PHÒNG GD & ĐT HÓC MÔN               céng hoµ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH VÕ VĂN THẶNG                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                              

     KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

NĂM HỌC: 2014 - 2015

 

              Căn cứ Thông tư số 26/TT - BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên;

          Căn cứ Kế hoạch số 2549/KH-GDĐT-TC ngày 28 tháng 7 năm 2014  của Sở GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch bồi  dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015;

          Căn cứ Kế hoạch số 623/KH-GDĐT , ngày 13 tháng 8 năm 2014 của PGD - ĐT về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 – 2015;

          Trường tiểu học Võ Văn Thặng  xây dựng kế hoạch BDTX  cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2014 - 2015 như sau:

I. Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên:

    1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của Thành phố, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

    2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.

II. Đối tượng bồi dưỡng

Cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại trường.

III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG:

            1./ Khối kiến thức bắt buộc:

            1.1./ Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.

Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ kinh tế xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục-Đào tạo 2012 - 2015; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

            1.2./ Nội dung bồi dưỡng 2:  30 tiết/năm học/giáo viên.

            Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trường, các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương như sau:

            1.2.1./ Đối với giáo viên trường:

            - Xây dựng chuyên đề quản lý lớp học tích cực ( 10tiết)

           - Giáo dục quyền trẻ em trong trường tiểu học ( 5 tiết)

            - Tổ chức dạy và học theo phương pháp “ Bàn tay năn bột” ( 10 tiết)

           - Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc  ( 5 tiết)

1.2.2./ Kiểm tra:

- Học Bồi dưỡng nghiệp vụ , Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

1.2.3./ Kiểm định chất lượng:

- Kiểm định chất lượng và đánh giá ngoài tại trường.

1.2.4./ Kế hoạch tài chính:

- Hiệu trưởng và Kế toán tham gia học lớp Bồi dưỡng về quản lý tài chính.

1.2.6./ Công tác pháp chế:

- Hiệu trưởng học Bồi dưỡng pháp luật.

- Hiệu trưởng học bồi dưỡng công tác thi đua, khen thưởng.

            2./ Khối  kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3) 60 tiết/năm học/giáo viên.

               Căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng

           thường  xuyên giáo viên ban hành kèm theo các thông tư tương ứng; giáo viên tự lựa

            chọn các mô  đun bồi dưỡng.

2.1./ Ứng dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học và

       TNXH.

            2.2./ Phát hiện những sai lầm trong việc dạy học toán ở tiểu học

2.3./ Hướng dẫn ra đề môn Tiếng việt ở tiểu học

            2.4./ Sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn khoa- sử địa

            2.5./ Giáo dục các kỹ năng trong trường học

            2.6./ Bồi dưỡng về công tác quản lý tài chính

           2.7/ Bồi dưỡng về công tác thi đua khen thưởng

2.8/ Bồi dưỡng chương trình Giáo dục Pháp luật.

IV./ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:

1./ Giáo viên tự học Bồi dưỡng thường xuyên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, cụm.

2./ Giáo viên tập trung nhằm nghe hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

3./ Giáo viên học Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

            V./ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:

1./ Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên:

- Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

- Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.

2./ Phương thức đánh giá kết quả BDTX:

2.1./ Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX

Trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).

- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).

2.2./ Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).

2.3./ Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX= (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên): 3.

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

 

3./ Xếp loại kết quả BDTX:

3.1./ Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:

- Loại TB:  nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

- Loại K : nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

- Loại G: nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

3.2./ Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học

3.3./ Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

4./ Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX:

4.1./ Trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

4.2./ Trình Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho GV trường (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho GV không hoàn thành kế hoạch).

            VI./ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1./ Trách nhiệm của trường:

1.1./ Trách nhiệm chung:

- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của trường, nộp Kế hoạch về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Trường Bồi dưỡng Giáo dục).

- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên trường; trình lên Lãnh đạo Phòng Giáo dục cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX giáo viên tiểu học..

- Giao nhiệm vụ cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ tự BDTX theo hình thức tập trung.

- Báo cáo công tác BDTX giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

 

1.2./ Trách nhiệm cụ thể:

- Các tổ trưởng chuyên môn  theo dõi và triển khai nội dung,thời gian học các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng, trường tổ chức.

 

2./ Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường

- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của trường, nộp kế hoạch về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Trường Bồi dưỡng Giáo dục).  

- Phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; quản lí, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên trường mình; tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên.

 

3./ Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX, thực hiện nhiệm vụ BDTX, của trường.

- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 

            Trên đây là kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trường Tiểu học Võ Văn Thặng  năm học 2014 – 2015.

 

 Nơi nhận:

- Trường BDGD HM;

- Các Phó Hiệu trưởng;

- Các tổ chuyên môn trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

                             

                    Lương Thị Hồng  

                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET