PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH XUÂN SƠN                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Số:  123/KH-XS                                    Xuân Sơn, ngày 24 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên Tiểu học năm học 2016 – 2017

 

Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý tiểu học;

Thực hiện Công văn số 634/SGDĐT-GDTX-CN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của          Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ BQTX cho giáo viên CBQL năm học 2015- 2016;

Thực hiên công văn số 992/SGD ĐT- GDTXCN ngày 17/6/2006 và công văn 1052/SGD ĐT – GDTH ngày 29/6/2016 về BDTX cho CBQL cấp tiểu học trong hè năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Thực hiện Công văn số 561/PDGD&ĐT ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về hướng dẫn BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học năm học 2016-2017;

 Trường Tiểu học Xuân Sơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên  năm học 2016-2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

 1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

II. NGUYÊN TẮC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Đảm bảo cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bám sát chương trình BDTX của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào những vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đang gặp khó khăn; đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung bồi dưỡng trong các năm học trước và năm học này; không gây quá tải đối với giáo viên và các nhà trường trong công tác bồi dưỡng.

3. Phát huy vai trò nòng cốt của nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo các hình thức tự học cá nhân. Học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên; phát huy vai trò trường giúp trường trong công tác bồi dưỡng.

4. Các điều kiện phục vụ phải chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức bồi dưỡng.

5. Các nội dung bồi dưỡng (bắt buộc và tự chọn) phải đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xếp loại và đánh giá nhà trường cuối năm học.

            III. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học trong toàn trường.

IV. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

            1. Khối kiến thức bắt buộc

1.1.Nội dung bồi dưỡng1:

a. Đối với giáo viên: Các nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề của Phòng và Sở Giáo dục tổ chức trong hè và năm học.

-Chuyên đề 1: ” Trường học kết nối” ( Tập huấn cán bộ cốt cán tại Phòng GD & ĐT).

-Chuyên đề 2: Cách duy trì hoạt động của HĐTQ  trong mô hình trường học mới (Tập huấn cán bộ cốt cán tại Sở, tại Phòng GD&ĐT).

-Chuyên đề 3:” Phương pháp Bàn tay năm bột” (Tập huấn cán bộ cốt cán tại Sở, tại Phòng GD&ĐT).

b. Đối với CBQL: “ Đổi mới hoạt động trường tiểu học”.

1.2.Nội dung bồi dưỡng dung 2: CBQL, giáo viên, công nhân viên.

-Chuyên đề bồi dưỡng Chính trị hè 2016 tại huyện.

-Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 -2017 tại huyện.

2. Khối kiến thức tự chọn: 60 tiết/năm học/giáo viên.

2.1. Nội dung bồi dưỡng 3: Thời lượng: 60 tiết/năm học/ giáo viên.

Toàn trường thực hiện thống nhất 4 mô đun để làm kế hoạch tự học trong cả năm học 2016 - 2017:

2.2. Chuyên đề bồi dưỡng 3:

a. Đối với giáo viên:

- Mô đun 1(TH29) 15 tiết: Phương pháp Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Mô đun 1(TH 30) 15 tiết: Hướng dẫn áp dụng Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong điều kiện thực tế  ViệtNam.

- Mô đun 3(TH 34) 15 tiết: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.

- Mô đun 4(TH 35) 15 tiết: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học.

b. Đối với CBQL:

- Mô đun 1(QLTH 1): Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Mô đun 2(QLTH 7): Năng lực tổ chức huy động trẻ trên dịa bàn đi học đúng độ tuổi theo yêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học.

- Mô đun 3( QLTH 12) : Năng lực quản lý hoạt động và học đáp ứng  yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

- Mô đun 4(QLTH 19) : Năng lực quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

-Khối kiến thức bắt buộc do Ban tuyên giáo Huyện ủy Vạn Ninh; Phòng GD&ĐT :

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng

Hình thức

Thời gian (tiết)

Đơn vị thực hiện

 

 

Tháng 8/2016

 

 

 

-Học chính trị hè năm học 2016- 2017.

-Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 -2017 tại huyện.

- Trường học kết nối.

 

 

 

CBQL, GV

 

 

Tập trung

 

 

 

30

-Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vạn Ninh

-Phòng GD&ĐT

 

Tháng 9/2016

- Cách duy trì hoạt động của HĐTQ  trong mô hình trường học mới

CBQL, GV

Tập trung

15

-Phòng GD&ĐT

 

Tháng 10/2016

-Phương pháp Bàn tay năm bột

-Đổi mới hoạt động trường tiểu học

 

CBQL, GV

Tập trung

15

      Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng

T.gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

 Lý.th

T.hành

Tháng

9-10/2016

 

 

- TH 29 (15 tiết) Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Cách tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

3. Lập kế hoạch nghiên cứu.

* CBQL

Mô đun 1 (QLTH 1)

Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

 

Hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cùng phương pháp nghiên cứu. Biết lập kế hoạch nghiên cứu và cách tiến hành.

