Vua Tự Đức

Một hôm nhàn rỗi, vua Tự Đức cao hứng làm một bài thơ chữ Hán, rồi trong một buổi họp bàn luận văn chương, đem đọc cho các quan chép:
Tiêu hà tá tán khởi ư phong
Sấn nhập trùng vi nhiễu trướng trung.
Bất luận huân tiêu phàn khoái lực
Hốt văn Hàn Tín tự tiêu không

Các quan ai nấy đều hiểu như sau:
Tiêu Hà giúp nhà Hán ở đất Phong Bái, không dùng tới sức mạnh của Phàn Khoái, chỉ cầu ở tài Hàn Tín là nên việc.
Ai ngờ trong bài thơ trên, Tự Đức dụng ý: tả con muỗi. Tiêu Hà có nghĩa là tàu chuối, lá sen; phong là gió; hán là nó; hàn tín là tin lạnh, phàn khoái là hun đốt.
Ông Lăng Nhân Phùng Tất Đắc dịch bài thơ trên ra chữ Nôm như sau:
Bẹ chuối, dài sen nối cánh rung.
Bay vào màn trướng quấy lung tung
Chẳng cần phải tốn công hun đốt
Tin lạnh vừa đưa tẩu tán cùng

(Theo Hoàng Trọng Thược) 
 


Lại một hôm, Tự Đức muốn thử tài các quan mới nghĩ ra một bài thơ rất hiểm hóc, bảo các quan rằng: " Trẫm vừa làm được một bài thơ hay, chư khanh nên chép lấy để ngâm chơi. Ông không cho biết đầu đề . Bài thơ như sau:
Lâm vũ lâm ly lý lý đường
Minh minh bỉnh chúc chiếu âm dương
Trì khu thướng há công doanh quán
Trử thủ ly bì đắc kỷ cương.

Lần này các quan lại viết sai, vì không hiểu thâm ý của nhà vua, cứ tưởng là một bài ngụ ý cao siêu. Chữ lý đường các quan lại tưởng là nhà Lý , nhà Đường, âm dương là khí dương, khí âm ; trì khu là rong ruổi, kỷ cương là khuôn phép; công là công lao. Thật ra ý Tự Đức chỉ muốn tả việc đi bắt ếch. Bài thơ được dịch nghĩa như sau:
Mưa dầm trầy trợt con đường trong bụi mận
Ngọn đuốc mờ tỏ soi vào những tiếng ỳ ộp
Soi lên soi xuống hết các khu vực, đánh được đầy xâu
Đem về chặt đầu, lột da được chừng độ mấy niêu.



Thơ khiển trách quan

Trong một buổi hội các văn thần để ngâm thơ, xướng họa và bàn luận về sử sách, văn chương, vua Tự Đức chợt nghe một viên quan trong hàn Lâm Viện dương dương tự đắc nói mãi về đức thánh Trèm là Lý Trọng Ông (thật ra tên thật của Thánh là Lý Ông Trọng) ông làm ngay bài thơ tứ tuyêt chế diễu:
Ông Trọng như hà hoán Trọng Ông.
Chỉ nhân học vấn thiếu phu công
Tư nhân an đắc cư Lân Hàn
Nghi truất Nội Hà tác phán thông.

Dịch thơ như sau:
Ông Trọng sao nay đối Trọng Ông
Chỉ vì học vấn ít phu công
Người này sao ở Lâm Hàn được
Ra Nội Hà ngay làm phán thông

Sau buổi hội thơ, qua Hàn Lâm kia quả , nhiên bị truất chức ra Hà Nội làm thông phán. Tai hại thay, chỉ một sơ suất trong buổi đàm luận văn chương ở chốn cung đình mà người chủ soái lại là Tự Đức!



Nguyễn Hàm Ninh làm thơ trách vua

Dưới thời Tự Đức, trong triều xảy ra việc Hồng Bảo mưu toan cướp ngôi, sau đó chết một cách bí ẩn trong ngục. Người đương thời cho là vua Tự Đức mưu giết anh để trừ hậu họa. Sau đó, nhân một buổi ngự thiện, Tự Đức dùng cơm vô ý cắn phải lưỡi, liền lấy đầu đề
" răng cắn lưỡi " ra cho đình thần làm thơ, Nguyễn Hàm Ninh dâng một bài (1) tứ tuyệt:
Sinh ngã chi sơ, nhỉ vị sinh
Nhỉ sinh chi hậu, ngã vi huynh
Nhất đường cọng hưởng trân cam vị
Hà nhẫn tương thương cốt nhục tình

Dịch thơ:
Ta ra đời trước, chú chưa sinh
Chú phận làm em, ta phận anh
Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẻ
Mà nỡ đau thương cốt nhục tình?

