PHÒNG GD&ĐT H. PHÚ NINH

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   

Số:  134 /KH-NVT

Phú Ninh, ngày  20   tháng 9  năm 2016

 

 KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017

 
   

 

 

PHẦN 1

Những căn cứ để chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ.

 

A. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CHUNG: (60 văn bản)

I. Trung ương: (4 văn bản)

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT Ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017; Quyết định số 1893/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2016 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

II. Tỉnh Quảng Nam:  (2 văn bản)

- Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/04/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam.

III. Phòng GD&ĐT: (2 văn bản)

- Công văn số 399/BC-GD&ĐT ngày 26/8/2016 của Phòng GD&ĐT Phú Ninh về việc Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017; Hướng dẫn số 446/GD&ĐT ngày 12/9/2016 của Phòng GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục bậc trung học cơ cở năm học 2016-2017.

B. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỤ THỂ: (50 văn bản)

I. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục: (21 văn bản)

- Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và HĐGDNG chính khóa.

- Dạy học ngoại ngữ: Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT , Kế hoạch số 306/KH-GD&ĐT ngày 09/8/2014 của Phòng GD&ĐT.

- Giáo dục thể chất - Y tế: Phân phối chương trình môn học thể dục theo Công văn số 2376/SGDĐT ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT, Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT về ban hành qui chế giáo dục thể chất và y tế trường học; Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành quy định đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên; Quyết định 72/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành qui định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh. Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục thể thao; Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA_BNV-BTC ngày 16/7/2015 và Công văn số 77/SGDĐT-TCCB ngày 22/01/2013 về Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng và trang phục cho giáo viên thể dục thể thao và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

- Văn bản số 465/GDĐT ngày 16/9/2016 của Phòng GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2016-2017

- Hoạt động đầu năm theo Công văn số 3633/BGDĐT-GDTrH ngày 26/7/2016

- Thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa: Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013;

- An ninh, trật tự: Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009;

- Phòng chống tội phạm, bạo lực học đường: Kế hoạch số 1440/KH-UBND ngày 29/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị;

- Giáo dục an toàn giao thông, chống đuối nước, vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm: Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008;

- An toàn giao thông, chống đuối nước: Công văn số 2277/SGD&ĐT ngày 11/8/2010 của Sở GD&ĐT Quảng Nam;

- Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Công văn 464/PGDĐT ngày 16/9/2016. 

- Công tác pháp chế: Hướng dẫn số 457/PGD ĐT ngày 14/9/2016

II. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá (10 văn bản)

 - Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh: Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Thực hiện Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác.

- Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo Công văn số 1290/BGDĐT-GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT.

- Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2016 của Bộ GDĐT

- Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học: Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đối với môn Tiếng Anh: Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT  về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015.

- Biên soạn đề kiểm tra: Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT về hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành của Bộ;

- Qui chế đánh giá xếp loại học sinh: Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

- Sổ điểm điện tử: Hướng dẫn số 4904/SGDĐT-GDTrH của Sở GD& ĐT Quảng Nam ngày 17/12/1012;

III. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (8 văn bản)

- Hướng dẫn số 999/NGCBQLCSGD-NG ngày 01/9/2016 của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục năm học 2016-2017

- Phiếu đánh giá giờ dạy: Công văn 1515/SGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2016

- Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp: Công văn số 5111/BGDĐT-GDTrH ngày 23/7/2013;

- Quy định đạo đức nhà giáo: Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/04/2008;

- Bồi dưỡng giáo viên của trường, của tổ chuyên môn: Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT;

- Thi giáo viên giỏi: Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010;

- Thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi: Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012;

- Giáo viên tham gia Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp: Công văn số 5111/BGDĐT ngày 23/7/2013;

- Hội thi giáo viên làm TPT giỏi: Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 19/12/2012.

IV. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; trường chuẩn quốc gia; kiểm định chất lượng. (5 văn bản)

- Thiết bị dạy học Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo. Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học

- Trường chuẩn Quốc gia: ­Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT và Nghị Quyết 12/NBQ-TU Quảng Nam;

- Đánh giá trường trung học cơ sở (Kiểm định chất lượng): Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012.

V. Công tác phổ cập giáo dục THCS (1 Văn bản)

- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP  ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Công văn số 556/SGDĐT ngày 12/5/2014 trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

VI. Đổi mới công tác quản lý  (6 văn bản)

- Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011;

- Dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012; Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 Của UBND tỉnh Quảng Nam.

- Quản lý các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 

Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT. Quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014.

PHẦN 2

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm học  2015-2016

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:

1. Huy động ra lớp và duy trì số lượng học sinh: Đã huy động vào lớp 6: 125/125 em, tỷ lệ 100%. Duy trì số lượng: Số học sinh (HS), nghỉ học 4 em (01 lớp 7, 02 lớp 8; 01 khối 9); tỉ lệ bỏ học 0,67%  so với năm qua giảm 0,25%.

2. Chất lượng:

a) Hai mặt giáo dục:

+ Hạnh kiểm 100% HS xếp TB trở lên, số HS lên lớp sau khi kiểm tra lại 99,5% (tăng so với năm qua 0,1%), công nhận TN THCS 100% (tăng so với năm qua 1,8%) , vào lớp 10 công lập 97,5% (tăng so với năm qua 0,8%), vào trường chuyên THPT NBK 0 HS, giảm so với năm qua 4 học sinh.

+ So với toàn huyện: Hạnh kiểm xếp vị thứ 3, học lực xếp vị thứ 5.

b) Chất lượng các Hội thi cấp huyện, tỉnh đạt hiệu quả.

Trong 12 Hội thi do Huyện tổ chức đạt Nhất toàn đoàn 04 hội thi, Nhì toàn đoàn: 02 hội thi, Cá nhân đạt 101 giải tăng hơn năm qua 20 giải, vượt kế hoạch 46 giải; cấp tỉnh đạt 5 giải (tăng 3 giải so với năm qua), giáo viên giỏi cấp tỉnh 01. 01 học sinh HKPĐ toàn quốc,

c) Nghề phổ thông Học nghề khối 8, 9: Tỉ lệ tham gia học nghề và có bằng nghề 99,7%.

3. Công tác phổ cập:

Chất lượng phổ cập: Phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 2; phổ cập bậc trung học đạt chuẩn 75%. Thấp hơn so với năm 2014 với lý do tỉ lệ bỏ học và hỏng TN THPT cao.

4. Công tác xã hội hóa: Xây dựng cơ sở vật chất và hiện vật 32.502.000 đồng; khen thưởng và giúp đỡ HS 115.900.000 đồng (tăng 40.700,000 đồng)

5. Công tác thi đua:

- Liên đội: Vững mạnh xuất sắc dẫn đầu khối THCS.  Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc dẫn đầu khối THCS, Chi đoàn vững mạnh. Trường đạt danh hiệu thi đua xuất sắc, dẫn đầu khối THCS.

- Kết quả thi đua CB-GV-NV đạt: Danh hiệu tiên tiến: 48, CSTĐ 10,

- Khen thưởng:

* Tập thể: Giấy khen về thành tich xây dựng Nông thôn mới, được đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua cấp tỉnh.  

* Cá nhân: Cô Nguyễn Thi Huế được CĐ tăng giấy khen về thành tích “Dạy tốt- học tốt”

6. Hạn chế:

          - Sĩ số HS bỏ học vẫn còn cao;

          - Tỉ lệ học sinh yếu so với toàn huyện còn cao (Thứ 5). Chất lượng giáo dục so với toàn tỉnh còn thấp (Lên lớp thẳng của toàn tỉnh 95,6%, trường 95,2%)

- Một số cuộc thi cấp huyện chưa đạt kế hoạch như Hội thi Hùng biện Tiếng Anh, Hội thi Khoa học kỹ thuật, Hội thi Học tập Liên môn, Hội thi Dạy học Tích hợp.

B. KINH NGHIỆM:

I. Nguyên nhân thành công:

1. Thành tích trên là kết quả của sự tận tụy trong công việc; đầu tư tìm hiểu và vận dụng kiến thức của đội ngũ thầy cô giáo vào dạy học và giáo dục; thành quả của sự đoàn kết, nhất quán trong mọi hoạt động, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ.

2. Nhà trường được sự ủng hộ, quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo địa phương; được sự phối hợp và giúp đỡ của các lực lượng ban, ngành, đoàn thể. Đồng thời được các nhà tài trợ động viên, giúp đỡ tận tình, của PHHS để trường có được niềm tin và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình.

