Câu 1:Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT được ban hành ngày tháng năm nào :

 a. ngày 28 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 b. ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 c. ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Câu 2.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào ?

  1. Kể từ ngày 15 tháng 09 năm 2014
  2. Kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014
  3. Kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014

 

Câu3. Thông tư này thay thế Thông tư số  số mấy ?

  1. Thay thế cho thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009
  2. Thay thế cho thông tư 30/2006/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2006
  3. Thay thế cho thông tư 29/2002/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2002

 

Câu 4. Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT do ai ký ?

  1. Phó thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
  2. Bộ trưởng BGD Phạm Vũ Luận
  3. Thứ trưởng BGD Nguyễn Vinh Hiển

 

Câu 5. Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều ?

a.     Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả 4 chương và 20 điều

b.     Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả 3 chương và 20 điều

c.      Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả 5 chương và 20 điều

Câu 6. Mục đích đánh giá của Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả bao nhiêu ý?

  1. 6 ý lớn
  2. 5 ý lớn
  3. 4 ý lớn

Câu 7. Nguyên tắc đánh giá của Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả bao nhiêu ý?

  1. 6 ý lớn
  2. 5 ý lớn
  3. 4 ý lớn

Câu 8. Nội dung đánh giá của Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT có tất cả bao nhiêu ý?

a.  3 ý lớn và 7 ý nhỏ

  1. 4 ý lớn và 7 ý nhỏ
  2. 5 ý lớn và 7 ý nhỏ

Câu 9. Nội dung Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh là:

  1. Tự phục vụ, tự quản;  Tự học và giải quyết vấn đề.
  2. Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác;
  3. Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.

Câu 10. Nội dung Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh là:

  1. Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

b.Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

c. Cả hai ý trên đều đúng .

Câu 11. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm:

  1. Giáo viên, học sinh

b. Giáo viên,  khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

c. Giáo viên, học sinh; khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

Câu 12. Giáo viên đánh giá học sinh hằng tuần, hằng tháng có dùng điểm số để đánh giá không?

  1. Dùng điểm số để đánh giá thường xuyên
  2. Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
  3. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 13. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào các thời kỳ:

a. Khảo sát đầu năm, giữa học kỳ, cuối học kỳ các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

b. cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

 c. Cả 2 ý a, b đều sai.

Câu 14. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mấy mức độ :

  1. Hai mức độ nhận thức của học sinh.
  2. Ba mức độ nhận thức của học sinh.
  3. Bốn mức độ nhận thức của học sinh.

 

Câu 15. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm

a. Theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

b.Theo thang điểm 10 (mười), cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. 

c. Theo thang điểm 10 (mười), và điểm thập phân. 

Câu 16. Ai là người ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.

  1. Giáo viên chủ nhiệm lớp.
  2. Giáo viên bộ môn
  3. Ban giám hiệu

u 17. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:

a. Học bạ; Sổ theo dõi chất lượng giáo dục; Bài kiểm tra định kì cuối năm học;

          b. Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có); Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).

c. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 18. Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:

a.Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành; Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên;

b.Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt; - Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;

c. Cả a và  b đều đúng.

Câu 19. Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) được xác nhận và ghi vào học bạ là:

a. Hoàn thành chương trình tiểu học.

b. Hoàn thành chương trình.

c. Hoàn thành chương trình cấp học.

câu 20.  Ai là người  Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

  1. giáo viên chủ nhiệm.
  2. Giáo viên bộ môn
  3. Hiệu trưởng

 

 

 

 

 

 

 

34 câu hỏi hay về Thông tư 30

(Ngày 12/01/2015 - 08:41:07)

Để giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn khi thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh, chúng tôi gửi câu hỏi về thông tư 30 để các đ/c tham khảo

CÂU HỎI  VỀ NỘI DUNG THÔNG TƯ 30/2014


Câu 1. Có bao nhiêu lần  nhận xét trong tháng cho mỗi HS.

Trả lời


Không quy định cần có bao nhiêu lần nhận xét trong tháng cho một học sinh. Tùy vào ý thức, năng lực học tập, tham gia HĐGD của học sinh để GV nhận định, đánh giá, nhận xét cho phù hợp. Đặc biệt với HS yếu thì cần phải nhận xét nhiều hơn.


Câu 2. Ngôn từ nhận xét ngắn, gọn có được không?

Trả lời


 - Ngôn từ nhận xét hàng ngày nếu bằng lời nói trực tiếp với học sinh có thể dài nhưng phải theo nguyên tắc đánh giá khích lệ động viên học sinh, chú ý hướng dẫn biện pháp giúp học sinh tiến bộ.


- Ngôn từ nhận xét vào vở học sinh nên ngắn gọn, nhưng phải kích thích, động viên học sinh. Trong trường hợp cần thiết để chỉ ra biện pháp giúp học sinh tiến bộ thì GV có thể nhận xét dài.


* Tóm lại: Tùy vào sự linh hoạt của GV, nhưng phải đảm bảo khíc lệ, động viên , giúp HS tiến bộ.


Lưu ý:


- Khi nhận xét vào vở của học sinh GV cần chú ý cả nội dung và hình thức trình bày nhận xét.


-Không được dùng những từ ngắn gọn, cộc lốc như: được, chưa được, cần cố gắng, cố gắng, giỏi, khá, trung bình, hoàn thành, chưa hoàn thành… Nếu dùng những từ trên thì phải đi kèm với những từ ngữ khác. Chẳng hạn khi chấm đúng, sai vào vở HS sau đó nhận xét là: “Giỏi” hay “khá” hoặc “hoàn thành”… thì chưa được mà phải nhận xét đi với từ “Giỏi” chẳng hạn như: “Em rất giỏi đã làm đúng các bài toán”; hay “ Hôm nay em giỏi quá”; “Em giỏi quá, hôm nay cô khen”, Hôm nay em làm bài tốt đã có nhiều cố gắng”…


Câu 3. Khi nhận xét vào vở học sinh nên nhận xét hai bên lề hay nhận xét phía dưới từng dòng viết của học sinh?

Trả lời


     - Với vở ô li nếu nhận xét ngắn gon có thể nhận xét vào lề của vở, nếu nhận xét dài nên nhận xét phía dưới phần giấy chưa viết sát với phần giấy đã viết của học sinh.


    - Với vở bài tập hay vở tập viết ta nên nhận xét ngắn gon vào lề, nếu có ý định nhận xét dài có thể nhận xét phía dưới cuối trang giấy, nhưng không nên nhận xét nhiều vào chỗ này.


Câu 4. Khi nhận xét vào vở học sinh nếu học sinh làm đúng hay làm sai thì viết đúng, sai có được không ?

Trả lời

Cần ghi Đ, S, những chỗ sai có thể gạch chân. Nhận xét cho HS biết sai ở chỗ nào kèm theo lời tư vấn để sửa sai.


 Câu 5. GVCN Hàng tháng khi ghi vào sổ theo dõi chất lượng học sinh với nhiều môn như thế mà chỉ có 3,5 dòng thì làm sao đủ chỗ để ghi?

Trả lời


- Đòi hỏi phải nâng cao  năng lực đánh giá HS của GV. GV phải có khả năng đánh giá tổng hợp, khái quát mỗi HS


- Mỗi GV phải tự tổng hợp được trong tháng đó chú ý điểm nổi bật hoặc điểm học sinh chưa làm được và kèm biện pháp trợ giúp để ghi vào Sổ chất lượng GD.


Câu 6. Làm thế nào để cha mẹ học sinh tham gia đánh giá được cùng giáo viên?

Trả lời


Thông tư chỉ yêu cầu khuyến khích sự tham gia đánh giá của phụ huynh. Vì vậy để phu huynh tham gia đánh giá thì mỗi GV phải có sự liên lạc với phu huynh bằng nhiều hình thức như: Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc, trao đổi qua điện thoại, qua mạng hay gặp trực tiếp....


Câu 7. Nhận xét mất rất nhiều thời gian?

Trả lời


Nhận xét bằng lời thì lâu nay TT 32 không đề cập đến và GV vẫn làm thường xuyên. Nhận xét vào vở HS và vào Sổ theo dõi chất lượng tất nhiên là phải mất nhiều thời gian hơn so với chấm điểm nhưng xét về mục đích thì nhận xét là cách tối ưu hơn. Nếu có tư duy sâu sẽ có cách làm phù hợp, không quá vất vả, tốn thời gian. Chỉ có thể là mất thời gian khi giai đoạn đầu chưa quen với nhận xét mới.


Câu 8. Nhận xét tháng của giáo viên bộ môn có nhận xét hết tất cả học sinh trong lớp không?

Trả lời


           1. Nguyên tắc là 100% học sinh được đánh giá thường xuyên trong tháng. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng học sinh, kết quả đạt được ở các nội dung đánh giá của học sinh trong lớp để giáo viên bộ môn ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Không nhất thiết tháng nào toàn bộ học sinh cả lớp cũng được giáo viên bộ môn ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, trong cả năm học mỗi học sinh được ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục ít nhất là 4 lần, những học sinh có năng khiếu hoặc chưa hoàn thành (hoặc chưa đạt) ở một số nội dung đánh giá thì được nhận xét nhiều hơn. Cần chú ý nhận xét vào những thời điểm phù hợp với mỗi học sinh nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực, tạo sự chuyển biến trong mỗi học sinh để đạt được mục tiêu đã đề ra.


