CHUYÊN ĐỀ 15: THỨC GIẢ ĐỊNH
(SUBJUNCTIVE MOOD)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Thức giả định:
* Thức giả định dùng với tính từ
* Thức giả định dùng với động từ
* Thức giả định dùng với danh từ
* Thức giả định dùng với các cụm từ đặc biệt
- would rather
- wish
- if only
- as if/ as though
A. LÝ THUYẾT

Định nghĩa
* Câu giả định là loại câu được sử dụng để nhấn mạnh mức độ khẩn cấp hoặc tầm quan trọng với dạng động từ được sử dụng một cách đặc biệt diễn tả một mong muốn, một gợi ý, một giả thiết hoặc một điều kiện trái ngược với thực tế.
* Trong câu giả định, động từ được dùng để diễn tả những gì trái với thực tế hoặc chưa thực hiện, những gì còn nằm trong tiềm thức.
* Câu giả định là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối tượng thứ hai làm một việc gì. Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép buộc như câu mệnh lệnh.
* Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể không có “to” của các động từ sau một số động từ chính mang tính cầu khiến ngoại trừ động từ “to be”. Thông thường có that trong câu giả định trừ một số trường hợp đặc biệt.

1. Thức giả định dùng với các động từ diễn đạt sự cầu khiến, gợi ý, yêu câu mong muốn...
Công thức:
Ví dụ:

* Dạng khẳng định:
Chủ ngữ 1 + động từ (ask/demand/ insist/ recommend...) + that + chủ ngữ 2 + Động từ nguyên mẫu
* The doctor suggested that his patient stop smoking.
(Bác sỹ khuyên bệnh nhân của ông nên bỏ thuốc lá.)

* Dạng phủ định:
Chủ ngữ 1 + động từ (ask/ demand/ insist/ recommend...) + that + chủ ngữ 2 + not + động từ nguyên mẫu
* The teacher insists that her students not be late for class.
(Cô giáo yêu cầu sinh viên của mình không đi học muộn.)

* Dạng bị động:
Chủ ngữ 1 + động từ (ask/ demand/ insist/ recommend...) + that + chủ ngữ 2+ be + phân từ quá khứ
* Kevin demanded that I be allowed to take part in the negotiations.
(Kevin muốn tôi được phép tham gia vào cuộc đàm phán.)

Ta thường gặp một số động từ sau:
to ask that: yêu cầu
to demand that: yêu cầu
to determine that: quyết định
to insist that: đòi hỏi
to move that: gợi ý
to order that: yêu cầu
to pray that: cầu mong to prefer that: muốn
to recommend that: gợi ý
to request that: yêu cầu
to require that: yêu cầu
to suggest that: gợi ý
to advise that: khuyên
to command thai: yêu cầu
to desire that: mong muốn
to propose that: đề xuất
to urge that: thúc giục




Lưu ý: Trong công thức trên, với một số động từ nếu bỏ that đi thì chủ ngữ 2 sẽ trở về dạng tân ngữ và động từ sau nó trở về dạng nguyên thể có to, câu mất tính chất giả định, trở thành một dạng mệnh lệnh thức gián tiếp
Ví dụ:
* They asked the workers to finish building earlier. (Họ yêu cầu công nhân phải hoàn thành việc xây dựng sớm hơn.)
* He advised me to leave early in order not to miss the train. (Anh ta khuyên tôi nên đi sớm để không bị nhỡ tàu.)

2. Thức giả định dùng với tính từ
Công thức:
Ví dụ:

* Dạng khẳng định:
It is + Tính từ + that + Chủ ngữ + động từ nguyên mẫu
* It is important that you wait there when he gets off the plane.
(Điều quan trọng là bạn phải đợi ở đây khi anh ấy xuống máy bay.)

* Dạng phủ định:
It is + Tính từ + that + Chủ ngữ + not + động từ nguyên mẫu
* After the landing, it will be vital that every soldier not use a radio.
(Sau khi hạ cánh, điều quan trọng là mỗi người lính không được sử dụng đài.)

* Dạng bị động:
It is + Tính từ + that + Chủ ngữ + be + phân từ quá khứ
* It is obligatory that all the letters be put in Tim’s apartment when he returns.
(Điều bắt buộc là tất cả các lá thư phải được để trong phòng của Tim khi anh ấy quay lại.)

Ta thường gặp các tính từ sau đây dùng trong thức giả định:
It is important that
It is recommended that
It is urgent that
It is vital that
It is best that
It
nguon VI OLET