3. Đa số học sinh có quyết tâm về công tác học tập và rèn luyện với sự tận tình quan tâm từng phụ huynh. Đa số phụ huynh có con em chậm tiến bộ đã không ngừng phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh hạn chế bớt những tác động chưa tốt vào học sinh.

II. Nguyên nhân hạn chế:

1. Biện pháp tác động khắc phục khâu chuyên cần học sinh chưa hiệu quả, nhất là học sinh tham gia chơi, chơi game, dẫn đến học yếu, bỏ học.

2. Chất lượng học sinh của hội thi còn hạn chế như Hùng biện tiếng Anh; nhà trường chưa chủ động chuẩn bị tốt, còn chủ quan khi tổ chức hoạt động hội thi như khoa học kỹ thuật, học tập liên môn, dạy học tích hợp.

PHẦN 3

Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017.

A. TÌNH HÌNH CHUNG:

I. Tình hình đội ngũ- trường lớp – CSVC:

1. Đội ngũ:

Nhân sự

Số lượng

Nữ

Đảng viên

Biên chế

HĐ DH

Trình độ

Ghi chú

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

CBQL

2

1

2

2

 

1

1

 

GV

42

27

15

42

 

21

21

Ti lệ 2.63/lớp

TPT

1

 

1

1

 

 

1

 

GV làm việc khác

3

1

1

3

 

2

1

TTHTCĐ;TB, CV PGD

NV

4

3

1

3

1

3

1

 

TC

52

32

20

51

1

27

25

 

2. Học sinh:

Khối

Số lớp

Tổng số HS

Nữ

KT

Dân tộc

Khối 6

5

174

99

01

 

Khối 7

3

125

53

 

 

Khối 8

4

159

86

 

 

Khối 9

4

135

72

 

 

Cộng

16

593

310

01

 

3. Cơ sở vật chất

- Trường có 09 phòng học, 01 phòng nghỉ ca giáo viên, 02 phòng thư viện, 01 phòng kho thiết bị, 01 phòng Tin và 02 phòng thực hành, 01 phòng làm việc CĐ và Y tế học đường.

- 174 bộ bàn ghế học sinh, 13 bộ bàn ghế giáo viên, 18 bảng từ chống lóa.

II. Thuận lợi – khó khăn

1. Thuận lợi

- Đội ngũ nhiệt tình, đảm nhiệm đầy đủ các nhiệm vụ nhà trường.

- Nhà trường được sự giúp đỡ chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phú Ninh, đặc biệt nhà trường được sự quan tâm của Lãnh đạo địa phương, các đoàn thể ban ngành, Ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) trường; các nhà tài trợ điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.

2. Khó khăn:

          - Ảnh hưởng của sự biến động của đội ngũ chuyển đi, chuyển đến, giáo viên nghỉ 108 và nghỉ hưu trong công tác bố trí lực lượng chuyên môn.

- Số lượng HS giỏi của xã học tại chất lượng cao trong năm học là 14/75, chiếm 18.7% toàn huyện nên chất lượng HS giỏi, chất lượng đầu vào của trường thấp;

- Cơ sở vật chất thiếu (12 phòng) hạn chế hoạt động các nhiệm vụ giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nên không đủ phòng để bố trí bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Sân học thể dục không đủ diện tích.

- Các quán game thu hút không ít học sinh tham gia ảnh hưởng nhiều đến học tập và rèn luyện, nhất là học sinh bỏ học.

B. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG :

I. Chỉ đạo chung:

Năm học 2016-2017 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, phát huy kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 30-CTr/HU, ngày 18/4/2014 của Huyện ủy Phú Ninh về thực hiện Nghị quyết số 29 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI); các Chỉ thị, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp về nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. Tập trung  thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ chuyên môn, kế hoạch, thời gian năm học. Tăng cường bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học; nâng cao chất lượng và duy trì, giữ vững tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đề nghị các cấp kiểm tra công nhận lại sau 5 năm; tăng cường thực hiện công tác KĐCLGD tại trường.

- Tăng cường kỷ cương, nề nếp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Quan tâm hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của HS đối với nhà trường, địa phương.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; tham mưu để xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, quyết tâm tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo cho trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020.  

II. Hoạt động giáo dục và dạy học: Chú trọng Thực hiện dạy học theo tinh giản, vững chắc kiến thức (kiến thức cốt lõi) kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trong dạy và học.