          2. Nội dung nhận xét.


-Kiến thức, kĩ năng:  Phân nhóm đối tượng HS để dễ ghi nhận xét:


+ Với HS xuất sắc: Hoàn thành tốt các nội dung học tập của các môn học và HĐGD trong tháng.


+ HS khá : Hoàn thành khá các nội dung ....


+ HS TB:   Bình thường…..


+ HS chưa HT (chưa đạt):  ghi rõ nội dung chưa HT hoặc chưa đạt kèm theo lưu ý biện pháp hỗ trợ.


-Về năng lực, phẩm chất:Qua quan sát hàng ngày, ghi những điểm nổi trội hoặc những điểm còn tồn tại hạn chế. Biện pháp phát huy hoặc khắc phục.


Câu 9. Viết lời nhận xét thế nào để khỏi  trùng lặp, nhàm chán?

Trả lời


Phụ thuộc vào năng lực GV. Mỗi HS không thể hoàn toàn giống nhau. Nhận xét của mỗi GV về một HS cũng khác nhau.


         Lưu ý: Không nhất thiết ngày nào cũng chấm nhưng đã chấm thì phải nhận xét thích đáng, phù hợp. Chú ý đến ngôn từ, cách trình bày, chữ viết trong mỗi nhận xét.


Câu 10. Không quy định mức độ phẩm chất, năng lực của từng khối lớp vậy đánh giá có hiệu quả không khi lớp 1 và lớp 5 đều đánh giá như nhau?

Trả lời


Phẩm chất và năng lực không thể quy định mức độ được vì vậy phải phải do sự theo dõi, quan sát và cảm nhận của giáo viện mà đánh giá.


Câu 11. Khi đánh giá năng lực và phẩm chất của một học sinh mà giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đánh giá trái ngược nhau thì làm thế nào?

Trả lời


                Phải hội ý thống nhất


Câu 12. GV bộ môn có phải ghi học bạ môn mình dạy không?

Trả lời


Theo khoản 2, Điều 11 “Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ” vì vậy những môn mà GVCN không dạy cuối kỳ 1, cuối năm giáo viên bộ môn phải tổng  hợp lời nhận xét theo lớp để giáo viên chủ nhiệm ghi vào học bạ.

 

Câu 13. Tổ chức họp giữa GVCN với GV bộ môn thời gian nào?

Trả lời


          Nên tổ chức trao đổi nhanh không phải họp cả buổi/lớp


Câu 14. Với những học sinh chưa hoàn thành cả 4 điều kiện tại mục a) khoản 1 điều 14  mà sau khi kiểm tra vẫn chưa đạt một điều kiện nào đó thì có nên cho lên lớp không?

Trả lời


     Xét lên lớp sẽ có:


- Loại 1: hoàn thành cả và lên lớp


- Loại 2. Chưa hoàn thành, phải tổ chức ôn tập kiểm tra lại, sẽ xảy ra 2 trường hợp:


+  Kiểm tra lại và hoàn thành: Được lên lớp


+ Kiểm tra lại sau 3 lần mà vẫn chưa đạt: tuỳ hiệu trưởng quyết định cho lên lớp hay ở lại.


Câu 15. Với những học sinh cuối năm chưa hoàn thành thì ghi học bạ như thế nào?

Trả lời


          Những học sinh cuối năm chưa hoàn thành  hay chưa đạt ở nội dung nào , môn học hay HĐGD  nào thì mục này trong học bạ  để trống, sau khi kiểm tra lại mà mới ghi vào.
          Những học sinh kiểm tra lại 3 lần nhưng chưa hoàn thành mà vẫn được lên lớp thì ghi học bạ đối với những học sinh này trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hiện tại lớp em đang học (khi nào em đó hoàn thành thì giáo viên đó ghi vào).
Câu 16. Ngoại ngữ và Tin học có tham gia vào xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học không?

Trả lời


Có, đó là những môn học theo quy định (nếu trường đó HS được học) 
 
Câu 17. Trong phân phối chương trình có tiết kiểm tra? Vậy có cho HS làm và chấm điểm không?

Trả lời


Vẫn kiểm tra bình thường, làm vào phiếu hoặc luyện tập vào vở, chỉ nhận xét như bài hàng ngày chứ không chấm điểm.


Câu 18. Nếu giáo viên theo lớp của mình thì cuối năm học ai nghiệm

thu và bàn giao?

Trả lời


        Với những lớp này Ban giám hiệu trực tiếp nghiệm thu chất lượng cuối năm.


Câu 19. Cuối năm học giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhận lớp của năm học tiếp đó sẽ cùng ra đề, cùng tham gia coi, chấm bài vậy liệu có đảm bảo chất lượng không?

Trả lời


      Việc đó hiệu trưởng phải có chỉ đạo, có cách làm để đảm bảo nghiêm túc giữa đề ra và kiểm tra, chấm bài...


Câu 20. Cuối học kỳ 1 ai ra đề kiểm tra ?

Trả lời


        Trường ra đề (trách nhiệm chính là Hiệu trưởng) và tự tổ chức coi, chấm bài, tổng hợp chất lượng.


Câu 21. Cuối năm học Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu).


Có hình thức không khi trường tự tổ chức.

Trả lời


Hình thức hay không phụ thuộc vào sự chỉ đạo của HT
HT là người chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá HS, duyệt kết qủa đánh giá HS cuối năm học. Chất lượng HS khi bàn giao cho trường THCS sẽ ảnh hưởng đến uy tín của HT, uy tín nhà trường và mỗi giáo viên.
Câu 22. Điểm kiểm tra định kì có ghi vào Sổ theo dõi chất lượng  giáo dục không? Nếu có thì ghi vào chỗ nào trong Sổ?

Trả lời


 
-Điểm kiểm tra định kì phải được ghi vào Sổ theo dõi chất lượng  giáo dục.
-Với giáo viên chủ nhiệm …..ghi điểm kiểm tra định kì vào cuối dòng nhận xét tháng của tháng có bài kiểm tra định kì.
Riêng GV Anh văn và Tin học ghi vào trang 24 Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên bộ môn.
Câu 23. Khen thưởng  học sinh ghi như thế nào? (Nội dung khen–danh hiệu) 
Trả lời


Tùy GV đề xuất và HT quyết định


Tùy GV đề xuất và HT quyết định


VD Gợi ý: 

   + Đã có thành tích xuất sắc trong học tập.


  + Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào giải bài trên Tạp chí TTT1
  +  Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào VSCĐ.


. + Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội -Sao.


  + Đã có thành tích xuất sắc trong Giao lưu TTT, VHCĐ cấp .....


  + Đã có thành tích xuất sắc trong Đại hội ĐKTT cấp.....


    ( Đạt danh hiệu HS xuất sắc, .. tiến tiến....?)


Gợi ý:


1. Hình thức tuyên dương, khen thưởng

Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích hoặc sự tiến bộ vượt bậc trong một hoặc một số lĩnh vực học tập, rèn luyện vào cuối học kì I và cuối năm học; học sinh có thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua; học sinh có thành tích đột xuất khác. Việc bình xét khen thưởng do học sinh trong lớp bình bầu hoặc đề xuất của giáo viên, phụ huynh. Các hình thức khen thưởng gồm:


+ Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc: học sinh có nhiều thành tích nổi bật về cả 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp bình bầu, giáo viên và phụ huynh công nhận.


+ Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến: học sinh có nhiều thành tích tiến bộ về cả 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm bình bầu, giáo viên và phụ huynh công nhận.


+ Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực: học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập thuộc một môn học/hoạt động giáo dục hoặc một trong 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp, giáo viên và phụ huynh công nhận.
+ Khen thưởng đột xuất.

 

2. Tiêu chí tuyên dương, khen thưởng

2.1. Khen thưởng học sinh tiến tiến và học sinh xuất sắc:


* Học sinh tiên tiến:


- Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập, rèn luyện;


- Có nhiều thành tích, tiến bộ trong các nội dung: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất;


- Tích cực tham gia các phong trào hoạt động tập thể ở trường và địa phương;
- Không vi phạm các quy định của nhà trường và địa phương.


* Học sinh xuất sắc:


Học sinh có thành tích nổi bật, tiêu biểu trong số những học sinh tiên tiến

được các bạn trong lớp nhất trí bình bầu.


2.2. Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực:


- Có tiến bộ vượt bậc trong học tập một môn học/hoạt động giáo dục hoặc

trong rèn luyện một năng lực, phẩm chất;

- Luôn cố gắng trong học tập, rèn luyện;

- Không vi phạm các quy định của nhà trường và địa phương.


2.3. Khen thưởng đột xuất:


- Có thành tích đột xuất (nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, dũng cảm cứu bạn, …);


- Có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện;


- Nỗ lực vượt khó để học tập, rèn luyện.


Theo các tiêu chí trên, giáo viên hướng dẫn học sinh bình bầu, tuyên

dương kịp thời những học sinh có tiến bộ trong học tập, rèn luyện và khen

thưởng theo các hình thức trên. Hình thức và số lượng học sinh được

tuyên dương, khen thưởng do nhà trường quyết định.