Tự Đức xem thơ, thưởng mỗi câu một lạng vàng vì lời thơ hay, nhưng lại phạt một câu một roi vì ý thơ sâu sắc.
Nhà vua hiểu Nguyễn Hàm Ninh dùng bài thơ này để ám chỉ việc mình ám hại Hồng Bảo.

Chú thích:
(1) Theo Trương Vĩnh ký trong Chuyện đời xưa, tác giả là Nguyễn Đăng Hành, con của Nguyễn Đăng Giai.


Tài nghệ thơ của Cao Bá Quát

Năm Tự Đức thứ tư (1851), vua Hàm Phong nhà Thanh mất, sứ Tàu sang báo ai (1). Tự Đức truyền các quan làm câu đối phúng?
Đình thần nghĩ xong, xin triệu Cao Bá Quát vào để viết, vì chữ ông tốt hơn mọi người. Ông vào triều, trải tấm vóc trên kỷ, một tay cầm bút viết, một tay bưng mũ. Các quan hỏi sao lại kỳ quặc thế, ông đáp:
- Văn này phải viết cách này mới xứng đáng.
Vua Tự Đức nghe lọt, nổi giận phán:
- Nếu vậy Khanh làm câu khác thử coi?
Ông liền xin tấm vóc khác và viết ngay:
Át mật bát âm Đường bạc hải
Bi hào vạn lý Tống thâm sơn

Có nghĩa:
Im bặt bát âm khắp biển nhà Đường (khi vua Đường Nghiêu mất, bốn biển im tiếng âm nhạc ba năm, để tang vua coi như cha mẹ)
Kêu gào muôn dặm núi sâu nhà Tống (khi vua Tống Nhân Tông mất, khắp thâm sơn cùng cốc muộn dặm đều gào khóc).
Tự Đức phải chịu là hay.

Chú thích:
(1) Báo ai : Báo tin buồn


Cao Bá Quát trêu thơ Tự Dức

Một hôm Tự Đức kể các quan đại thần là ông nằm mơ thấy mình làm được hai câu thơ chữ nho, câu nào cũng có hai tiếng Nôm chen vào. Ông truyền cho các quan chép lại.
Hai câu ấy như sau:
Viên trung hoảo điểu liêu tiêu ngữ
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai

Nghe vậy, Cao Bá Quát liền quỳ xuống, tâu:
" Muôn tâu bệ hạ, hai câu ấy không có gì lạ. Đó là hai câu tam tứ ở một bài thơ mà thần đã được nghe.
Tự Đức rất ngạc nhiên truyền cho ông đọc toàn bài. Cao Bá Quát ứng khẩu đọc liền:
Thất mã tê phong huyếch hoác lai
Oanh doanh xa mã cộng trì hồi
Viên trung hoả điểu liêu tiêu ngữ
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai
Bạch nhật sa văn lôi hống dọng
Thanh thiên hốt kiến vũ lài nhài
Khù khờ thicú đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài (1)

dịch nghĩa:
Đôi ngựa thét gió huếch hoác lại
Sầm sập xe ngựa cùng quay đuổi đến
Trong vườn chim đẹp nói líu tíu
Ngoài đồng hoa lạ nở lác đác
Ngày tạnh thoạt nghe tiếng sấm ỳ ầm
Trời xanh chợt thấy mưa lải nhải
Câu thơ khù khờ đã nhiều người biết
Còn khệnh khạng mang ra hỏi bậc tú tài

Đặc sắc của bài thơ trên là cả 8 câu, câu nào cũng có hai chữ Nôm chen vào các chữ Hán của bài thơ thất ngôn bát cú.
Nghe xong, Tự Đức biết là Cao Bá Quát bịa ra bài thơ để giiễu minh, nhưng đành chịu tài " xuất khẩu thành thơ " của Cao Bá Quát
(1) Về bài thơ này có bản chép như sau:
Bảo mã tây phong huyếch hoác lai
Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngũ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bát văn sương lộp bộp
Thu thiên chi khiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài



Câu đối hòn Nam Bộ

Ở sau điện Cần Chánh mới đắp một quả núi non bộ trong bể cạn, Tự Đức sai nguyễn Văn Siêu đề câu đối. Siêu nghĩ mà chưa biết đề như thế nào cho hay, nhân gặp Cao Bá Quát đến chơi, mới ngõ ý ấy. Cao Bá Quát lấy bút chép ngay:
Sơn nhược hữu thần vô Hán tuế
Hải như sinh thánh thiếp Chu Ba

(Núi nếu có thần thì hô chúc tuổi vua Hán. Theo tích : Vua Hán Vũ Đế đi chơi núi Tung Sơn, thị thần đứng dàn hàng hai bên, lúc xe vua đi qua đều hô vạn tuế , tiếng hô âm vào núi, vang ra ba lần. Người ta nói đấy là sơn thần hô vạn tuế chúc vua)
(Biển như sinh thánh nhân thì im lặng sóng gió nhà Chu. Theo trích : Chu Công Đán hỏi: Nước Việt thường cách đây vạn dậm, vì cớ gì sang cống? ". Sứ giả nói: " Hạ quốc thấy gần đây mưa thuận gió hoà, ba năm nay biển không gợn sóng" . Biết rằng Trung Quốc có thánh nhân cho nên sang cống"
Khi câu đối ấy viết lên, cả triều thần đến đọc ai cũng tắm tắc khen hay.



Câu đối ở điện Cần Chánh

Một hôm vua Tự Đức nghĩ hai câu đối treo ở điện Cần Chánh như sau:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân

Khi đem treo trong điện, các quan trông thấy, đều chịu là hay. Riêng Cao Bá Quát thì tỏ vẻ không phục, mai mỉa nói:
Hảo hề! Hảo hề! Phụ tử quân thần điên đảo!" 
Nhà vua nghe các quan tâu lại, gọi vào hỏi nguyên do. Cao Bá Quát liền tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, câu trên chữ tử đứng trên chữ phụ, vậy là con trên cha, câu dưới chữ thần đứng trên chữ quân, vậy là tôi trên vua. Rõ ràng phụ tử quân thần điên đảo
Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc:
Quân ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa

Nhà vua tuy tức giận, nhưng suy nghĩ lại cũng phải nhận rằng chữa như vậy, cương thường thuận lẽ mà ý đặt cũng già hơn.



Một bọc sinh đôi

Khi vua Tự Đức lên ngôi thì Cao Bá Quát vẫn còn làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu) ở bộ Lễ.
Tự Đức nghe tiếng hai anh em họ Cao đã lâu (1) .
Một hôm bèn cho triệu Cao vào để xem mặt và hỏi thử tài học.
Tự Đức ra đùa một vế đối rằng:
Nhất bào song sinh, nan vi huynh , nan vi đệ.
(Nghĩa là: một bọc sinh đôi, khó làm anh , khó làm em.
Ý chỉ hai ông Đạt và Quiát sinh một lần, khó biết ai là anh, ai là em).
Cao liền đối lại một câu rất khéo léo:
Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân, hữu thị thần.
(Nghĩa là : Nghìn năm gặp một, có vua ấy, có tôi ấy.
ý Cao Bá Quát muốn nói có ông vua tài giỏi (như Tự Đức) thì mới có người bề tôi tài giỏi (như Cao Bát Quát).
Tữ Đức rất hài lòng về câu đối này. Tuy nhiên nhà vua đã không lường hết được những chỗ thâm thúy của vế đối, vì câu này còn có thể hiểu theo nghĩa khác:
Có ông vua Tự Đức thì cũng có người bề tôi như Cao Bá Quát để đối chọi lại (theo ý " vỏ quít dày, móng tay nhọn ") và đó cũng chính là cái ý lắt léo củ họ Cao.