III. Quản lý: Tăng cường phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm cụ thể trong hoạt động.

IV. Kiểm tra, đánh giá: Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá 5 năm thực hiện nhiệm vụ  trường đạt chuẩn quốc gia.

V. Hoạt động chuyên môn:

Chú trọng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phát huy hiệu quả hoạt động của nhóm chuyên môn; giáo viên chủ nhiệm lớp tập trung hướng dẫn công tác tự quản lớp, xây dựng lớp học thân thiện. Tập trung chủ động đầu tư chất lượng các Hội thi và có kế hoạch thay đổi phù hợp với sự thay đổi của thực tế, đầu tư sáng kiến kinh nghiệm.

VI. Chất lượng: Tập trung tổ chức bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các cuộc thi với kết quả đạt vị trí thứ 4 trở lên; có biện pháp tích cực và phù hợp để giảm tỉ lệ học sinh yếu cuối năm dưới 3% và lên lớp sau khi kiểm tra lại 99,5%, học sinh bỏ học dưới 0,7%.

VII. Tham mưu và phối hợp: Bổ sung các yếu tố xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020, rà soát chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2 và xúc tiến giai đoạn 3 như: chỉnh sửa quang cảnh sư phạm; tiếp thục tham mưu xây dựng khu giáo dục thể chất, xây dựng lại 08 phòng học; Hoàn thành chỉ tiêu xây dựng đội ngũ (trên 50% trên chuẩn).

VIII.  Các chỉ tiêu phấn đấu:

1.  Duy trì số lượng:  Tỉ lệ bỏ học không quá 0,7%.

2. Chất lượng giáo dục:

a) Chất lượng hai mặt giáo dục: Học lực: 97% lên lớp thẳng (Khá, Giỏi: 55% trở lên), lên lớp sau khi thi lại là 99,5% ; Hạnh kiểm: 99,7% TB trở lên (Khá, Tốt: 96% trở lên).

b) Chất lượng bộ môn: Phấn đấu đạt cuối năm: Môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh đạt 87% TB trở lên; môn Vật lý, Hóa học đạt 95% TB trở lên; môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Công nghệ, Tin học đạt 97% TB trở lên; môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật đạt 100% TB.

c) Tốt nghiệp THCS, vào lớp 10: Tốt nghiệp lớp 9: 98,5% trở lên. Vào lớp 10 công lập: 95% trở lên.

3.  Phong trào các cuộc thi HS và GV: Tham gia đầy đủ các cuộc thi cấp huyện xếp vị thứ tư toàn đoàn trở lên. Trong đó cấp huyện 55 giải, cấp tỉnh 1 giải cá nhân.

4. Chiến sĩ thi đua: Lao động tiên tiến 48, CSTĐ cấp cơ sở 10, CSTĐ cấp tỉnh 01.

5. Thi đua các đoàn thể: Vững mạnh xuất sắc.

6. Trường đạt thi đua danh hiệu: Tập thể xuất sắc.

C. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

I. Thực hiện kế hoạch giáo dục.

1. Thực hiện kế hoạch thời gian và kế hoạch giáo dục:

a) Kế hoạch thực hiện thời gian và thực hiện giáo dục trên lớp:

- Thực hiện kế hoạch thời gian 37 tuần thực học, học kì 1 là 19 tuần, học kì 2 là 18 tuần.

- Môn Tiếng Anh: Tiếp tục thực hiện như hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ.

- Thực hiện việc dạy học tự chọn môn Tin học cho các khối lớp 6, 7, 8; môn Ngữ Văn và Toán khối 9 vận dụng theo hướng chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

b) Kế hoạch giáo dục:

- Công tác Đoàn - Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức Trại và Hội thi nét đẹp đội viên chào mừng các ngày lễ, thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề và chương trình công tác Đội qui định, tập trung cho hoạt động với hình thức mới, thu hút HS tham gia; phối hợp thực hiện có hiệu quả cáchoạt động như ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan các khu công nghiệp huyện Phú Ninh, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác theo qui định.

- Thực hiện Hướng nghiệp – dạy nghề: Ứng dụng Hướng nghiệp theo VVOB vào giảng dạy; tỉ lệ có giấy chứng nhận nghề khối 8, 9 đạt 95% trở lên.