Câu 24.  Hướng dẫn sử dụng Học bạ :


           - Sử dụng Học bạ mới cho học sinh tuyển sinh vào trường tiểu học

từ năm học 2014 – 2015.


           - Sử dụng Học bạ đang dùng của học sinh các lớp tuyển sinh từ

trước năm học 2014 – 2015 để ghi nhận xét theo quy định tại Điều 11 của

Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Sử dụng học bạ cũ thống nhất cách chỉnh sửa như sau:


           - Các trang 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14: cột “Nhận xét của giáo viên” ghi

những điểm nổi bật về sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành theo chuẩn

kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn học, hoạt

động giáo dục của học sinh trong cả năm học;


           - Các trang 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15:


           + Mục “Hạnh kiểm” thay bằng mục “Các môn học và hoạt động giáo dục” ghi tổng hợp chung về đánh giá các môn học và các hoạt động giáo dục;
           + Mục “Học lực” thay bằng mục “Các năng lực” ghi đánh giá những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; dòng cuối cùng ghi xếp loại học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;


           + Mục “Xếp loại giáo dục” thay bằng mục “Các phẩm chất” ghi đánh giá những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; dòng cuối cùng ghi xếp loại học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.


*  Các trường VNEN:   Sổ Tổng hợp đánh giá HS thay cho Học bạ
 - Ghi bổ sung điểm kiểm tra định kì vào cuối nhận xét của từng môn học
Câu 25. Hướng dẫn ghi học bạ mới. Lấy một ví dụ cụ thể về ghi học bạn mới?

Trả lời


      - Chiều cao,  cân nặng, sức khỏe


      - Ghi số ngày nghỉ có phép, không phép


-   Nhận xét khái quát về sự tiến bộ, kết quả các môn học và hoạt động giáo dục học sinh đã đạt được; những điều học sinh cần phải làm và hướng dẫn để cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.


-   Nhận xét một số biểu hiện về phẩm chất và năng lực của học sinh. Sử dụng những từ ngữ phù hợp với mức độ học sinh đạt được, chẳng hạn: Xuất sắc, Tuyệt vời, Vượt trội, Tốt, Tích cực…; Hoàn thành, Đạt, Tự giác,

Trách nhiệm, Đã đạt được…; Cần cố gắng, Nếu cố gắng hơn….thì…, Có

khả năng về… nếu chú trọng rèn luyện thì sẽ tốt/giỏi hơn, …


-   Ghi thành tích nổi bật, những giải thưởng học sinh đạt được khi tham

gia thi Olimpic, thi thể thao, văn nghệ… trong lớp, trong trường, cụm

trường, quận/huyện, thành phố, quốc gia…Thành tích cũng có thể là

những hành vi nêu gương, hành động dũng cảm, ý tưởng hay được áp

dụng và các loại giấy khen, bằng khen… của học sinh. Thành tích như

phấn đấu vượt khó, vượt qua bản thân để đến trường, đi học đều… nếu có

thể trở thành hình mẫu vượt khó cho các bạn thì cũng cần được ghi nhận.


                  Ví dụ: Phiếu đánh giá cuối năm


 Họ và tên học sinh: Hoàng Tiến Mạnh  Lớp: 3 A  Năm học: 2013 - 2014


            Chiều cao: 137cm        Cân nặng: 31,5kg        Sức khỏe: Tốt


           Số ngày nghỉ: 4  Có phép: 4   Không phép: 0


1. Về các môn học và hoạt động giáo dục:


    Các môn học


- Môn Tiếng Việt: Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm; đã khắc phục được

lỗi phát âm l/n. Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi. Viết được câu có đủ thành

phần, diễn đạt được ý của mình.


- Môn Toán: Học tốt. Biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hình

chữ nhật và hình vuông; giải đúng các bài toán có lời văn.


- Môn Tự nhiên và Xã hội:…


            Các hoạt động giáo dục


- Thể dục: Ham hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động vận động cùng

các bạn.


- Âm nhạc: Thích múa hát; Hát đúng nhạc, có cảm xúc…

  
Về Năng lực: 


- Em đã có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to rõ ràng hơn, luôn nhìn thẳng vào người đối diện. Đã thắc mắc với cô giáo khi không hiểu bài, có tiến bộ so

với đầu năm học.


- Trong giờ tự học, em tự giác làm bài. Cần tích cực giúp đỡ bạn cùng học

tốt.
- Thực hiện tốt quy định bán trú. Tự thu dọn bát đĩa sau khi ăn, biết nhắc

nhở các bạn khác làm như mình.


Về phẩm chất:


- Chấp hành đúng nội quy trường, lớp. Đi học đầy đủ, đúng giờ. Giữ gìn đồ

dùng học tập, sách vở.


- Yêu quý bạn bè, kính trọng ngưòi lớn tuổi. Biết giúp đỡ mọi người.


- Trung thực trong học tập. Tự tin thể hiện mình trước tập thể; đoàn kết,

thân mật với bạn bè.


Thành tích nổi bật: Có năng khiếu về Âm nhạc. Đạt giải nhất cuộc thi “Hát

 về mái trường”. Nên tham gia câu lạc bộ Âm nhạc để tạo cơ hội phát triển khả năng.


Những điều cần khắc phục: (Những kết quả chưa đạt, cần thực hiện và thời gian cần thực hiện xong): Cần tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học của môn Tự nhiên và Xã hội vào công việc vệ sinh nhà cửa, rèn luyện sức khỏe tại gia đình.


Hoàn thành chương trình lớp học: Hoàn thành chương trình lớp 3.


Tuyên dương khen thưởng: Được Hiệu trưởng tặng Giấy khen vì có

thành tích về Âm nhạc; Học sinh tiên tiến.

                                                                            …, ngày        tháng     năm 20…


             Xác nhận của Hiệu trưởng                                 Giáo viên chủ nhiệm


               (Kí tên và đóng dấu)                                                       (Kí tên)


(Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I ghi tương tự).


 
Câu 26.  Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi chất lượng?


Trả lời


-         GVCN:  chỉ ghi 1 sổ


-         GV bộ môn:  Mỗi lớp có 1 sổ riêng, dạy nhiều môn cũng  ghi 1 sổ


  * Các trường VNEN: - Thay sổ Nhật kí bằng sổ theo dõi chất lượng


 
Câu 27.  Cách ghi  trong các loại  sổ ?

 Trả lời


 - Đã có hướng dẫn chi tiết, cụ thể ở trang phía trong bìa của mối loại sổ. GV cần đọc kĩ hướng dẫn để ghi.


Câu 28. Trong hồ sơ đánh giá HS yêu cầu có giấy  Giấy chứng nhận,

giấy khen xác nhận thành tích của HS trong năm học (nếu có). Nhưng mỗi HS chỉ có 1 bản duy nhất. Vậy lưu hồ sơ thế nào?

                         - Lưu bản Phô tô coppy

Câu 29. Chỉ nhận xét, không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên sẽ khiến học sinh lơ là, thiếu động lực học tập

Trả lời


-         Xét động lực học tập gồm:


     Người ta chỉ ra một người học sinh có 2 động cơ là động cơ bên trong và động cơ bên ngoài.


-Động cơ bên trong để khuyến khích học sinh học, để phát triển năng lực phẩm chất thì đó là cái gì. Đó chính là nội dung học tập, học sinh hiểu được nó thích, nó cảm nhận đuợc nội dung đó vô cùng giá trị, nó say sưa tìm hiểu, nó học được cái đó. Chính nhờ nội dung đó mà, mỗi học sinh phát triển được năng lực phẩm chất ngày một tiến bộ. Thông tư này giải quyết động cơ bên trọng.


Động cơ bên ngoài đó chính là phần thưởng, phần thưởng để kích thích làm cho động cơ bên trong làm tốt hơn nữa. Vậy thì nếu tôi cho điểm 10 thì đó cũng là phần thưởng với học sinh, nếu bây giờ tôi cho 1 bông hoa thì cũng là phần thưởng, bố mẹ cho 1 cuộc đi chơi nếu con học tốt thì đấy cũng là phần thưởng để kích thích, chứ không phải bản chất để phát triển năng lực của học sinh.


Giáo dục cần động cơ số 1 (bên trọng), giáo dục để thay đổi nâng cao chất lượng. Hiện nay, chúng ta vẫn còn chưa hiểu rõ, học sinh đi học vì phần thưởng, vì bố mẹ, ông bà, chứ không phải học để phát triển chính mình.
Câu 30. Giáo viên lấy thời gian đâu mà nhận xét?

Trả lời


         Chia nhóm, nên nhận xét xoay vòng để đảm bảo học sinh đều được nhận xét.


Câu 31. Nêu một số điểm mới của Thông tư 30?

 Trả lời


        Hướng dẫn cách thức đánh giá, các công cụ đánh giá và nội dung toàn diện của hoạt động đánh giá trong quá trình học, cuối học kì, cuối năm học (không chỉ là chấm bài kiểm tra như trước); trong đó rất coi trọng việc quan sát, theo dõi, trao đổi, nhận xét, động viên kịp thời những tiến bộ, hướng dẫn kịp thời hoạt động học tập, rèn luyện của từng học sinh, không so sánh giữa các học sinh.