 



Lời khai của Cao Bá Quát

Vua Tự Đức sai Phan Văn Nhã dự thảo bài văn Ngọc Diệp. Nhã thảo xong, làm tiệc mời các quan đến dự, giở bài Ngọc Diệp đưa cho Thượng Thư Võ Phạm Khải cũng cậy mình có văn tài, chê văn của Nhã. Nhân rượu say, hai bên cãi nhau, Khải bảo:
- Văn như thế chó cũng làm được.
Vì thế thành ra ấu đả. Việc đến tai vua, vua vời Cao Bá Quát vào hỏi chuyện đã xảy ra. Ông khai :
- Bất tri ý hà, 
lưỡng tương đấu khẩu, bỉ viết cẩu, thử viết cẩu. Bỉ thử giai cẩu, dĩ chí tương ẩu, thần khủng phệ thần hoàng thần tẩu 
(Không biết ý làm sao, hai bên cãi nhau, bên kia bỏa chó, bên này bảo chó. Hai bên đều chó, rồi đến đánh nhau, tôi sợ cắn tôi, tôi hoảng tôi chạy)
(Nam Phong , số 147)



Nguyễn Công Trứ có công sáng lập hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Năm 75 tuổi, ông lại theo đường bộ ra Bắc thành thăm phong cảnh cũ. Dân hai huyện đón rước rất linh đình. Khi ấy có tên thị vệ quê ở Nam Định thấy các làng tôn sùng ông như thần, muốn tâng công, y liền tâu với Tự Đức là n Nguyễn Công Trứ có hành vi khả nghi, có ý muốn mưu đồ đại sự. Tự Đức b hạ mật chỉ cho quan Tổng Đốc Nam Ninh Hoàng Văn Thu p
hải dò xét việc ấy và đòi ông lập tức về Kinh.
Bị triệu gấp vì có người vu cho mình làm phản, ông rất uất ức. Đến Kinh Đô được ba ngày, Tự Đức vời ông vào bệ kiến. Nhà vua cho ngồi, ủy lạo mấy câu, rồi hỏi:
- Hạt Tiền Hài và Kim Sơn dân tình sinh hoạt thế nhào?
Ông tâu :
- Dân hai huyện ấy ngày nay có ruộng nương cày cấy, lại được mùa luôn nên rất vui vẻ. Những lúc thư nhân họ có câu đối để độ nhau rất thú vị.
Tự Đức hỏi:
- Những câu gì, khanh có nhớ không?
Ông tâu:
- Thần nhớ được mấy câu sau đây:
- Đem thân cho thế gian nhờ
Ngay như chỉ đặt lại ngờ bất trung
- Thế là cái gì?
- Họ giảng là cái phản để ngồi
Vua lại hỏi:
- Còn câu gì nữa không?
Ông tâu:
- Câu này cũng hay lắm:
- Ngữa lòng hứng lấy nước nhà
Người đà không biết , người đà biết cho

- Là cái gì ?
- Là cái máng để hứng nước.
Vua hỏi đến các câu hát nào hay, Nguyễn Công Trứ liền đọc ngay rằng:
Chuông già đồng điếu, chuông kêu
Anh già lời nói, em xiêu tấm lòng.
Quốc sỉ vô song là người Hàn Tín
Anh nó thương em anh đến chi đây.
Bốn bể rồng ấp lấy mây.

Vua Tự Đức hiểu ý ông ám chỉ việc triều đình hay nghi kỵ, liền an ủi và cấp tiền lộ phí cho ông trở về nhà
(Theo Giai thoại văn học Việt Nam)



Hậu quả đọc thơ trong men rượu

Lê Ngô Cát là một nhà nho giỏi thơ Nôm ở thời Nguyễn. Ông quê làng Hương Lang , huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ- Hà Đông) không rõ năm sinh và mất, chỉ biết ông đỗ cử nhân vào năm 1848.
Tương truyền hồi Lê Ngô Cát đang làm Bố Chánh Cao Bảng thì được vua Tự Đức triệu về Kinh để sửa lại bộ Quốc sử diễn ca. Trong bộ sử, ông có viết mấy câu về Bà Triệu như sau:
Vú dài ba thước giắt lưng
Cỡi voi đánh trống trong rừng kéo ra
Cũng toan gánh vác sơn hà
Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam

Khi dâng sách lên, Tự Đức đọc đến đoạn đó thích lắm, chỉ chữa chữ " cũng toan " thành ghé vai " , và nói đùa rằng " Thế đàn ông nước Nam đâu cả? " Rồi nhà vua ban thưởng cho Cát một tấm lụa và hai đồng tiền vàng
Nghe tin, các bạn đến mừng, đòi Lê Ngô Cát phải có rượu khao. Khi rượu đã ngà ngà say, các bạn hứng chí đòi chủ nhân phải có thơ về việc vua ban vàng, lụa.
Lê Ngô Cát bèn ngất ngưỡng đọc luôn hai câu lục bát như sau:
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền.

Ít lâu sau bỗng Lê Ngô Cát nhận được lệnh phải đi nhận lại chức Bố Chánh Cao Bằng. Ông rất sửng sốt và lo ngại . Mãi về sau mới vỡ lẽ : Thì ra hai câu thơ của ông đã đến tai vua Tự Đức , nhà vua cho ông có ý xỏ vua keo kiệt (cho một tấm lụa chỉ đủ làm cái khố) và vì thế đày ông lên lại Cao Bằng
(Theo Giai Thoại văn học Việt Nam)


TÀI BÔNG LƠN CỦA MỘT KÉP HÁT 

Sau khi bị mất 6 tỉnh ở Nam Kỳ, vua Tự Đức rất buồn phiền, suốt ngày trầm tư, không cười, ít nói. Để vua giải khuây, triều thần đề nghị cho đội tuống Thanh Bình vào trình diễn để vua xem. Bà Từ Dũ Hoàng Thái Hậu lại hứa ban thưởng cho ai đem lại nụ cười cho vua. Đội Vung - Đội trưởng đội tuồng Thanh Bình- xin đảm nhiệm việc ấy.
Khi đội Vung ra sân khấu thì vua Tự Đức đang hút thuốc lá. Đội Vung đang sắm vai vua, thấy vậy chạy lại gần Tự Đức nói:
- Cho tớ hút một hơi.
Vua Tự Đức đang buồn phiền thấy vậy cũng phải phì cười nói " mi táo gan hè " và tha cho cái lỗi phạm thượng ấy.
Đội Vung, sau buổi biểu diễn ấy, được lãnh thưởng của Hoàng Thái Hậu.


CÁP TÔ VĂN NGỒI TÙ 

Đội Vung là kép giỏi của đoàn tuồng Thanh Bình, có tội phải vào tù, vì bị phát giác nằm trên máng xối của điện Thái Hoà để nghe bàn quốc sự, sau vụ Đoàn Trưng đột nhập Kinh Thành, mưu việc đưa Đinh Đạo lên ngôi không thành.
Nhân một buổi diễn tuồng cho vua Tự Đức xem, vai Cáp. Tô Văn không ai thủ xuất sắc, đội trưởng đội tuồng bẩm lại với vua cho thay tuồng khác.
Tự Đức hỏi lại lý do, đội trưởng mới tâu lại là phi đội Vung, không ai thủ nỗi vai Cáp Tô Văn, một tướng dữ đời Đường , suýt giết được vua Đường nếu không có Tiết Nhơn Quý phò trợ.
Vua Tự Đức đang lúc muốn xem tuồng , liền phán cho người vào tù kêu đội Vung cho ra tù đóng Cáp Tô Văn.
Xong việc, Cáp Tô Văn vào ngồi tù lại.



TIÊU TÁN SÁNG TẠO ĂN GAN 

Tại nhà hát Duyệt Thị Đường , kép đóng vai " Tiêu Tán ăn gan " thật xuất thần. Vả khuôn mặt , tay chân , điệu bộ rất hấp dẫn người xem. Vua Tự Đức cũng bị tài nghệ kép hát lôi cuốn, hứng chí bảo nhỏ với quan bộ Lại ngồi cạnh bên:
- Ghi mau cho Trẫm, tên này được phong hàm bát phẩm.
Nhưng Tiêu Tán đang lúc say sưa diễn, muốn " sáng tạo thêm chút ít ", do ăn gan đã hết, đến khúc ruột , gặp khúc ruột thúi , nên phun phì phì. Thấy vậy , Tự Đức nổi giận:
- Nó diễn trước mặt Trẫm mà dám phun thứ hôi thói ấy, mau xoá bát phẩm.