- Giáo dục đạo đức: Tập trung giáo dục đạo đức nếp sống cho HS, kết hợp với giáo dục: pháp luật, biên giới hải đảo, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng thiên tai, phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học; phòng tác hại của trò chơi trực tuyến đối với HS.

- Giáo dục địa phương: Thực hiện tốt các chỉ đạo về giáo dục địa phương theo nội dung của huyện Phú Ninh ban hành.

- Giáo dục HS khuyết tật: Chú ý phát hiện học sinh bị khiếm khuyết và có biện pháp giáo dục phù hợp, không xếp các em vào diện học lực yếu kém, ngồi nhầm lớp.

2.  Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá :

a) Về đổi mới phương pháp dạy học: 

- Dạy học theo tinh giản, vững chắc; vận dụng linh hoạt các chủ đề tích hợp; vận dụng kiến thức liên môn, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực đảm bảo giảm tải, chuẩn kiến thức, kỹ năng đáp ứng phân hóa phù hợp học sinh, chú ý tăng cường dạy học thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu và liên hệ thực tiển của kiến thức.

- Thực hiện tốt “Dạy chữ- Dạy người- Dạy nghề”, tập trung khuyến khích sự chuyên cần, tích cực và động viên ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện của HS.

- Cần phối hợp phương pháp dạy học và các hình thức dạy học vào sử dụng CNTT phù hợp, chú ý chống nhìn chép hay tuyệt đối hóa về CNTT; mỗi học kì ít nhất mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết dạy CNTT .

- Dạy ngoại ngữ: Cần Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ kết hợp với tạo điều kiện học sinh giao tiếp với nước ngoài,

b) Tổ chức hình thức dạy học trên lớp:

- Công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên: Cần hiểu sâu, biết rộng và liên thông kiến thức để xác định kiến thức cốt lõi, có phương pháp dạy học phù hợp với trình độ của học sinh và hiệu quả. 

- Mỗi giáo viên bộ môn, nhóm bộ môn, tổ chuyên môn cần tìm hiểu và giới thiệu phương pháp dạy học mới, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập  ở nhà, ở ngoài nhà trường cho từng đối tượng HS.

- Một số thầy cô giáo cần tự tìm biện pháp thích hợp khắc phục tình trạng không tập trung của HS khi học tập môn mình dạy.

c) Về đổi mới kiểm tra, đánh giá:   

- Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá HS trong việc kiểm tra; đánh giá đúng tình hình và cần khuyến khích về sự tiến bộ của HS.

-  Coi trọng ra đề kiểm tra phân hóa chính xác và vừa sức các đối tượng HS, khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS (điểm thưởng). Phần trắc nghiệm nên chọn phương án đúng.

- Phòng GD&ĐT ra đề kiểm tra học kỳ các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh của khối 6, 7, 8, 9; Hóa học khối 8; 9; các môn còn lại giao cho trường tự ra đề. Bài kiểm tra 1 tiết trở lên chuyên môn trường phải quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Tổ chuyên môn quản lý bài kiểm tra 15 phút.

- Tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, dạy học theo chủ đề có chất lượng trên website của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ truonghocketnoi.edu.vn.

3. Tập trung và tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, giúp đỡ học sinh yếu kém:

a) Học sinh trung bình-yếu- kém:                                                                 

- Giáo viên bộ môn điều tra nắm bắt số lượng HS ở diện yếu, kém; chủ động có biện pháp giúp đỡ, tổ chức phụ đạo HS yếu, kém thích hợp.

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS và các nhà hảo tâm giúp đỡ và khuyến khích những HS yếu có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập.

b) Học sinh giỏi:

 - Có kế hoạch ngay từ đầu năm học để tham gia có hiệu quả về các cuộc thi cấp huyện. Chú trọng khâu giao nhiệm vụ và kiểm tra việc HS thực hiện các yêu cầu về nhà của GV.

- Chuyên môn tổ chức tốt học sinh tham gia có hiệu quả các Cuộc thi: nghiên cứu khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học, Olympic Tiếng Anh, giải toán qua mạng internet (ViOlympic), Tài năng Tiếng Anh (OTE), TNTH và giải toán trên máy tính cầm tay, Thuyết trình văn học, Khảo sát học sinh giỏi lớp 6, 7, 8, giải toán trên máy tính cầm tay lớp 6, 7; Giải Thể thao HS.