       - Hướng dẫn các tiêu chí cụ thể của các chuẩn phẩm chất, chuẩn năng lực làm căn cứ cho việc đánh giá (trong các thông tư trước đây không có hướng dẫn này).


       - Hướng dẫn việc khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh, thay vì trước đây chỉ có giáo viên đánh giá.


       - Không cho điểm khi đánh giá trong quá trình học nhưng có chấm điểm, nhận xét đối với bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm học. Đặc biệt, có hướng dẫn cách ra câu hỏi, bài tập phân hoá bằng độ khó, trình độ hoạt động tư duy theo quan điểm đánh giá hiện đại.


       - Để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp’’, một mặt thông tư mới hướng dẫn việc chấp nhận tiến độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ khác nhau vì khả năng của các học sinh không giống nhau; mặt khác, hướng dẫn việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục, kết quả học tập của học sinh từ giáo viên dạy lớp dưới cho giáo viên nhận học sinh để dạy lớp trên, từ giáo viên lớp 5 cho giáo viên lớp 6.


Câu 32. Trong Sổ tổng hợp đánh giá học sinh mô hình trường học mới Việt Nam  đánh giá năng lực, phẩm chất cuối năm ghi vào đâu?

Trả lời


Với Sổ tổng hợp đánh giá học sinh mô hình trường học mới Việt Nam đánh giá năng lực, phẩm chất ở các trang lẻ 3,5,7,9,11,13,15,17,…….ghi “Đạt” hoặc “Chưa đạt” vào cuối dòng có mục II. Các năng lực và mục III. Các phẩm chất


Câu 33. Điểm kiểm tra cuối kỳ 1 ghi vào Sổ tổng hợp đánh giá học sinh mô hình trường học mới Việt Nam ghi ở đâu và ghi như thế nào?
Trả lời


Ghi điểm cuối kỳ 1 vào các trang chẵn 2,4,6…..ở cuối cột nhận xét, không kẻ thành cột mới.


Câu 34. Trong Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm mỗi học sinh có mục chiều cao; cân nặng; sức khỏe; số ngày nghỉ; có phép; không phép thì ghi vào thời điểm nào?

Trả lời


          Để giúp lấy số liệu ghi vào học bạ thì ta ghi vào Sổ theo dõi chất lượng thời điểm cuối kỳ 1 và cuối năm chiều cao, cân nặng, vào hai thời điểm cuối kỳ 1 và cuối năm, riêng số ngày nghỉ, có phép, không phép, ghi vào cuối năm. Sức khỏe ghi vào đầu năm.


 

 

HỎI – ĐÁP VỀ THÔNG TƯ 30

 

Hỏi: Việc giáo viên đánh giá bằng nhận xét có những ưu điểm như thế nào so với đánh giá bằng điểm số?

Đáp: Việc đánh giá bằng điểm số trong thời gian vừa qua thường được sử dụng để đo lường kết quả học tập của HS, phân loại HS. Đánh giá bằng điểm số tạo ra nhiều áp lực với HS phụ huynh, đặc biệt đối với HS học chậm. 

Thực tế cho thấy, điểm số chưa chắc đã đánh giá đúng năng lực của HS vì kết quả làm bài của HS phụ thuộc vào đề kiểm tra có ra theo đúng yêu cầu của chương trình không; khi làm bài tâm trạng của HS thế nào… 

Điểm số sẽ tạo ra sự so sánh giữa các HS với nhau, là một trong những nguyên nhân nảy sinh tâm lý đố kỵ, tình trạng học trước chương trình, học thêm. Do đó, việc nhận xét những tiến bộ, dìu dắt để HS thành công, động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập mới góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn. 

Chính sự thành công trong học tập mới mang lại niềm vui hứng thú cho các em HS, để các em học được, thích học và học tốt hơn.

Hỏi: Với cách đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, làm thế nào để phụ huynh biết được chất lượng học tập của con mình?

Đáp: Thực tế, ngoài giáo dục của nhà trường, HS thường xuyên được gia đình giáo dục về tất cả các mặt mà không hề chấm điểm. 

Có nhiều cách để phụ huynh có thể nắm được chất lượng học tập của con mình. Chẳng hạn như có thể hàng ngày trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; hoặc xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của GV…; hoặc hỏi trực tiếp GV về khả năng học tập của con mình…

Hỏi: Tại sao vẫn cần có bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học được đánh giá bằng điểm số kèm theo lời nhận xét?

Giáo viên, cha mẹ học sinh và nhiều người khác đã giúp đỡ, nhận xét học sinh trong suốt học kỳ, trong năm học. Ai cũng hy vọng rằng mình đã làm đúng cách, có tác dụng tốt, giúp cho HS tiến bộ và đạt được kết quả học tập như mong muốn. 

Điểm số bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm là để giúp chúng ta khẳng định được những điều hy vọng ấy. Điểm số đó để xác nhận kết quả học tập của HS, không nhằm xếp thứ hạng các em trong lớp.

Nếu điểm số đó rất khác thường với những nhận xét, đánh giá thường xuyên HS thì nguyên nhân có thể là: 

- Hoặc chúng ta đã đánh giá, nhận xét thường xuyên chưa đúng, cần phải điều chỉnh cách dạy, cách học, cách đánh giá cụ thể; 

- Hoặc là có nguyên nhân đột xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm bài của học sinh, ví dụ gia đình HS có việc đột xuất, hôm đó em bị mệt…, 

GV cần tìm hiểu để biết rõ nguyên nhân; trong trường hợp này, GV có thể cho HS làm them bài kiểm tra khác để khẳng định lại nhận xét, đánh giá về HS.

Hỏi: Thực hiện đánh giá theo Thông tư 30, các giáo viên có phải thực hiện thêm nhiều công việc hơn, mất nhiều thời gian hơn hay không, có gây áp lực đối với giáo viên không?

Đáp: Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn học và đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không phải là một công việc mới đối với GV. 

Lâu nay GV vẫn có trách nhiệm đánh giá bài kiểm tra của học sinh bằng cách cho điểm kết hợp với nhận xét, tuy nhiên trên thực tế nhiều khi GV chỉ chấm bài cho điểm, không ghi nhận xét hoặc ghi nhận xét nhưng lời nhận xét không giúp cụ thể cho học sinh phải làm như thế nào để học tốt hơn. Trong những trường hợp đó GV đã chưa hoàn thành nghĩa vụ giáo dục của mình.

Giờ đây, việc đánh giá thường xuyên HS bằng nhận xét, có thể bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào vở, bài làm học sinh, thông qua đó phụ huynh và học sinh cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho HS. 

Mỗi HS sẽ nhìn thấy được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết được rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục với sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV. Gia đình cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh, giúp các em tiến bộ.

Rào cản lớn nhất của sự đổi mới này là phải thay đổi thói quen của giáo viên. Tất nhiên, bước đầu thực hiện có thể một số GV còn lúng túng, e ngại, chưa thành thạo, phải đầu tư thời gian nhiều hơn. 

Trong quá trình thực hiện, áp lực sẽ giảm dần; các thầy cô sẽ cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau thông qua tập huấn, sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, cụm trường và tự mình rút kinh nghiệm. 

Sự gắn bó trách nhiệm giữa GV và cha mẹ HS đem đến sự tiến bộ của các em cũng là niềm động viên to lớn đối với những người thầy có ý thức trách nhiệm trước công việc của mình.

Hỏi: Đã có những đơn vị chỉ đạo: Ghi nhận xét học sinh phải có đủ (bắt buộc) 3 ý như sau: Khen; Nêu khuyết điểm (nếu có); Nêu hướng khắc phục. Như vậy có đúng không?

Đáp: Quy định như vậy là quá máy móc, không phù hợp với thực tiễn.

Ghi nhận xét về điều gì, ghi như thế nào phải rất linh hoạt, không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm quá trình học tập, sản phẩm học tập của HS mà còn phải phù với từng hoàn cảnh, từng đặc điểm tính cách, sự tiến bộ hay giữ nguyên mức độ hoàn thành nhiệm vụ… của mỗi HS. 

Có nhận xét chỉ nhằm xác nhận hoặc khen HS hoàn thành nhiệm vụ; có nhận xét chỉ ra nội dung chưa hoàn thành; có nhận xét vừa chỉ ra nội dung chưa hoàn thành và nêu hướng khắc phục; có nhận xét bao gồm tất cả các ý đó,…

Cần dành lời khen đặc biệt đối với những tiến bộ đột xuất của HS. Cần tỏ ý nghi ngại, băn khoăn, muốn được rõ nguyên nhân khi thấy kết quả phấn đấu của HS sa sút. Cần thể hiện sự cảm thông với những HS có hoàn cảnh khó khăn …

Hỏi: Vậy có nên dùng các câu nhận xét theo mẫu có sẵn hay in dấu câu nhận xét không?

Không nên. Những câu nhận xét đó không thể đáp ứng các yêu cầu như đã nêu trên. Những câu nhận xét đó làm sao thể hiện được tình cảm, trách nhiệm, sự ân cần, chu đáo, trắc ẩn của GV với học trò. 

Những câu nhận xét đó thực chất cũng không khác gì việc cho điểm mà không kèm theo lời nhận xét. 

Hỏi: GV ghi nhận xét học sinh vào sổ tay riêng mà không ghi vào sổ theo dõi chất lượng có được không? Có cần ghi đều đặn hằng tháng không?

Trả lời: GV có thể ghi nhận xét vào sổ tay riêng hoặc vào giáo án mà không cần ghi vào sổ theo dõi chất lượng. Việc ghi nhận xét đó là để tự GV ghi nhớ thông tin, dự kiến những biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập hoặc hoạt động giáo dục khác trong tháng, áp dụng những biện pháp khuyến khích những học sinh đã hoàn thành tốt. 

Như vậy, khi thấy cần thiết thì GV viết nhận xét và không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Cán bộ quản lý không kiểm tra nội dung ghi trong sổ theo dõi chất lượng hoặc sổ tay, giáo án riêng của giáo viên. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ điều chỉnh quy định về hồ sơ đánh giá HS tại Thông tư 30 cho phù hợp với thực tiễn này.

Hỏi: Nếu vậy, sẽ có học sinh không được ghi nhận xét?

Đáp: Có thể như vậy. Nhưng cần bảo đảm rằng tất cả HS đều được GV theo dõi, nhận xét, giúp đỡ khi cần thiết. Lưu ý rằng công việc này chủ yếu là thực hiện qua trao đổi trực tiếp giữa GV và HS; việc ghi nhận xét cũng rất linh hoạt, ví dụ, có thể là ghi trên vở của học sinh, trên giáo án của GV, qua thư của GV gửi cho HS, cho cha mẹ HS…

Hỏi: Thông tư 30 có quy định “cứng” về số lượng, nội dung nhận xét của giáo viên trong quá trình đánh giá thường xuyên HS hay không?

Đáp: Thông tư 30 không quy định cụ thể về số lượng, nội dung nhận xét của giáo viên trong quá trình đánh giá thường xuyên HS.

                                                                                                Nguồn giaoducthoidai.vn

 

Phần 2

HỎI ĐÁP VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT

 

 

 

 


 

Câu hỏi 1. Tại sao phải thay đổi cách đánh giá học sinh Tiểu học?

Trả lời:

Theo quan niệm hiện nay, mục đích chính của hoạt động đánh giá HS là nhằm góp phần bảo đảm, nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, cần có các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS học tập, rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.

Như vậy, nội dung khái niệm “đánh giá” hiện nay đã phát triển hơn so với trước đây. Thông tư  số 32/2009/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy định về đánh giá và xếp loại HS Tiểu học còn rất hạn chế về tác dụng giúp đỡ HS vì chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà HS đạt được trong từng giai đoạn. Do vậy, Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT đã không còn phù hợp trong việc chỉ đạo dạy và học theo định hướng đổi mới, buộc phải thay đổi cách đánh giá cho phù hợp với xu thế phát triển và đường lối chỉ đạo trong giai đoạn mới.

 

Câu hỏi 2. Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT ban hành nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá HS Tiểu học nhằm 4 mục đích chính sau:

1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.

2. Giúp HS có khả năng tự nhận xét, rút kinh nghiệm và tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

3. Giúp cha mẹ HS hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ HS) tham gia nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.

4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

 

Câu hỏi 3. Nguyên tắc đánh giá HS Tiểu học?

Trả lời:

4 nguyên tắc cơ bản khi đánh giá HS Tiểu học theoThông tư 30/2014/TT-BGDĐT:

 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

2. Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục Tiểu học.

3. Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.

4. Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, giáo viên và cha mẹ HS.

 

Câu hỏi 4. Nội dung đánh giá HS Tiểu học?

Trả lời:

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá HS Tiểu học bao gồm 3 nội dung chính sau:

          1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS:

- Tự phục vụ, tự quản;

- Giao tiếp, hợp tác;

- Tự học và giải quyết vấn đề.

3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS:

- Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;

- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

- Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; 

- Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

 

Câu hỏi 5. Việc đánh giá HS Tiểu học cần lưu ý những vấn đề gì?

Trả lời:

Việc đánh giá HS Tiểu học cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: GV cần vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết”. Giáo viên phải dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của HS với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kỹ năng ; xem xét cả đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh… của HS để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được HS, làm cho các em hứng thú học tập, đồng thời tư vấn, hướng dẫn, giúp các em biết được những hạn chế và biết tự khắc phục.

Việc viết nhận xét cũng vận dụng linh hoạt: Viết vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của HS sao cho thuận tiện; giáo viên phối hợp với HS và phụ huynh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ của HS.

        Viết vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục: Sổ theo dõi chất lượng giáo dục thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật ký về đánh giá HS. Sổ này chỉ dành cho GV ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ HS.

Mặc dù Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định, yêu cầu HS nào cũng được quan tâm đánh giá, GV không được “quên” em nào. Tuy nhiên, GV chỉ cần ghi những điểm nổi bật hoặc những điều cần thiết về HS để theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời (đối với HS chưa hoàn thành GV giúp HS tự hoàn thành hoặc những HS hoàn thành tốt, GV giúp HS phát huy, có hứng thú học tập hơn). Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả HS hằng tháng. Như vậy sẽ không còn thấy việc ghi nhận xét nặng nề, quá tải. Đương nhiên, GV sẽ mất thêm thời gian so với trước đây. Trước đây đã quy định GV vừa phải cho điểm vừa phải nhận xét, nhưng do nhiều GV chưa làm hết trách nhiệm, chỉ quen cho điểm mà không ghi nhận xét nên khi Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT quy định phải ghi nhận xét thì GV nghĩ đây là việc làm mới.

Theo cách đánh giá của Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT, một GV dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do GV quản lý, sử dụng. Sổ này có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà, tùy theo điều kiện cụ thể. Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT không yêu cầu mỗi GV phải có nhiều cuốn sổ.

Như vậy, GV và nhà trường có thể thiết kế một cuốn sổ theo dõi chất lượng chung để tại lớp học, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục theo tinh thần của Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT.

Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó; mặt khác, giáo viên có thể dùng sổ điện tử thay cho sổ bằng giấy. Các nhà trường cần thực hiện nghiêm chỉnh công văn số 68/BGDĐT- GDTrH của Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

 

Câu hỏi 6. Việc bỏ chấm điểm thường xuyên xuất phát từ những lý do nào? Ở các nước khác có việc này không?

Trả lời:

Trước hết, việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là xuất phát từ thực tiễn. Trước khi triển khai Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT, việc đánh giá      thường xuyên chưa khuyến khích, chưa tạo cơ hội để GV đổi mới phương pháp dạy học;  nhiều phụ huynh chịu áp lực về điểm số; nhiều HS còn học vì điểm số, chưa ý thức được việc học là để phát triển năng lực, phẩm chất cho chính mình… chưa khuyến khích HS tự tin học tập, đặc biệt là những HS gặp khó khăn trong học tập.

Thứ hai, triển khai Thông tư  30/2014/TT-BGDĐT là góp phần thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT. Trong đó, yêu cầu phải đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ ba, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là cách  đánh giá tiếp cận với xu thế đánh giá hiện đại của các nước phát triển. Khi thực hiện đánh giá      thường xuyên đối với HS Tiểu học, nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số.

 

Câu hỏi 7. Ưu điểm của việc đánh giá bằng nhận xét so với đánh giá bằng điểm số?

Trả lời:

Việc đánh giá bằng điểm số trong thời gian vừa qua thường được sử dụng để đo lường kết quả học tập của HS, phân loại HS. Đánh giá bằng điểm số tạo ra nhiều áp lực với HS, phụ huynh, đặc biệt đối với HS gặp khó khăn trong học tập. Thực tế cho thấy, điểm số chưa chắc đã đánh giá đúng năng lực của HS vì kết quả làm bài của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đề kiểm tra có ra theo đúng yêu cầu của chương trình không; tâm trạng của HS khi làm bài thế nào… Điểm số sẽ tạo ra sự so sánh giữa các HS với nhau, là một trong những nguyên nhân nảy sinh tâm lý đố kỵ, tình trạng học trước chương trình, học thêm. Do đó, việc nhận xét sự tiến bộ, hướng dẫn để HS thành công sẽ có tác dụng góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn và động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập. Chính sự thành công trong học tập sẽ mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, giúp HS thích học và học tốt hơn.

 

Câu hỏi 8. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS nghĩa là thế nào ?

Trả lời:  

Đánh giá vì sự tiến bộ của HS nghĩa là GV coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; Coi trọng đánh giá      ngay trong quá trình học tập của HS, biết được HS đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó như thế nào, giáo viên tư vấn, giúp đỡ để HS hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn; hướng dẫn HS biết tự rút kinh nghiệm và nhận xét, góp ý cho bạn, khuyến khích cha mẹ tham gia đánh giá HS, từ đó giúp HS phát huy được khả năng của bản thân; giúp HS tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học để phát triển năng lực, phẩm chất của chính HS.

 

Câu hỏi 9. Câu nhận xét xác đáng có gì khác với câu nhận xét đúng (xác thực, chính xác)?

