Thứ sáu - 29/04/2011 18:35
khudutrusinhquyenSáng (29/4), đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao bằng công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An cho tỉnh.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ được UNESCO công nhận vào tháng 9/2007. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích hơn 1.300.000ha; là hành lang xanh nối kết 3  vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên Pù hoạt. Sự kết nối này đãtạo nên sự liên tục về sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra.

Đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An

Theo ghi nhận của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO thì Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới. Các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có gần 1.300 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn... Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam. Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người. Bà Katherine Muler Martin - trưởng văn phòng đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đánh giá:Các khu rừng sinh quyển của Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào việc bảo vệ hệ sinh thái của trái đất. Tại đây, có những tài sản đa dạng sinh học cần được bảo vệ như: sao la, sa mu dầu. Chúng tôi mong đợi thông qua sự công nhận này, tộc người Ơ Đu với vài trăm thành viên đang sinh sống trong Khu Dự trữ Sinh quyển sẽ có cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển, và sử dụng tri thức truyền thống của mình để cải thiện cuộc sống và bảo vệ sinh thái tự nhiên.

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng mưa nhiệt đới phía Bắc dãy Trường Sơn. Là khu vực duy nhất của miền Bắc còn sót lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt nhất khu vực dọc biên giới Việt Lào. Độ che phủ rừng trong toàn khu vực đạt trên 70% với nhiều đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin Pù Mát… Khu dự trữ sinh quyển được xem như “phòng thí nghiệm sống học tập cho phát triển bền vững” cung cấp các dữ liệu để các nhà khoa học dựa vào đó xây dựng các giả thiết mới về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Giá bảo tồn đa dạng sinh học tại đây thể hiện ở sự có mặt của 70 loài thực thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam, trong đó, có nhiều loài động vật quý hiếm như: Sao La, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn hay Sa mu dầu. Mặc dầu sở hữu nguồn đa dạng sinh học giàu có nhưng đây là một trong những nơi nghèo nhất Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt trên 500 USD/ năm. Khu dự trữ sinh quyển là nơi sinh sống của hơn 884.000 người thuộc 7 dân tộc gồm: Kinh, Thái, Khơ Mú, Thổ, HMông, Đan Lai và Ơ đu với 9 dân tộc. Trong đó, có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai ở và dân tộc Ơ Đu. Chính sự hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa đã tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của khu vực này. Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hoàng Trí - Tổng thư ký UBGQ chương trình con người và sinh quyển Việt Nam cho rằng: Đây là khu sinh quyển thể hiện sự hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và không gian văn hóa.

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là tài sản quí không chỉ của xứ Nghệ mà đó còn là tài sản của Việt Nam và cộng đồng thế giới. Cùng với việc đưa đến một tư duy mới về khoa học bảo tồn, khu dự trữ còn cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên bên trong và xung quanh những khu vực. Đồng thời mang lại cơ hội cho khu vực trong việc thu hút các dự án đầu tư, hỗ trợ trong nước và quốc tế. Cộng đồng địa phương sẽ có cơ hội để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, duy trì các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Khi các lợi ích được đảm bảo, đời sống kinh tế tăng cao, nhận thức của người dân được cải thiện thì áp lực của cộng đồng địa phương lên tài nguyên rừng ở các khu vực bảo vệ sẽ giảm xuống, giá trị đa dạng sinh học được duy trì và phát triển.

Việc miền Tây Nghệ An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao mức sống của người dân thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc.

Nhân sự kiện này Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường, PGS. TS Phạm Đình Quyền trao bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho cây sa mu dầu ở huyện Con Cuông, Nghệ An. Cây sa mu dầu này được đánh giá là to và hùng vĩ nhất Việt Nam với chiều cao 70m, đường kính 5,5m và có tuổi hơn 700 năm tuổi.

Tác giả bài viết: An Duyên

Nguồn tin: Truyền Hình Nghệ An

nguon VI OLET