4. Giáo dục Y tế - thể chất :

a) Giáo dục thể chất: Tổ chức giải Thể thao HS cấp trường và tập trung tuyển chọn, bỗi dưỡng tham gia tốt giải Thể thao học sinh cấp huyện. Phấn đấu đạt giải toàn đoàn trong Hội thi cấp huyện.

b) Giáo dục Y tế: Hợp đồng nhân viên y tế và liên hệ khám sức khỏe HS chậm nhất là tháng 12. Y tế cần phối hợp với các tổ Hóa – Sinh, công tác lao động để ngoại khóa các chương trình phòng chống các bệnh ở HS, giáo dục giới tính,quan tâm hơn công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hồ sơ Y tế.

5. Công tác Thiết bị - Thư viện:

a) Công tác thiết bị: Lập sổ theo dõi dạy thực hành, hoạt động của 03 máy chiếu phục vụ dạy và học. Tổ chức tự kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời phù hợp theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường báo cáo sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.

b) Công tác thư viện: Tổ chức Ngày hội đọc sách, tiếp tục hoàn thiện đảm bảo qui định về thư viện xuất sắc; phục vụ tốt về các máy tính nối mạng cho giáo viên truy tìm kiếm tài liệu, học sinh thi trực tuyến. Thiết lập hệ thống giới thiệu sách, tài liệu mở trên máy Vi tính.

6. Công tác công nghệ thông tin và thông tin:

a) CNTT: Tăng cường hơn nữa hoạt động trang Website của trường, đẩy mạnh sự tham gia của CBCC và HS để làm phong phú nội dung trang website nhằm đáp ứng các yêu cầu của Bộ GD về đẩy mạnh việc UDCNTT.

b) Vào điểm: Thực hiện vào sổ điểm điện tử.

7. Giáo dục truyền thống nhà trường, giáo dục an toàn trường học:

a) Giáo dục truyền thống: Tập trung tổ chức tốt nội dung Lễ chào cờ; phục vụ kỷ niệm những ngày lễ trong năm, phát thanh măng non; hướng dẫn tốt các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống cách mạng, tổ chức các Hội thi phục vụ cho chủ điểm, chủ đề năm học, tổ chức tham quan di tích lịch sử;

b) Giáo dục an toàn trường học:

­- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong  trường học gắn với việc thực hiện các cuộc vận động.

- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động và thực hiện bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, ma túy, giáo dục về đạo đức, lối sống trong HS; Nâng cao ý thức đề cao cảnh giác không để người xấu lôi kéo, lợi dụng; xây dựng trường học, lớp học thân thiện - HS tích cực.

8. Về ứng xử văn hóa trong nhà trường:

a) Thực hiện mỗi thầy cô giáo phải gương mẫu, đối với HS có lòng yêu thương, tôn trọng; đối xử nghiêm túc, công bằng; xử lý mềm mỏng, thấu cảm và biết quan tâm xa.

b) Tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho học sinh, tạo mối thân thiện trong quan hệ giữa giáo viên và HS.

9. Công tác chủ nhiệm lớp:

a) Chú trọng biện pháp khắc phục tình trạng nghi học, bỏ học của HS, tìm hiểu HS trong lớp; cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các giáo viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục….

b) Tập trung xây dựng lớp thân thiện- học sinh tích cực, xây dựng ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, tổ chức thực hiện tốt nội qui HS.

10. Công tác tài chính, Văn thư:

          a) Tài chính: Đảm bảo kịp thời, thực hiện đúng mọi chế độ chính sách cho học sinh và đội ngũ. Tích cực tham mưu cac giải pháp về thực hiện tài chính.

          b) Văn thư: Cập nhật mọi thông tin, liên lạc, chuẩn bị tốt các hồ sơ qui dịnh nhà trường.

