LỜI GIỚI THIỆU

 

          Cách mạng tháng 8 thành công. Năm 1946, xã Vĩnh Khê được thành lập do ông Hương Tăng làm chủ tịch, ông Ta - May làm phó chủ tịch.

          Mặc dầu giành được độc lập, nhưng sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, với chính sách “Bần cùng hóa” của kẻ xâm lược, đại bộ phận nhân dân ta, trong đó có đồng bào dân tộc Vân Kiều của xã Vĩnh Khê bị nghèo đói và mù chữ.

          Bác Hồ đã từng nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, để giữ vững nền độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của TW Đảng, chính phủ và của Hồ Chủ Tịch, UBKC xã Vĩnh Khê đã ra sức vận động đồng bào Vân Kiều trong các thôn bản đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống “giặc đói”, tích cực học văn hóa để diệt “giặc dốt”, góp phần đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc đến thắng lợi hoàn toàn.

          Thực hiện lời kêu gọi của Đảng, chính phủ, của Hồ Chủ tịch và phong trào do UBCM địa phương phát động, đồng bào Vân Kiều của xã Vĩnh Khê trong các thôn bản vừa ra sức phát thêm nương rẫy để trồng cây lương thực, thực phẩm chống “giặc đói”, vừa tích cực học văn hóa để diệt “Giặc dốt”.

          Những thầy giáo được cách mạng tăng cường lên “Cắm bản” đã thực hiện “3 cùng” với dân bản để dạy “Cái chữ” cho đồng bào Vân Kiều.

           Nhờ vậy, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Vân Kiều được nâng lên, có điều kiện để đóng góp cho công cuộc kháng chiến kiến quốc.

          Từ năm 1955 đến nay, dưới ánh sáng các NQ của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự nghiệp giáo dục của xã Vĩnh Khê không ngừng phát triển.

          Đến nay xã Vĩnh Khê đã xây dựng được Trường Tiểu học, trường Mầm non công lập, tổ chức được các lớp PCTH, PC THCS và các lớp xóa tái mù. Đại bộ phận đồng bào Vân Kiều đã biết đọc, biết viết, nhiều người đã có trình độ văn hóa cấp 2, cấp 3, cao đẳng, đại học. Con em của đồng bào Vân Kiều đúng độ tuổi đều được đi học.

          Sự phát triển của giáo dục Vĩnh Khê, trong đó có sự lớn mạnh của Trường Tiểu học đã mở ra nhiều cơ hội để đồng bào Vân Kiều nâng cao dân trí, tạo nguồn lực xây dựng xã miền núi Vĩnh Khê ngày thêm giàu về kinh tế, mạnh về QP- AN, đẹp về văn hóa. Với những thành tích đạt được trong dạy và học, rèn luyện, nhiều năm liền Trường Tiểu học xã Vĩnh Khê được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện.

          Thực hiện điểm nhấn của Ngành GD&ĐT Quảng Trị trong năm học 2012 – 2013  “Biên soạn lịch sử và xây dựng phòng truyền thống nhà trường”, được sự hướng dẫn của Phòng GD&ĐT huyện, Chi bộ, Ban giám hiệu Trường Tiểu học xã Vĩnh Khê tiến hành sưu tầm, biên soạn “Lịch sử truyền thống của Trường Tiểu học xã Vĩnh Khê giai đoạn 1955 - 2013” để góp phần xây dựng Phòng truyền thống của trường.

          Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường xin trân trọng giới thiệu cùng Đảng bộ và nhân dân địa phương, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy tại Trường Tiểu học xã Vĩnh Khê từ năm 1955 đến nay và các thế hệ học sinh Tiểu học xã Vĩnh Khê qua các thời kỳ.

          Vĩnh Khê nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, ở vị trí 15 độ 17’- 15 độ 50’ vĩ độ Bắc, 106 độ 30’ 107 Kinh độ Đông là một trong 3 xã miền núi của huyện Vĩnh Linh - tình Quảng Tri. Có diện tích tự nhiên vào khoảng 2 470ha.

          Địa hình chủ yếu là đồi, rừng núi, khe suối. Người dân chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều.

         Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ, Vĩnh Khê là một vị trí chiến lược quan trọng, là hậu phương vững chắc để tiếp tế, chi viện con người, lương thực thuốc men cho chiến trường miền nam. Trong đấu tranh người dân Vĩnh Khê, không những rất anh dũng mà trong lao động họ  rất cần cù, chịu thương chịu khó. Người dân rất mến khách, thủy chung, một lòng tin tưởng và luôn đi theo cách mạng, theo Đảng, Bác Hồ.

