Tổ chức Y tế Thế giới (YTTG) (tiếng Anh: World Health Organization - WHO, tiếng Pháp: Organisation Mondiale de la Santé - OMS) là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, YTTG đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, YTTG tham gia giúp đỡ các các quốc gia thành viên, YTTG cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, YTTG sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người. YTTG có trụ sở đặt tại Genève, Thụy Sĩ. YTTG được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. Tổng Giám đốc hiện nay là Trần Phùng Phú Trân. YTTG kế thừa phần nhiều chức trách và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của Hội Quốc Liên trước đây.

Trụ sở tại Geneva

Mục lục

[ẩn]

Thành viên

WHO có 192 nước thành viên. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định tối cao của WHO, họp hàng năm tại Geneva, Thuỵ Sĩ vào tháng 5 với sự tham dự của tất cả các nước thành viên. Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO.


Nhiệm vụ

Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau:

  • / Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi;
  • / Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra;
  • / Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính;
  • / Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội.

Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế.


Cấu trúc

Tổng Giám đốc: Đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc, do Đại hội đồng bầu ra. Giup sviệc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban Thư ký.

Hội đồng chấp hành WHO: gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đại hội đồng. Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành WHO từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005. Văn phòng khu vực: WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới và các Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên. Văn phòng WHO tại Hà Nội do một Đại diện của WHO đứng đầu.

 

Margaret Chan (Trần Phùng Phú Trân) Hồng Kông, Trung Quốc 2006–

 Quan hệ Việt Nam với Y tế thế giới

1.Quan hệ:

Tổ chức Y tế Thế giới đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam từ năm 1976. Từ đó đến nay, WHO đã đóng góp ngày càng tăng cho sự phát triển ngành y tế.

2. Các chương trình hợp tác:

Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của WHO cho Việt Nam được thực hiện theo các tài khoá 2 năm. Nguồn vốn thường xuyên của WHO giành cho Việt Nam trong tài khoá 1994-1995 khoảng 6,2 triệu đôla Mỹ; tài khoá 1996-1997 là 4,7 triệu đôla Mỹ; tài khoá 1998-1999 là 4,7 triệu đôla Mỹ. Trong những năm đầu, phần lớn những đóng góp của WHO nhằm hỗ trợ Bộ Y tế thông qua việc cung cấp các loại thuốc thiết yếu. Tuy nhiên, từ tài khoá 1996-1997 trở đi, kinh phí dành cho các hoạt động cung cấp hàng hoá giảm đi nhiều, đồng thời kinh phí dành cho các chương trình hỗ trợ tăng lên đáng kể. Tài khoá 2000-2001 với tổng kinh phí là 4,3 triệu đôla Mỹ được phân bổ cho 13 dự án với cơ cấu phân bổ vốn như sau :

- Chuyên gia nước ngoài : 1,2 triệu đôla (chiếm 28,2% kinh phí chương trình).

- Cung cấp hàng hoá, trang thiết bị : 1,06 triệu đôla (chiếm 24,8% kinh phí).

- Tham quan/học bổng nước ngoài : 863.000 đôla (chiếm 20% kinh phí).

- Chi tiêu trong nước/hợp đồng : 1,16 triệu đôla (chiếm 26,9% kinh phí)

Nhìn chung, WHO đã hỗ trợ cho hầu hết các ưu tiên và mục tiêu của ngành y tế trong giai đoạn 1990-1999 và 2000-2010. Các hỗ trợ kỹ thuật của WHO trong hai tài khoá 2000-2001 và 2002-2003 cho Việt Nam tập trung vào 4 lĩnh vực chính sau:

- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm;

- Tiêm chủng mở rộng (chất lượng vắc xin, vắc xin viêm gan B);

- Phòng chống các bệnh lây truyền qua vật trung gian: sốt xuất huyết, dịch hạch, sốt rét, sán lá;

- Phòng chống bệnh lao và phong;

- Các bệnh truyền nhiễm nổi lên, tái phát;

- Chăm sóc sức khoẻ các nhóm dân cư và cộng đồng có nguy cơ cao;

- Môi trường lành mạnh: sức khoẻ nghề nghiệp, phòng mù loà, vệ sinh đô thị, sức khoẻ học đường;

- Sức khoẻ trẻ em: xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ, làm mẹ an toàn;

- Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS;

- Sức khoẻ vị thành niên;

- Các bệnh không truyền nhiễm: tim mạch, ung thư, thấp khớp, tâm thần, sức khoẻ người già, tiểu đường, phòng chống tai nạn thương tích, sức khoẻ tâm thần;

- Cải cách và phát triển hệ thống y tế;

- Cải cách ngành y tế: hệ thống thông tin y tế, cải cách hành chính, thanh tra y tế, y học dân tộc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, an toàn truyền máu, y học cổ truyền...;

- Nhân lực y tế: đào tạo, trang thiết bi y tế, quản lý dịch vụ điều dưỡng và nữ hộ sinh...;

- Thông tin y tế (để xây dựng chính sách, kế hoạch);

- Lập chính sách và phối hợp với các nhà tài trợ khác để hỗ trợ ngành y tế;

- Sức khoẻ và đói nghèo;

- Vận động ủng hộ ngành y tế;

- Quan hệ đối tác và điều phối;

- Huy động thêm nguồn lực.

Chương trình hợp tác 2004-2005 được thông qua đầu năm 2004 có ngân sách 3,9 triệu đôla Mỹ, gồm 12 dự án: tiêm chủng và phát triển vắc xin; bệnh sốt rét và ký sinh trùng; phòng chống bệnh lao và thanh toán bệnh phong; giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm; phòng chống các nguy cơ chủ yếu đối với sức khoẻ thông qua các chiến lược về môi trường lành mạnh và nâng cao sức khoẻ; tăng cường sức khoẻ trẻ em và sức khoẻ vị thành niên; phòng chống các bệnh không lây nhiễm, bao gồm sức khoẻ tâm thần; hỗ trợ thực hiện kế hoạch làm mẹ an toàn; phát triển hệ thống y tế và tài chính; kỹ thuật y tế và dược; và thông tin và chính sách y tế. Chương trình hợp tác 2006 - 2007 cũng đã được thông qua và đang trong quá trình thực hiện với ngân sách thường xuyên là 3,9 triệu USD. Ngoài ra, WHO còn viện trợ cho ta từ ngân sách vận động ngoài quỹ thường xuyên cho 1 số dự án và hoạt động trị giá hơn 4 triệu USD chủ yếu tập trung vào lĩnh lực vắc-xin và HIV/AIDS./.

nguon VI OLET