3) THỜI KÌ NHIÊN TỐ 
Bản thân Boyle không nghĩ vàng là một nguyên tố. Trong một trăm năm sau thời của Boyle, ý định chế tạo vàng bằng sự chuyển hoá vẫn không giảm sút.

Niềm tin kéo dài trong thuật giả kim đã đẻ ra một số ý tưởng ham hiểu biết nhưng phổ cập. Một trong số đó là thuyết mới về sự cháy. Khoảng năm 170, một người Đức tên là George Ernst Stahl, ông dựa theo ý tưởng của Jabir về “ nguyên tố” cháy và đặt tên cho nguyên tố này là nhiên tố. Theo ông, khi một chất bốc cháy thì nhiên tố rời khỏi nó và tháot vào không khí, chỗ tro còn lại không thể cháy nữa vì nó hoàn toàn không có nhiên tố. Ông nói rằng sự han gỉ của các kim loại là một quá trình cũng giống như sự cháy của gỗ. Stahl đưa ra lí thuyết cho rằng khi một kim loại bị nung nóng, thì nhiên tố sẽ thoát ra khỏi nó và để lại calx( mà chúng ta gọi là chất gỉ).

Mặc dù có những trò bịp bợm nhưng “thời kì nhiên tố” đã tạo được một số phát hiện khá quan trọng.
Hennig Brand- nhà giả kim thuật người Đức làm thí nghiệm với nước tiểu và đã tìm ra photpho.Năm 1735, dựa vào các khoáng vật mà các thợ mỏ khai thác đồng ở Đức tìm ra, một người thầy thuốc người Thuỵ Điển tên là Georg Brandt đã tìm ra một kim loại mới mà ông đặt tên là “cobalt”.. Năm 1751, Axel Fredrik Cronstedt tìm ra một kim loại mới và gọi nó là “ nickel”. Năm 1783, hai anh em Don Fausto de Elhuyar và Don José nung quặng tungsten với than củi và cô lập được một nguyên tố mới, mà ở Mĩ nó được gọi là tungsten và ở Đức gọi nó là wolfram. Năm 1748, một sĩ quan hải quân Tây Ban Nha tên là Antonio de Ulloa tình cờ bắt gặp các mỏ đầy những khối kim lọai trắng trông giống như bạc, nhưng nặng hơn, và nó có được cái tên là “ platinum”. Năm 1746, nhà hoá học Đức Andreas Sigismund Marggraf đã điều chế được kẽm. Năm 1753, Étienne Francois Geoffroy vinh dự là người phát hiện ra bismut.

Niềm hứng thú lớn nhất của thế kỉ 18 là phát hiện các chất khí mới. Nhà hoá học lập dị người Anh Henry Cavendish đã cô lập được khí hidro. Loseph Black, nhà bác học Scotland là người đầu tiên chứng minh thành phần không khí là một hỗn hợp gồm các chất khí. Ông quan sát thấy rằng cây nến cháy trong bình kín cuối cùng cũng tắt. Nó đã cạn kiệt một số hợp phần của không khí giúp duy trì sự cháy, nhưng trong bình vẫn còn không khí. Vậy, phần không khí còn ại được cấu thành từ chất gì? Có phải là khí carbonic? Hoàn toàn không, bởi lẽ khi Black loại bỏ khí carbonic bắng cách cho không khí đi qua một hoá chất hấp thu khí ấy , thì vẫn còn lại khá nhiều không khí.

Black đã đề xuất với một học trò của mình là Rutherford. Rutherford đã làm thí nghiệm với một con chuột nuôi trong một ngăn kín mít chẳng mấy chốc lăn ra chết. Vậy, phần không khí còn lại khiến chuột chết và làm tắt nến đang cháy là gì?. Ông cho rằng không khí mà trong đó ngọn nến mà trong đó ngọn nến cháy và con chuột thở trở nên đầy dẫy nhiên tố. Khi không khí hoàn toàn bão hoà nhiên tố thì không một thứ gì có thể cháy hoặc sống trong nó.

Từ những thí nghiệm của mình, Lavoisier kết luận rằng: không khí gồm hai khí:” không khí mất nhiên tố” là “ oxygène”, “ không khí chứa nhiên tố” là” azote”. Ông có thể chứng minh rằng không khí bình thướng chứa khoảng 1/5 oxi và 4/5 nitơ.
Đồng thời ông cũng giải thích thí nghiệm của Cavendish đốt hidro trong oxi thu được nước. Thí nghiệm này chứng minh nước không phải là một nguyên tố; còn không khí là một hỗn hợp gồm nito và oxi. Và nó đã giết chết hoàn toàn thuyết nhiên tố. Qua đó, hoá học hiện đại được ra đời..
nguon VI OLET