh. Giai thoại kể lại như sau:
Để giải khuây trước cảnh đất nước bị Pháp xâm chiếm, ông thường ngự thuyền trên sông Hương bắn chim bằng súng. Mỗi lần nhà vua bắn được chim rơi xuống sông, quân lình chèo thuyền rồng lại để các cung nữ khều chim bằng những cây sào dài. Những lúc như vậy cần phải giữ thái độ nghiêm túc, vì đang ở trên thuyền rồng của vua. Không hiểu tại sao, một lần có cung nữ vừa khều chim, vừa buông tiếng cười cợt. Nhà vua tức giận, ra khoang thuyền, thấy cung nữ vẫn không dứt tiếng cười, sẵn súng cầm tay liền bắn tại chỗ.
Các cung nữ thấy vậy đều xanh mặt, chẳng dám hó hé một lời.
Nhà vua bắn xong mới tỏ vẻ hối hận. Có lẽ đó là lần đầu. Tự Đức đánh mất tính điềm tỉnh của mình
( Theo Phan Văn Dật )
nguon VI OLET