VÌ SAO LẠI SỬA TUỒNG BÀN DÂN GIAN 

Nhân ngày khánh tiết, bà Từ Dũ Cho vời đoàn Thanh Bình vào hát trước sân cung Thọ Ninh cho các bà Thái Hậu xem. Hôm ấy đoàn hát tuồng truyện , vở Đường Chinh Tây, lớp " Phàn Lê Huê tru huynh sát phụ ". Các diễn viên đóng rất đạt. Đặc biệt là Phàn Lê Huê do một kép già đào đóng tài tình vô cùng.
Xem xong , bà Từ Dũ có vẻ không vui. Bà liền bảo đội trưởng vào bảo:
- Người Tàu đặt truyện thật là nghịch lý nhẫn tâm. Đặt cho Phàn Lê Huê tài phép đến thế , có chuyện chi gấp rút mấy đi nữa thời với tài ấy tránh trút như chơi. Chớ chi phải đến nổi giết anh, giết cha chẳng còn tình nghĩa chi hết. Người Tàu khác, người mình khác, người đặt truyện đã đặt bậy cớ sao người soạn tuồng cũng soạn bậy luôn? Phải sửa lại đừng cho như vậy mới là hợp lý và thuận với người nước ta !
Đội trưởng đội Thanh Bình nhận tội và hứa sẽ sửa lại .
Vua Tự Đức nghe mẹ phê phán đội Thanh Bình, ông cũng cảm thấy có phần trách nhiệm. Sàu đó nhà vua cho thu tất cả các bản tuồng đang lưu hành trong dân gian đưa về Kinh nhuận sắc lại hết. Vở nào không đúng với đạo lý Việt Nam đều phải sửa. Từ đó mới có tuồng Kinh Bản và Phường Bản. Phường Bản là bản tuồng ở dân gian, Kinh bản là bản tuồng đã được sửa chữa lại tại Kinh Đô
(Theo Đại Nam Liệt truyện và Tử Dũ Hoàng Thái Hậu truyện)



KHI VUA NỔI GIẬN 

Vua Tự Đức thường được truyền tụng là điềm đạm, nhưng vẫn có lần ông này nổi nóng, mất bình tỉnh. Giai thoại kể lại như sau:
Để giải khuây trước cảnh đất nước bị Pháp xâm chiếm, ông thường ngự thuyền trên sông Hương bắn chim bằng súng. Mỗi lần nhà vua bắn được chim rơi xuống sông, quân lình chèo thuyền rồng lại để các cung nữ khều chim bằng những cây sào dài. Những lúc như vậy cần phải giữ thái độ nghiêm túc, vì đang ở trên thuyền rồng của vua. Không hiểu tại sao, một lần có cung nữ vừa khều chim, vừa buông tiếng cười cợt. Nhà vua tức giận, ra khoang thuyền, thấy cung nữ vẫn không dứt tiếng cười, sẵn súng cầm tay liền bắn tại chỗ.
Các cung nữ thấy vậy đều xanh mặt, chẳng dám hó hé một lời.
Nhà vua bắn xong mới tỏ vẻ hối hận. Có lẽ đó là lần đầu. Tự Đức đánh mất tính điềm tỉnh của mình
(Theo Phan Văn Dật)

