Phần 1

Đó thực sự là một ngày dài dành cho Dalai Lama. Ngay khi Người vừa hoàn tất bữa điểm tâm đạm bạc của mình và dùng trà vào lúc 7:30 sáng, khi ấy Người đã trải qua bốn giờ đồng hồ thức giấc làm việc, hoàn tất thời gian biểu chặt chẽ của mình, gồm có đọc kinh, nghiên cứu và thiền định. Sau bữa điểm tâm Người bắt đầu công việc thường ngày của mình và một loạt những công việc trong ngày đang đợi Người: gặp gỡ hết người này đến người khác, đón tiếp một sĩ quan liên lạc thuộc chính phủ Ấn Độ, gặp gỡ vị thầy tăng dẫn đầu của một trong số những giáo phái thuộc Phật giáo Tây Tạng, gặp gỡ Tổng thống Nga, rồi đến một viên chức tha hương người Tây Tạng và nhiều thành viên thuộc văn phòng của Người. Và trong số này có những cuộc gặp gỡ cá nhân, tôi đã từng chứng kiến hình ảnh Người vui mừng đón tiếp những người Tây Tạng tha hương mới đến Ấn Độ. Họ đã thực hiện một chuyến đi gian khổ vượt qua dãy Himalayas bằng tất cả những phương tiện mà họ có thể tìm được, nếu họ may mắn thì họ có thể tìm được một chiếc xe buýt cũ kỹ nào đó, hoặc họ có thể quá giang những chiếc xe tải mục nát.


Một số đã phải đi bộ vượt qua biên giới gồ ghề chông gai, quyết tâm vượt qua những dãy núi cao ngất trời. thỉnh thoảng một đứa bé có thể bị mất một ngón tay hoặc ngón chân – do thời tiết quá sương giá. Nhiều người đến đây không một đồng xu dính túi, cơ cực nghèo đói trong trang phục chuba (loại trang phục truyền thống của Tây Tạng) nhàu nát và bẩn thỉu sau một chuyến đi dài. Những gương mặt già nua bởi sương gió và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mọi người đều thể hiện những đau khổ vô kể, tâm hồn chai sạn qua những năm tháng bị ngược đãi bởi người ngoài. Tuy vậy, tâm hồn họ như sống lại khi được trông thấy mặt Dalai Lama, giấc mơ đổi đời của họ, niềm hy vọng trong họ như chợt bùng lên khi được gặp gỡ Dalai Lama. Người trao cho họ, cả người trẻ lẫn người già, những lời hy vọng và khuyến khích, từ “Giáo dục là chìa khóa tiên quyết để thành công” cho đến “Các anh, là đàn ông, cần phải cẩn thận khi ra ngoài quan hệ với gái mại dâm – các anh có thể bị mắc bệnh đấy”.

Cuối cùng, vào lúc 2:00 chiều trong ngày của Người. Và đó là cuộc hẹn với tôi. Tôi được Người sắp xếp cho vài giờ đồng hồ vào buổi chiều để cộng tác cùng Người viết nên cuốn sách này, và tôi đã có mặt ở đây để trao đổi. Các cuộc thảo luận của chúng tôi không giống như những cuộc trò chuyện thân mật khác. Thực ra, tôi cũng không phải gây khó khăn cho Người lắm chúng tôi trang cãi nhằm hòa hợp giữa những triết lý Tây phương và Đông phương, tôi đặt ra vô số những câu hỏi khác nhau, trong số đó có một câu hỏi được Người cho là ngớ ngẩn hoặc không thể trả lời được, và chúng tôi cũng thường xuyên đùa tếu với nhau.

Đứng bên ngoài hành lang phủ đầy hoa giấy của Người, trong khung cảnh là những dãy núi Dhauladhar hùng tráng thuộc miền Bắc Ấn Độ, Dalai Lama chào đón tôi một cách nồng nhiệt khi Người dắt tôi vào trong nhà. Trong suốt hai mươi năm qua, căn phòng của Dalai Lama hầu như không thay đổi. Những bức tranh truyền thống của Tây Tạng, loại thanka, được treo rải rác trên những bức tường màu vàng xám, tại một góc phòng là bệ thờ được trang trí công phu, bên trong là một bức tượng Phật, một tấm bản đồ Tây Tạng lớn được dán lên bức tường đối diện. Thậm chí ngay cả những món trang trí nội thất cũng vẫn không thay đổi, ngoại trừ có lẽ chiếc trường kỷ đã được bọc lại.