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tháng

 10-11/2016

 

- TH 30(15 tiêt)Hướng dẫn áp dụng Nghiên cứu khoa học sư  phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ViệtNam

1.  Xác định đề tài

2. Lựa chọn thiết kế

3. Đo lường - Thu thập dữ liệu

4. Phân tích dữ liệu

5. Đánh giá đề tài nghiên cứu

* CBQL

Mô đun 2 (QLTH 7)

Năng lực tổ chức huy động trẻ em trên địa bàn đi học đúng độ tuổi theo yêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học.

 

Vận dụng được trong triển khai nghiên cứu đề tài về khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học.

Biết hướng dẫn đồng nghiệp trong nghiên cứu sư phạm ứng dụng.

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

 

Tháng

 1-2/2017

 - TH 34( 15 tiết) Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

 1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:

- Nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học.

- Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

- Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

2. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm

* CBQL

Mô đun 3 (QLTH 12)

Năng lực quản lý hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 

Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.

Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

3

Tháng

 3-4/2017

- TH 35(15 tiết) Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học

 1. Giáo viên chủ nhiệm với công tác quản lí và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa.

2. Giáo viên chủ nhiệm với các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tiết chào cờ, hoạt động của Sao nhi đồng và Đội  TNTP HCM.

3. Giáo viên chủ nhiệm với công tác quản lí và giáo dục học sinh buổi hai/ ngày.

4. Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5. Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh cá biệt.

* CBQL

Mô đun 4 (QLTH 19)

Năng lực quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

 

Nắm được những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Có kĩ năng tổ chức và quản lí các hoạt động của học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Có kĩ năng phối hợp với đồng nghiệp và cộng đồng trong công tác chủ nhiệm lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

  1. 3.      Các giải pháp thực hiện

- Thực hiện kế hoạch chỉ đạo việc học tập bồi dưỡng thường xuyên của tập thể nhà trường đã được thống nhất.

- Tham gia giảng dạy các tiết học tại trường theo quy định đảm bảo 1buổi/tuần, nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhất là đối với học sinh yếu, học sinh khó khăn về học. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Dạy phân hóa đối tượng thu hút học sinh tham gia học tập.

- Tham gia các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tại trường, cụm trường triển khai đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua việc dự giờ đồng nghiệp.

- Bản thân tự học trên cơ sở các tài liệu được học tập với sự hỗ trợ cuả tập thể sư phạm.

V. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường, hoặc cụm trường.

2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.

3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

VI. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Phương thức đánh giá kết quả BDTX

a) Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX

- Đối với BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường thì giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh thông qua các báo cáo chuyên đề. Hiệu trưởng cùng với 1 phó hiệu trưởng nhà trường tổ chức đánh giá.

Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức này như sau: 

   + Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm);

   + Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và nghề nghiệp (5 điểm).

- Việc đánh giá giáo viên bằng hình thức tự học do Hiệu trưởng nhà trường và tổ trưởng chuyên môn đánh giá. 

b) Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).

c) Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3.

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

2. Xếp loại kết quả BDTX

a) Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:

- Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến 6 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

- Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến 8 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

- Loại G nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

b) Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.

c) Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

3. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

a) Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX  (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch).

VII. KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Nội dung công việc

Thời gian tính theo năm học

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6

7

8

1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

2. Bồi dưỡng tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

3. Bồi dưỡng tự chọn

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4. Kiểm tra, giám sát

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

 

6. Tổng hợp kết quả, báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

7. Tổ chức sơ, tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp Kế hoạch bồi dưỡng về Phòng GD&ĐT trước ngày 24/8/2016.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên tham gia BDTX.

- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.

2. Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn

- Kiểm tra, đôn đốc việc tự học BDTX của giáo viên trong tổ; phê duyệt kế hoạch tự học BDTX của giáo viên trong tổ.

- Cùng với Hiệu trưởng việc đánh giá giáo viên bằng hình thức tự học.

3. Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

- Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phản ánh về Lãnh đạo nhà trường để chỉ đạo kịp thời.

Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên  năm học 2016-2017 của trường tiểu học Xuân Sơn ./.

 

 

Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG

-Phòng GD&ĐT Vạn Ninh;                                                               (Đã ký)             -Các tổ chuyên môn;    

- Lưu: VT.                                                                                 Hồ Văn Tín                                                                                                           

                     

 

nguon VI OLET