Vua Tự Đức không có con nên tự mình viết văn bia cho mình. Qua văn bia ở Khiêm Lăng
(Khiêm Cung Ký) nhà vua muốn thố lộ tâm sự . Một ông vua ở trên ngai vàng khá lâu, trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thay đổi, cho nên " Không khỏi tiếng thị phỉ ; Đây là một phương cách nhìn lại bản thân và tự đánh giá những việc làm của vua Tự Đức trong thời gian trị vì.
. . .
... Tính ta lại ít nói, cho nên không phải bạn chí thân, dù là thân cận đại thần gặp nhau khi vào triều thì cũng ít khi bàn việc quan hay lên mặt như kẻ khác, do đó hầu như ta có ít người để giao thiệp nhưng ta vẫn cứ yên vui  sống trong lặng lẽ và vụng về ấy.
Khí huyết, ta vốn yếu đuối , thân thể thường gầy gò, trong lúc tuổi trẻ đang yên ổn này mà việc nối dõi còn khó có thể an ủi được lòng mong chờ của cha mẹ, thật quá hổ thẹn, nhưng đang buổi đầu ta chưa quan tâm lắm.
Gần đến tuổi trưởng thành, vào tháng sáu bỗng mắc bệnh đậu mùa rất nguy kịch, nhờ cha mẹ hết sức thuốc thang cầu đảo, tháng tám mới khỏi. (1)
(.......)
Còn như việc giặc cướp trong , ngoài có lúc làm mê loạn lòng người nhưng rồi cũng yên, ấy là nhờ vào sức mọi người chứ mình ta thì chẳng làm gì được.
Ôi! Dốt nát mà quen sống yên ổn, mông muội mà ở chốn nhà cao cửa rộng chẳng biết phòng bị, tôi tài tướng giỏi cũng đã tàn tạ hơn phân nữa, mấy ai có thể khôi phục lời di huấn về việc canh giữ biên cương của cha ta để giúp ta bước khỏi vòng tội lỗi? Trời cao lại trừng phạt nặng nề để răn dạy vua tôi ta. Người Âu Châu xa cách ngàn trùng dương vạn dặm, phong tục chẳng giống nhau, mà nước lại là nơi quen biết cũ, bỗng đưa quân lính thuyền bè đến, bỏ tình hoà hiếu mà tìm cách xâm lược bờ cõi, chúng cậy tàu bền, súng tốt giày xéo để hòng nuốt chửng đất Quảng Nam, phá phách đất Gia Định. Đất Bắc vốn ưa làm loạn nhân thể cũng nỗi lên. Hưởng thái bình đã lâu ngày, dân không biết chiến đấu, canh thành giữ chốt nào được mấy người?
Khiến đất nước đầy trộm cướp , trong gian ngoài giặc, chúng cấu kết với nhau ngày càng tràn lan, chúng đến đâu thì tàn hại như gió bão, thử hỏi biết cùng ai để bảo vệ bờ cõi của ta huống chi là việc bảo vệ dân ta? Bất đắc dĩ phải đánh qua loa cho xong chuyện nhưng dân thì ngày càng quấy nhiễu. Để thôi mệt nhọc, nhân giặc cầu hoà ta đành phải sai sứ cùng chúng bội ước, những nhà nho lão thành, những đại thần uy vọng đều lấy làm bùi ngùi và xin đi, rồi chẳng hiểu sao lại quá dễ dãi trong việc thương thuyết mà trở về. Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng nhiên một sớm thấy giao cho địch, họ đã chọn lấy cái họa nhỏ nên đã dùng cái chết để khỏi nhục mạng vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng với một bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tông miếu và thiên hạ. Kẻ mất chẳng hoàn thành được ý chí và sự nghiệp, người còn thì đằng đẵng xót thương lo lắng không sao khuây được. Đó là cái dẫn đến chỗ thảm khốc . Nếu cho rằng đành bỏ cái đã mất để lo xoay xở cái nguy mới hiện ra, thật không làm như thế thì làm sao giữ được việc đã qua ? Than ôi, nếu bỏ là có công tất mất là có tội, nếu mất mà chưa cho là tội thì sao bỏ gọi là công? Hai điều ấy chắc có thể phân biệt được. Kẻ kia làm mất nay ta thu lại được nên gọi là công, huống hồ kẻ kia làm mất , ta lại hùa theo mà n bỏ luôn, ôi công sao? Sao có thể đo lường trái đến vậy mà cho là trí, dối trá như vậy mà cho là công? Những kẻ bàn luận riêng tư còn cho như thế, nên họ chối bỏ chẳng đoái hoài gì đến nước nhà, thế nên chẳng lạ gì họ ngày càng uể oải ,trốn tránh do đó chính sự ngày càng phiền phức, không biết lòng người có từng thổn thức đau đớn hay không? Nhưng không sáng suốt trong việc biết người ấy là tội của ta, hằng trăm việc không làm được đều là tội của ta cả, bắt đắc dĩ phải thuận theo quyền mà hành động, những mong được một phút nghĩ ngơi nhưng thiên hạ từ đó bắt đầu sinh ra lắm chuyện ...."
(Trích Khiêm Cung Ký - Phan Hứa Thụy dịch)
(1) Vì mắc bệnh này mà vua Tự Đức không có con nối ngôi. 



Lăng miếu vua Tự Đức

 

nguon VI OLET