Trả lời:

Chất lượng giáo dục chỉ có được nếu HS tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính HS. Với cùng một kết quả học tập nhưng các HS khác nhau lại cần sự cố gắng khác nhau, nếu chỉ nhận xét về kết quả đạt được (thường được coi là Câu nhận xét đúng) thì sẽ không phù hợp với các HS khác nhau. Vì vậy, GV cần dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học HS với chuẩn kiến thức, kĩ năng; xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh… của HS để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được HS, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời tư vấn, hướng dẫn các em phát hiện được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.

VD: Có 2 HS A (là HS có hoàn cảnh khó khăn, hay phải nghỉ học do sức khỏe yếu, lực học yếu) và HS B (gia đình có điều kiện tốt, là HS giỏi của lớp) làm bài kiểm tra cùng được 7 điểm thì GV cần có nhận xét, đánh giá khác nhau:

- Đối với HS A được GV nhận xét có cố gắng, cần phát huy và được các bạn trong lớp ghi nhận vì sự tiến bộ so với tuần trước, tháng trước; từ đó khích lệ được HS A, làm cho em tự tin, thích học, say mê và hứng thú học tập hơn;

- Đối với HS B thì GV phải tìm hiểu nguyên nhân và có thể thể hiện sự băn khoăn vì điểm 7 là thấp hơn so với khả năng và điều kiện học tập của HS B, điểm 7 cho thấy HS B chưa có tiến bộ so với trước để giúp HS B biết tự xem lại mình để tự khắc phục và tiến bộ.

 

Câu hỏi 10. Tại sao lại phải kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS ?

Trả lời:

Việc GV nhận xét những tiến bộ, hướng dẫn để HS thành công, động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn. Chính sự thành công trong học tập mang lại niềm vui, hứng thú cho HS, giúp các em thích học và học tốt hơn.

GV hướng dẫn HS biết tự đánh giá và nhận xét, góp ý cho bạn. Thông qua việc nhận xét, góp ý cho bạn, HS sẽ tự rút ra bài học cho bản thân.

 Thời gian HS ở nhà nhiều hơn ở trường, các thành viên khác trong gia đình có mối quan hệ gắn bó, tình cảm, am hiểu lẫn nhau nên cần phải khuyến khích cha mẹ tham gia nhận xét, hướng dẫn, giúp đỡ con em mình, để bổ sung hoặc theo sát sự tiến bộ, hoặc chậm tiến của con em họ. Phụ huynh sẽ xem nhận xét của GV trong vở để biết con mình học hành ra sao, từ đó có biện pháp phối hợp với GV dạy bảo cho con mình. Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những phương châm giáo dục cơ bản.

 

Câu hỏi 11. Tại sao lại không so sánh HS này với HS khác?

Trả lời:

Điểm mới cơ bản về đánh giá HS Tiểu học theo Thông tư  30/2014 là đánh giá   sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS, giúp HS phát huy nội lực, tiềm năng của mình. Mỗi HS có điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lý,… khác nhau nên khả năng tiếp thu, mức độ tiến bộ và kết quả học tập trong từng giai đoạn của mỗi HS rất khác nhau. Có chuẩn mực chung nhưng cũng cần phải có những hi vọng, yêu cầu riêng cho từng từng HS. Do vậy, không so sánh HS này với học HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS.

Câu hỏi 12.  Đánh giá quá trình là đánh giá như thế nào?

Trả lời:  

Đánh giá quá trình học tập gồm đánh giá thường xuyên trong quá trình học hàng ngày (chỉ nhận xét, không dùng điểm số) và đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm học (dùng cả điểm số và nhận xét).

Đánh giá quá trình cần quan tâm toàn diện các hoạt động học tập và sinh hoạt, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng môn học và hoạt động giáo dục, vận dụng kiến thức, kĩ năng, qua đó hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

 

Câu hỏi 13. Những HS chưa hoàn thành chương trình học tập ở lớp học thì xử lý thế nào?

Trả lời:

Những HS và nhóm HS nào chưa hoàn thành chương trình học tập ở lớp học, GV giúp đỡ kịp thời để HS và nhóm HS biết cách hoàn thành; GV khen ngợi và động viên HS, chia sẻ kết quả hoạt động của các em.

GV thường xuyên gợi mở vấn đề và giao việc, chia việc thành những nhiệm vụ học tập khác nhau cho từng HS hoặc nhóm HS phù hợp với khả năng của từng HS/nhóm HS và tăng dần khối lượng, mức độ phức tạp. Trong mỗi nhiệm vụ đó, GV quan sát, theo dõi, và có thể thực hành với HS/ nhóm HS và có sự hỗ trợ khi cần thiết.

Đối với HS chưa hoàn thành chương trình lớp học, GV lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng HS; đánh giá bổ sung để xét việc hoàn thành chương trình lớp học.

 

Câu hỏi 14. Những HS chưa hoàn thành chương trình ở lớp dưới thì có thể được học ở lớp trên không? Nếu phải học lưu ban thì xử lý thế nào?

Trả lời:

Đối với những HS đã được GV trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các điều kiện:

 - Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;

- Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên;

- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;

- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;

Tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kì, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp;

Thông qua hoạt động nghiệm thu, bàn giao chất lượng HS giữa các GV do hiệu trưởng chỉ đạo và thông qua hồ sơ của HS mà GV lớp trước bàn giao cho GV lớp sau, sẽ có nhận xét như em này được lên lớp nhưng còn yếu ở điểm này, điểm kia. Thậm chí với mô hình trường học mới (VNEN) là nơi chấp nhận một lớp có HS nhiều trình độ (lớp ghép) thì sẽ có thể lên lớp nhưng vẫn còn “nợ” một phần của lớp trước, được lên lớp nhưng phải học bù. Hoặc cho HS ở lại lớp, hoàn thành nốt phần thiếu rồi lại cho lên, không bắt phải học lại cả năm học.

 

Câu hỏi hỏi 15. Với cách đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, làm thế nào để phụ huynh biết được chất lượng học tập của con mình?

Trả lời:

Thực tế, ngoài giáo dục của nhà trường, HS thường xuyên được gia đình giáo dục về tất cả các mặt mà không hề chấm điểm. Có nhiều cách để phụ huynh có thể nắm được chất lượng học tập của con mình. Chẳng hạn như có thể hàng ngày trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; hoặc xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của GV…; hoặc hỏi trực tiếp GV về khả năng học tập của con mình…

 

Câu hỏi hỏi 16. Tại sao bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học vẫn cần được đánh giá bằng điểm số kèm theo lời nhận xét?

Trả lời:

Giáo viên, cha mẹ HS và nhiều người khác đã giúp đỡ, nhận xét HS trong suốt học kỳ, trong năm học. Ai cũng hy vọng rằng mình đã làm đúng cách, có tác dụng tốt, giúp HS tiến bộ và đạt được kết quả học tập như mong muốn. Điểm số bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm giúp chúng ta xác minh được những điều hi vọng ấy. Điểm số đó để xác nhận kết quả học tập của HS, không nhằm xếp thứ hạng các em trong lớp.

Nếu điểm số đó rất khác thường với những nhận xét, đánh giá thường xuyên HS thì nguyên nhân có thể là: hoặc chúng ta đã đánh giá, nhận xét thường xuyên chưa đúng, cần phải điều chỉnh cách dạy, cách học, cách đánh giá cụ thể; hoặc là có nguyên nhân đột xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm bài của HS, ví dụ gia đình HS có việc đột xuất, hôm đó em bị mệt…, GV cần tìm hiểu để biết rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, GV có thể cho HS làm thêm bài kiểm tra khác để khẳng định lại nhận xét, đánh giá về HS./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

iếp tục cung cấp thêm các thông tin về việc thực hiện TT 30 và quá trình hóa giải các khó khăn gặp phải, TS.Hoàng Mai Lê tiếp tục gửi đến tòa soạn bài trả lời kiểu hỏi-đáp. Theo đó, đây là các giải đáp của Vụ Giáo dục Tiểu học xuất phát từ phản ánh của các thầy cô giáo.

Trân trọng gửi tới quý độc giả.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số có ích lợi như thế nào đối với việc học tập của học sinh tiểu học ?

Đáp: Từ trước đến nay, chúng ta mới quan tâm đánh giá học sinh học được cái gì. Hiện nay, cần phải nhìn kiểm tra đánh giá dưới góc độ rộng hơn với quan điểm:  kiểm tra đánh giá trước hết phải giúp cho học sinh biết cách học tốt hơn (có thể gọi đó là kiểm tra đánh giá vì sự học tập). Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số là để tránh tình trạng chỉ dựa vào điểm số để đo lường kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là tránh tình trạng so sánh học sinh này với học sinh khác làm phương hại đến tâm lí học sinh. Điều quan trọng là phải so sánh kết quả học tập với mục tiêu giáo dục chứ không phải giữa học sinh  này với học sinh  khác.

Thông qua đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để động viên, khích lệ và kịp thời phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh học tập tiến bộ. Với mục đích này, đánh giá bằng nhận xét coi trọng chất lượng học tập thực sự của học sinh chứ không phải điểm số học sinh đạt được. Việc đánh giá không chỉ nhằm vào kết quả mà nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh trong cả quá trình học tập.