II. Nâng cao chất lượng đội ngũ:

1. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:

a) Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Triển khai thực hiện tốt các nội dung qui định tại Quyết định số 444/QĐ-UBND của huyện Phú Ninh, lồng ghép với phong trào thi đua “Xây dựng THTT-HSTC”; xem đây là các hoạt động thường xuyên.

b) Tiếp tục thực hiện đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở cùng với đánh giá công chức hằng năm học.

c) 100% Giáo viên tham gia GVG và CNG cấp trường và chuẩn bị tốt cho GV tham gia Hội thi Thiết kế bài giảng E-learning, Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, dạy học tích hợp, Tổng phụ trách Đội giỏi.

d) Cặp nhật và tổ chức tập huấn các vấn đề mới trong chuyên môn, Giáo viên Tiếng Anh tham gia khảo sát đạt yêu cầu dạy ngoại ngữ.

2. Bồi dưỡng thường xuyên: 100% CB-GV tham gia tốt bồi dưỡng thường xuyên.

3. Hoạt động chuyên môn:

a) Tham gia tập huấn và tổ chức tốt về nội dung: dạy học thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS và tìm hướng sinh hoạt chuyên đề phù hợp phục vụ cho thực hiện PPDH tích cực.

b) Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, duy trì sinh hoạt cụm; chú trọng phân công giáo viên dạy bồi dưỡng HS.

c) Các Tổ chuyên môn tạo điều kiện tốt nhất cho GV học nâng chuẩn. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chiến lược phát triển về xây dựng đội ngũ đén năm 2020.

III. Phát triển mạng lưới trường lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng chiến lược phát triển nhà trường.

1. Khắc phục cơ sở vật chất: Do thiếu 11 phòng, nên cần lich động bố trí các hoạt động giáo dục phù hợp và hiệu quả.

2. Xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng: Hoàn tất hồ sơ xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục hoàn thiện các nội dung hoạt động để kiểm định chất lượng năm 2018.

3. Thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm–có hiệu quả: Xác định công tác sử dụng tiết kiệm điện, nước, tận dụng các vật liệu có sẵn để tổ chức hoạt động là sự thực hiện có trách nhiệm và đồng bộ của mỗi thành viên trong nhà trường trên cơ sở nhiệm vụ phụ trách.

4. Xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu xây dựng về quang cảnh sư phạm, sửa lại nhà xe HS, khu giáo dục thể chất, nhà học thể đục.

IV. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục:

1. Công tác thực hiện: Tập trung điều tra cơ bản; rà soát đánh giá kết quả và đối chiếu giữa 2 cách thực hiện phổ cập.

2. Kết quả: Phấn đấu thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và phổ cập bậc trung học năm 2015.

V. Công tác quản lý:

1. Công tác chuyên môn: Lấy hiệu quả chất lượng để đánh giá, quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng.

2. Công tác phối hợp: Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS; thực hiện việc dạy thêm, học thêm.

3. Công tác hồ sơ: Thực hiện hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GD&ĐT.

4. Ứng dụng CNTT: Tích cực có sản phẩm tham gia cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT cấp tỉnh;tự giác tìm hiểu nội dung dạy học qua mạng Internet.

VI. Công tác thi đua, khen thưởng:

1. Nội dung trọng tâm: Tập trung tổ chức tốt các cuộc vận động, nêu cao cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” bằng việc làm cụ thể: mỗi CB-VC-NV có một nội dung mới áp dụng trong năm học.

2. Cải tiến thi đua: Tiếp tục cải tiến công tác thi đua, đánh giá và theo dõi thi đua nhằm làm động lực phát huy vai trò tích cực của tập thể và cá nhân trong nhà trường, bổ sung chỉ tiêu khen thưởng GV có thành tích trong qui chế chi tiêu nội bộ năm 2017.

3. Phương châm thi đua: Lấy sự tiến bộ và hiệu quả làm thước đo cho công tác thi đua; khen thưởng kịp thời, đúng Luật.

4. Hướng khen thưởng: HS có sự tiến bộ được khen thưởng kịp thời (vượt khó học lực tiến bộ lên 01 bậc và hạnh kiểm tốt), GV đạt thành tích trong bồi dưỡng, tham gia có hiệu quả các cuộc thi, hoạt động có chất lượng.

VII. Đề nghị:

1. Kính đề nghị UBND xã và Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu UBND huyện tiến hành xây dựng lại của các phòng xuống cấp không thể sử dụng và xây dựng hệ thông thoát nước theo cơ chế đã qui định.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ các cấp lãnh đạo giúp tạo điều kiện cho trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.   

nguon VI OLET