           Vào những năm 1946 - 1957 nghe theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, người dân Vĩnh Khê đã đoàn kết quyết tâm diệt 3 tên giặc đó là “ Giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt”. Phong trào tự học bình dân học vụ bổ túc công nông được phát động mạnh mẽ, người biết chữ nhiều dạy cho người biết chữ ít, người biết chữ ít dạy cho người chưa biết chữ. Lớp học là nhà, bàn ghế là gường, là phản. Ánh đèn dầu, ánh sáng của đuốc lồ ô, đã giúp người dân, cán bộ xã biết được con chữ, biết đọc, biết viết, biết tính toán.

   Từ đó vào năm 1959 xã Vĩnh Khê đã được ủy ban hành chính huyện Vĩnh Linh tặng cờ luân lưu về phong trào diệt giặc dốt.

           Phát huy truyền thống hiếu học và không dừng lại đó, vào năm 1958 trường cấp I Vĩnh Khê chính thức được thành lập, lớp học lúc này là mượn nhà dân để học. Người làm hiệu trưởng đầu tiên của xã Vĩnh Khê là thầy Chung - người Nghệ An. Do điều kiện công tác năm 1960 - 1961 thầy Chung chuyển công tác, thầy Khoa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo phong trào học tập tại xã nhà.

       Trong suốt những năm dài chiến tranh, vì điều kiện công tác nên giáo dục Vĩnh Khê cũng thay  đổi nhiều thay hiệu trưởng qua các thời kỳ.

- Từ năm 1961- 1963 thầy Sanh người Vĩnh Giang được cử làm hiệu trưởng thay cho thầy Chung.

- Cuối năm 1963 theo năng lực cán bộ và do điều kiện công tác, thầy Sanh được rút về làm thanh tra huyện và thầy Nguyễn Hữu Tuyến được Giáo Dục Vĩnh Linh bổ nhiệm làm hiệu trưởng đến năm 1967.

           Do chiến tranh ác liệt đế quốc mỹ leo thang đánh phá miền bắc, đặc biệt là khu vực Vĩnh Linh. Để duy trì nòi giống, bảo tồn lực lượng con người cho mai sau, BCT và Bác Hồ đã quyết định đưa dân, học sinh sơ tán ra phía bắc. Vì vậy từ năm 1967-1973 trường lớp tạm vắng nhường chỗ cho cuộc chiến ác liệt giữa ta và địch. Tuy vậy phong trào học tập vẫn được phát huy và nhân rộng trong tầng lớp thanh niên, cán bộ chủ chốt xã.

Năm 1973 hiệp định Giơ ne vơ có hiệu lực, buộc đế quốc Mỹ ngừng ném bom ở miền bắc, rút quân về nước. Người dân K8, K10 lại trở về quê hương để tiếp tục lao động học tập, và thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng MiềnNam. Phong trào học tập lại được chú trọng hơn trước. Lúc này ở các thôn bản đã có lớp học riêng và có nhiều thầy giáo ở miền xuôi lên dạy học và được giữ chức vụ hiệu trưởng qua các thời kỳ:

-         Từ năm 1973 - 1975 thầy Lê Văn Bản đã giữ chức vụ hiệu trưởng trường cấp I Vĩnh Khê.

-         Từ tháng 8/1975 - 7/1979 thầy Hồ Rày người dân tộc Vân Kiều được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường.

-         Từ tháng 8/1979 - 7/1982 thầy Trương Đình Thỏa giữ chức vụ hiệu trưởng trường.

-         Từ tháng 8/1982 - 7/1993 thầy Phạm Quang Trợ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng thay cho thầy Thỏa nghỉ hưu.

-         Từ tháng 8/1993 - 7/1996 thầy Ngô Vĩnh Lộc được bổ nhiệm làm hiệu trưởng thay cho thầy Trợ  chuyển công tác về xuôi.

-         Từ tháng 8/1996 - 7/1998 thầy Lê Văn Minh được bổ nhiệm quyền hiệu trưởng thay cho thầy Lộc.

-         Từ tháng 8/1998 - 7/2005 thầy Thái Văn Đóa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Khê.

-         Từ tháng 8/2005 - 7/2010 thầy Phan Ngọc Trung được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường.

-         Từ tháng 8/2010 -  2013 thầy Đỗ Văn Quảng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Khê.

              Trong suốt quá trình đó, luôn có nhiều biến động theo thời gian, theo dòng lịch sử. Biết bao thăng trầm, gian nan vất vả trong công tác dạy và học tại xã nhà. Nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ xã Vĩnh Khê, sự đồng thuận của nhân dân, sự quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành cấp trên với sự vào cuộc của toàn xã hội. Đến nay phong trào Giáo dục của Vĩnh Khê đã có nhiều sự đổi mới và thực sự là: “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”

    Sự nghiệp giáo dục Vĩnh Khê sẽ mãi mãi là ngôi sao sáng ở núi rừng miền Tây này.

  

nguon VI OLET