Trước đây chúng ta có thói quen là chờ đến cuối học kì, cuối năm học mới có kết quả đánh giá học sinh, nếu không đạt thì cũng quá muộn để hỗ trợ học sinh. Nay giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập để có những nhận xét cụ thể, chi tiết về học sinh, từ đó có ngay biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để các em kịp thời tiến bộ. Do không bị áp lực về điểm số, cùng với việc được giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời trong học tập, chắc chắn học sinh sẽ có hứng thú học tập và thích học hơn, kết quả học tập của học sinh cũng cao hơn. 

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ  của học sinh (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, thông qua nhận xét của giáo viên bằng lời, bằng chữ trên vở, phiếu học tâp, … cha mẹ học sinh và học sinh có thể cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho học sinh. Mỗi học sinh sẽ biết được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết được rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục. Gia đình cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh giúp các em tiến bộ.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không cho điểm theo Thông tư 30/2014 có bị cảm tính không?

Đáp: Những nhận xét (bằng lời, viết) trong đánh giá thường xuyên gắn với nội dung từng bài học, với từng bài tập cụ thể, từng sự tiến bộ của mỗi học sinh, là những câu nói hay lời viết của thầy giáo/cô giáo với một học sinh hoặc nhóm học sinh về lỗi cần sửa chữa cách sửa lỗi đó, về nội dung chưa hoàn thành và cách làm có thể hoàn thành nội dung đó nên không thể cảm tính.

Ví dụ như, trong quá trình dạy học bài 26 + 5 (Toán 2, trang 35), có thể có một số lời nhận xét, tư vấn, hướng dẫn học sinh trong khi quan sát, theo dõi học sinh làm các bài tập:

- Với học sinh làm đúng hết các ý trong bài tập 1, viết số đẹp và thẳng cột: Em làm đúng hết và viết số rất đẹp. Cô khen em. Em tiếp tục làm bài nhé… 

- Với học sinh chưa đặt tính thẳng cột với phép tính 16 + 4 trong bài tập 1: Em đặt tính (chẳng hạn 16 + 4) chưa thẳng cột. Em cần đặt tính thẳng cột nhé. Số 4 phải ở dưới số nào?...

- Với học sinh viết kết quả chưa đẹp trong mỗi ô tròn ở bài tập 2: Em có các kết quả đúng rồi nhưng cần điền mỗi kết quả vào đúng trong ô tròn cho đẹp nhé…

- Với học sinh viết câu lời giải chưa đúng hoặc làm chưa đúng phép tính hay đặt phép tính đúng nhưng tính kết quả sai hoặc quên viết đáp số hay quên viết đơn vị vào đáp số…: Em sửa lại câu lời giải cho đúng nhé; Em xem lại phép tính (kết quả tính) đã đúng chưa nhé; Em xem lại phép tính cần tính là phép tính trừ hay phép tính cộng nhé; Em kiểm tra lại đáp số (các viết đáp số) nhé; Em cần xem lại cách giải bài toán về nhiều hơn…

- Với học sinh đo chưa đúng độ dài đoạn thẳng: Em lưu ý cách đặt thước  nhé; Em xem lại xem kết quả độ dài đoạn thẳng AB đã chính xác chưa…

-        

Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo Thông tư 30/2014 như thế nào?

Đáp: Hàng ngày trong giờ học hay hoạt động giáo dục khác, có thể ngay từ lớp 1, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn để dần dần các em có khả năng tự đánh giá hoặc khả năng nhận xét, góp ý cho bạn để cùng tiến bộ. Học sinh (nhóm học sinh) tự xem mình (nhóm mình) đã hoàn thành yêu cầu của cô giáo chưa? Đã  làm xong bài tập 1 chưa? Kiểm tra xem bài làm của mình có đúng như cô chữa hay giống bài làm đúng của bạn vừa được cô nêu không? bạn làm bài đúng hết chưa? Bạn viết số có đẹp không? Bạn đặt tính thẳng cột không? Bạn trình bày lời giải bài toán thế nào?

Chẳng hạn như: Tổ chức cho học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:

+ Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 2) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh tay, giơ thẻ…).

+ Ở bài …, bạn An thực hiện rất đúng như sau … Những bạn nào có kết quả giống như bài làm của bạn An thì giơ tay.

Tổ chức cho học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ:

+ Bạn làm bài … đúng rồi.

+ Bạn đọc (đoạn, câu, số) đúng, rõ ràng.

+ Bạn viết (câu, số…) rất đẹp.

+ Bạn đọc lại (chữ, số) “…” cho đúng nhé: “…”.

+ Còn một ý … này bạn làm chưa đúng. Bạn có thể làm lại thế này …

+ Bạn đã làm thế nào ra kết quả này? Bạn xem lại nhé.

+ Bạn cần trình bày bài làm cẩn thận hơn


 

 

 

 

Câu 3: Quyền của GV được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41//2010/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

  1. 3 quyền
  2. 4 quyền
  3. 5 quyền***

Câu 4: Quyền của HS được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41//2010/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. 4 quyền
  2. 5 quyền
  3. 6 quyền***

Câu 6: Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:

  1. Chuẩn nghiề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.***
  2. Chuẩn nghề nghiệp GVTH là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được áp dụng với mọi loại hình GVTH tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục giáo dục quốc dân.
  3. Chuẩn nghề nghiệp GVTH là cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều kiện về văn bằng, chuẩn đào tạo.

Câu 7: Theo luật giáo dục quy định, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là:

  1. Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và có chứng chỉ dạy tiểu học.
  2. Có bằng tốt nghiệp Trung học Sư phạm.****
  3. Có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Câu 8: Trong quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, quy định Chuẩn bao gồm:

  1. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 3 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 6 tiêu chí.
  2. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.****
  3. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 3 tiêu chí.

Câu 9: Quy định đánh giá xếp loại GVTH theo Chuẩn được thực hiện như sau:

  1. Giáo viên căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, tự đánh giá, xếp loại các tiêu chuẩn được quy định của Chuẩn; Tồ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên; Hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại trên cơ sở đánh giá xếp loại của GV, của Tổ CM và tập thể lãnh đạo nhà trường.
  2. Hiệu trưởng căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo các tiêu chuẩn được quy định của chuẩn; Thông qua ý kiến đóng góp của Tổ CM và đồng nghiệp trong tổ; Hiệu trưởng chịu mọi trách nhiệm về đánh giá, xếp loại từng trường hợp cụ thể.
  3. Cả 2 ý trên đều đúng.****

Câu 10: Điều 41 của Điều lệ trường tiểu học. Khen thưởng và kỷ luật: Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý khen thưởng các hình thức.

  1. Khen trước lớp.***
  2. Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh tiên tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác.
  3. Hai câu trên chưa đủ các hình thức khen thưởng.
  4. Hai câu trên đã đủ các hình thức khen thưởng.

Câu 14: Theo QĐ 41/2010 của điều lệ trường tiểu học 6 hành vi giáo viên không được làm ở Điều lệ Trường tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều:

  1. Điều 35
  2. Điều 36
  3. Điều 37
  4. Điều 38***

Câu 15: Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH. Kèm theo quyết định số:

a.Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b.Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.****

c.Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d.Quyết định số 14/2009/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Câu 16: Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Gồm mấy chương bao nhiêu điều ?

  1. 3 chươngêu điều
  2. 3 chương 14 điều
  3. 5 chương 14 điều
  4. 4 chương 14 điều****

Câu 18: Quy định sử dụng kết quả đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc:

  1. Chương IV từ điều 10 đến 12
  2. Chương IV từ điều 11 đến 13
  3. Chương IV từ điều 14 đến 14
  4. Chương IV từ điều 13 đến 15

Câu 19: Kết quả xét lên lớp được quy định tại chương IV theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại:

  1. Điều 10
  2. Điều 11
  3. Điều 12
  4. Điều 13

Câu 21: Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học. Thông tư kèm theo số:

  1. Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.*****
  3. Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 22: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học được quy định ở điều mấy ?

  1. Điều 2
  2. Điều 3
  3. Điều 4****
  4. Điều 5

Câu 23: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tên trường, biển tên trường và phân cấp quản lí được quy định tại điều mấy ?

  1. Điều 3 và điều 4
  2. Điều 4 và điều 5
  3. Điều 5 và điều 6****
  4. Điều 7 và điều 8

Câu 24: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học công lập và tư thục. Do cơ quan nào quyết định.

a.Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.*****

b.Trưởng phòng GD&ĐT quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.

c.Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.

Câu 25: Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường được Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định là:

  1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.
  2. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc bốn lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.
  3. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.****

Câu 26: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Tổ chuyên môn gồm những thành phần nào ?

  1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 4 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 5 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
  2. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 6 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
  3. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.****

Câu 27: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định ở điều mấy ?

  1. Điều 18
  2. Điều 19
  3. Điều 20 ****
  4. Điều 21

Câu 28: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 20 quy định:

  1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.****
  2. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do UBND huyện bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
  3. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.

Câu 29: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 21 quy định:

  1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
  2. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.****
  3. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do UBND huyện bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.