Tôi cởi bỏ bao da chiếc máy tính xách tay của mình và dò dẫm tìm kiếm máy ghi âm của mình, chúng tôi ngẫu nhiên nói về những hoạt động của Người và những cuộc gặp gỡ của Người ở những ngày trước đó. Dalai Lama thường sắp xếp cuộc gặp với tôi vào khoảng cuối ngày của mình, vì thế tôi tha thẩn trong phòng khách để chờ đợi đến giờ gặp Dalai Lama, tôi thường có cơ hội quan sát những người đếm tìm gặp Dalai Lama. Vào ngày hôm ấy, tôi có ấn tượng với sự đa dạng về những người đến tìm gặp Dalai Lama, những người đếm tìm gặp Dalai Lama là những người đến từ mọi nơi trên thế giới.

Khi bắt đầu buổi thảo luận của mình, tôi nghĩ về điều này, và tôi nói: “ Ngài biết đấy, tôi không thể không có ấn tượng về sự đa dạng về những người đến tìm gặp ngài, mọi người ở mọi ngành nghề, mọi người ở mọi công việc. Và tôi đã suy nghĩ nhiều về việc ngài làm cách nào để có thể tham gia mọi loại hình hoạt động như thế. Vì thế, tuần này tôi muốn tập trung vào chủ đề công việc…”.

“Vâng. Tốt thôi”. Dalai Lama gật đầu.

“Và vì tuần này chúng ta sẽ nói về công việc, tôi hơi tò mò một chút, ngài nghĩ rằng đâu là công việc chính yếu của mình?”

Dalai Lama trông có vẻ bối rối. “Ý anh muốn hỏi điều gì?”

Tôi cũng bối rối vì không hiểu sao Người lại tỏ ra bối rối với câu hỏi này. Đây là một câu hỏi đơn giản thôi mà.

“Ồ, ở Tây phương”, tôi giải thích, “khi ngài gặp gỡ một người nào đó, câu hỏi đầu tiên ngài hỏi người lạ mặt đó là: “What do you do?”, câu hỏi này có nghĩa là, ‘Bạn làm nghề gì? Công việc của bạn là gì?’. Vì thế, nếu ngài gặp gỡ một người hoàn toàn lạ mặt và họ không biết ngài hoặc chưa từng bao giờ nghe nói về Dalai Lama và họ thậm chí còn không biết ngài là một thầy tăng, thì họ cũng xem là một người bình thường và họ sẽ hỏi ngài, ‘Ngài làm gì để kiếm sống?’, khi ấy ngài sẽ đáp lời như thế nào?”

Dalai Lama suy nghĩ một lúc trong im lặng và cuối cùng Người nói. “Không gì cả. Tôi không làm gì cả”.

Không gì cả? Tôi đưa mắt nhìn trừng trừng trong ngạc nhiên, còn Người lẩm bẩm với chính mình. “Nếu bất chợt tôi được người khác hỏi câu hỏi này thì có lẽ đó chính là câu trả lời của tôi. Không gì cả, tôi không làm gì cả”.

Không gì cả? Tôi không tin thế. Rõ ràng Người đã làm việc cật lực như mọi người đã biết, thậm chí là cật lực hơn mức bình thường rất nhiều. Năm ngoái, khi cùng tham gia chuyến rao giảng của Người tại Hoa Kỳ, tôi đã chứng kiến hình ảnh Người làm việc cật lực liên tục trong nhiều vai trò khác nhau: khi là một chính khách, Người đã gặp gỡ Tổng thống George W. Bush, thư ký liên bang Colin Powell, các Thượng nghị sĩ và các thành viên của Quốc hội. Khi là một người giảng dạy, Người được mến mộ vì là một học giả uyên thâm về lĩnh vực triết lý Phật giáo, Người dẫn giải các chi tiết về vô số những chủ đề khác nhau với mức độ sâu sắc lạ thường. Khi là người nhận giải Nobel Hòa bình người liên tục vận động không ngừng nghỉ vì nền hòa bình của thế giới cũng vì nhân quyền, Người đã tham gia hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn những buổi rao giảng trên toàn thế giới. Là một nhà lãnh đạo tôn giáo Người luôn cố gắng tìm cách hòa hợp mọi tôn giáo với nhau, Người đã gặp gỡ tiếp xúc những nhân vật tín ngưỡng cấp cao từ mọi tôn giáo: linh mục, giáo sĩ Do Thái, mục sư, và các thầy giảng đạo Ấn Độ. Người đã gặp gỡ trao đổi cùng các nhà khoa học, các vị học giả, những người chiêu đãi, những người nổi tiếng và cả những người vô danh. Người làm việc từ sáng đến tối, di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác. Và những cuộc hẹn gặp gỡ đó thường không phải là do Người chủ động sắp xếp, mà là những lời mời từ những người khác. Và một điều nổi bật hơn hết là – là bất kể thời gian biểu làm việc của mình có chặt chẽ bận rộn cách mấy, Người vẫn dễ dàng hoàn tất hết mọi công việc. Người luôn làm việc trong vui vẻ.

phatphap.wordpress.com & phatphapdaithua.com & phatphapphothong

nguon VI OLET