Câu 2:Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.
-HS: Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).
Câu 3: Giải thích vì sao con người cần có tính tự chủ ?Nêu một tình huống đòi hỏi có tính tự chủ mà em đã gặp và cách ứng xử của em cho phù hợp ?
HS :-Vì con người biết sống đúng đắn,cư xử có đạo đức văn hóa, con người luôn biết bình tỉnh tự tin đứng vững trước những tình huống khó khăn thử thách cám dỗ.(7đ)
Câu 4. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không tán thành ý kiến đó.
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì:
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.
Câu 5:Cần phê phán hành vi gì ?
Thiếu dân chủ độc đoán, gia trưởng thiếu kỉ luật.
Câu 6Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật?
Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; …
*Biện pháp dân chủ :
-Mọi người cùng tham gia bàn bạc.
-Thể hiện ý thức tự giác của mọi người.
-Biện pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp kỉ luật:
-Các bạn tuân thủ qui định tập thể.
-cùng thống nhất hành động.
-Nhắc nhở đôn đốc nhau thực hiện .
Kỉ luật :Học sinh đi học đúng giờ..
Thiếu kỉ luật :HS trốn học, làm việc riêng trong giờ học, cầu thủ xô xát trên sân cỏ không theo quyết định của trọng tài ..
CÂU 7: Em hiểu thế nào là về chủ trương của Đảng và nhà nước ta qua câu “dân biết ,dân bàn ,dân làm ,dân kiểm tra”?
Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách ,pháp luật của nhà nước phải phổ biến đến tận người dân
Dân bàn tức là mọi người có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp,pháp luật, các chủ trương của phường ,xã ,thị trấn…
Dân làm tức là mọi người phải thực hiện đúng chủ trương , pháp luật của nhà nước…
Dân kiểm tra có nghĩa là công dân được quyền góp ý ,chất vấn đại biểu Quốc hội ,đại biểu Hội đồng nhân dân dân các cấp
Như vậy chính sách này của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ; tạo sức mạnh để xây dựng và quản lí đất nước
Làm bài tập 1 SGK trang 11.
HS: - Hoạt động thể hiện dân chủ:(a) ,(c),(đ.)Nhà trướng đã tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nội qui và thống nhất thực hiện.đây là một việc làm phát huy tính dân chủ của học sinh .
- Thiếu dân chủ (b.)Ông Bích tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình .Đây là việc làm thiếu dân chủ.
-Thiếu kỉ luật (d.)các cầu thủ không thực hiện đúng qui định kỉ luật trong sân bóng và tôn trọng quyết định của trọng tài .
*Làm bài tập 3 SGK trang 11.Phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
Dân chủ là mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể ,dân
nguon VI OLET