Câu 30: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 22 quy định:

  1. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do UBND xã bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.
  2. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.****
  3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do UBND huyện bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.

 Câu 31: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 23 quy định gồm có:

a.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 5 đến 9 người.

b.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người.****

c.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 9 đến 20 người.

Câu 32: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định nhiệm vụ và quyền của giáo viên tại điều mấy ?

  1. Điều 30 và điều 31
  2. Điều 32 và điều 33
  3. Điều 34 và điều 35
  4. Điều 36 và điều 37

Câu 33: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục và các hành vi không được làm của giáo viên tại điều mấy ?

  1. Điều 35 và điều 36
  2. Điều 37 và điều 38***
  3. Điều 39 và điều 40

Câu 34: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tuổi của học sinh tiểu học là:

  1. Tuổi học sinh tiểu học từ 5 đến 12 tuổi (tính theo năm)
  2. Tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 13 tuổi (tính theo năm)
  3. Tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm)****

Câu 35: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại điều 41 nhiệm vụ của học sinh, có mấy nhiệm vụ:

  1. 3 nhiệm vụ
  2. 4 nhiệm vụ
  3. 5 nhiệm vụ***
  4. 6 nhiệm vụ

Câu 36: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại điều 42 Quyền của học sinh, có mấy quyền:

  1. 4 quyền
  2. 5 quyền
  3. 6 quyền****
  4. 7 quyền
  5. Câu 45: Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Ban hành kèm theo Thông tư số:
  1. Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.****
  3. Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 46: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1  quy định học sinh là:

  1. Huy động được 85% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.
  2. Huy động được 90% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.
  3. Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.****

Câu 48: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1  quy định giáo viên là:

  1. Đạt tỉ lệ 1,15 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 70% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
  2. Đạt tỉ lệ 1,18 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 75% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
  3. Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.****

Câu 49: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2  quy định học sinh là:

  1. Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 50% trở lên số ọc sinh học 9 – 10 buổi/tuần.
  2. Huy động được 99% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 50% trở lên số ọc sinh học 9 – 10 buổi/tuần.
  3. Huy động được 100% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 50% trở lên số ọc sinh học 9 – 10 buổi/tuần.

Câu 50: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 quy định giáo viên là:

  1. Đạt tỉ lệ 1,12 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9 – 10 buổi/tuần. Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo.
  2. Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,40 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9 – 10 buổi/tuần. Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo.
  3. Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9 – 10 buổi/tuần. Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo.****

Câu 51: Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Gồm mấy chương ? bao nhiêu điều ?

  1. 3 chương 11 điều
  2. 3 chương 12 điều
  3. 4 chương 13 điều
  4. 4 chương 14 điều****

Câu 52: Quyết định ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Ban hành kèm theo quyết định số:

  1. Quyết định số 31/2005/QĐ-BGDĐ ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐ ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.***
  3. Quyết định số 33/2005/QĐ-BGDĐ ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Câu 61: Phong trào thi đua nổi bật của ngành trong năm học 2009 – 2010 là:

  1. Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học
  2. Hội khoẻ Phù Đổng
  3. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 62: Phương pháp dạy học theo định hướng mới tập trung vào chủ yếu nào:

  1. Các hoạt động dạy học của giáo viên
  2. Các hoạt động học tập của học sinh***
  3. Cả a và b đều đúng

Câu 63: Phương pháp dạy học theo định hướng mới dạy học sinh:

  1. Những kiến thức khoa học và những kỹ năng vận dụng
  2. Những kỹ năng vận dụng và phương pháp học tập
  3. Kiến thức khoa học và phương phương pháp học tập
  4. Những kiến thức khoa học, những kỹ năng vận dụng và phương pháp học tập****

Câu 64: Những điểm mới chủ yếu trong mục tiêu giáo dục tiểu học là:

  1. Làm rõ hơn quan điển giáo dục toàn diện và thiết thực đối với người học
  2. Làm rõ hơn quan điểm giáo dục toàn diện và thiết thực đối với người dạy; chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng , thái độ để học sinh chuẩn bị ra trường.
  3. Chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng , thái độ để học sinh  tiếp tục học lên các lớp trên
  4. Cả a và c đều đúng****

Câu 65: Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới ta cần sử dụng các phương pháp dạy học:

  1. Lựa chọn các phương pháp dạy học truyền thống
  2. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học mới
  3. Tổ chức các hình học theo nhóm, học ngoài trời
  4. Sự phối hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp dạy học mới tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ****

Câu 66: Dạy học phát huy tính tích cực là:

  1. Luôn phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học của học sinh
  2. Tạo cho các em phương pháp học tập tích cực
  3. Phát huy sự tương tác giữa học sinh - học sinh, học sinh – giáo viên trong dạy học.
  4. Các ý trên đều đúng.****

Câu 67:  Dạy học phát huy tính tích cực sẽ giúp:

  1. Mất thời gian những học sinh nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức
  2. Luôn củng cố và phát triển cách học
  3. Phát triển phẩm chất đạo đức; tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau
  4. Học sinh nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức; cách học luôn được củng cố và phát triển; những phẩm chất đạo đức đực phát triển, tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng.****

Câu 68:  Tổ chức dạy học theo nhóm:

  1. Là một phương pháp dạy học mới
  2. Là một hình thức tổ chức dạy học****
  3. Vừa là phương pháp, vừa là hình thức
  4. Các ý trên đều đúng

Câu 69:Cách chia nhóm hợp lý nhất:

  1. Nhóm từ 2 đến 4 học sinh
  2. Nhóm từ 5 đến 6 học sinh
  3. Nhóm từ 8 đến 10 học sinh
  4. Cả a và b đều đúng****

Câu 70:  Thảo luận ở lớp:

  1. Là một phương pháp dạy học mới
  2. Là một hình thức tổ chức dạy học****
  3. Vừa là phương pháp, vừa là hình thức
  4. Các ý trên đều đúng

Câu 71: Để lập một kế hoạch bài dạy người giáo viên cần:

  1. Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên
  2. Đọc lại thiết kế bài dạy đã soạn từ năm trước, đối chiếu lại hình thức lớp để xây dựng kế hoạch bài năm nay
  3. Nghiên cứu kỹ sách khoa, sách giáo viên; đối chiếu lại tình hình lớp để xây dựng kế hoạch bài năm nay.
  4. Nghiên cứu kỹ sách khoa, sách giáo viên; đọc lại thiết kế bài dạy đã soạn từ năm trước; đối chiếu lại tình hình lớp để xây dựng kế hoạch bài năm nay.****

 

Câu 72:  Công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học:

  1. Bài kiểm tra viết gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài kiểm tra miệng ở lớp
  2. Bài kiểm tra viết gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; các loại mẫu quan sát thường xuyên, định kỳ
  3. Các loại mẫu q2uan sát thường xuyên , định kỳ
  4. Cả a và c đều đúng****

Câu 73:  Thời lượng dạy học ở lớp học 2 buổi/ngày:

  1. 8 tiết/ngày
  2. 7 tiết/ngày
  3. 6tiết/ngày
  4. Không quá 7 tiết/ngày****

Câu 74:  Nội dung học tập ở lớp 2 buổi/ngày:

  1. Các môn học theo quy định
  2. Thực hành kiến thức đã học, tham gia các hoạt động thực tế
  3. Học các môn tự chọn, môn năng khiếu, môn học còn yếu
  4. Cả 3 ý trên đều đúng****

Câu 75:  Thời gian học tập chính thức của học sinh tiểu học là:

  1. 33 tuần
  2. 35 tuần***
  3. 36 tuần
  4. 37 tuần

Câu 76:  Trẻ em được công nhận đạt chuẩnPCGDTH phải:

  1. Học hết lớp 3
  2. Học hết lớp 4
  3. Học hết lớp 5
  4. Hoàn thành chương trình tiểu học***

Câu 77:  Trẻ em được công nhận PCGDTHĐĐT phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi:

  1. 14 tuổi
  2. 13 tuổi
  3. 12 tuổi
  4. 11 tuổi**

Câu 78:  Điều kiện để công nhận thành phố Rạch Giá đạt chuẩn PCGDTHĐĐT phải có:

  1. 100% số xã (phường) đạt chuẩn PCGDTHĐĐT
  2. 90% số xã (phường) đạt chuẩn PCGDTHĐĐT***
  3. 80% số xã (phường) đạt chuẩn PCGDTHĐĐT
  4. 70% số xã (phường) đạt chuẩn PCGDTHĐĐT

Câu 79:  Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được chia làm:

  1. 1 mức độ
  2. 2 mức độ****
  3. 3 mức độ
  4. 4 mức độ

 

Câu 80:  Thời hạn công nhận trường đạt chuẩn quốc gia là:

  1. 3 năm kể từ ngày quyết định
  2. 4 năm kể từ ngày quyết định
  3. 5 năm kể từ ngày quyết định****
  4. Không thời hạn

Câu 81:  Tỉ lệ học sinh Giỏi, học sinh Tiên Tiến tối thiểu ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1 là:

  1. 40%
  2. 50%****
  3. 60%
  4. 70%

Câu 82:  Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là:

  1. Ít nhất 70%
  2. Ít nhất 80%
  3. Ít nhất 90%***
  4. Trên 90 %
  1.  

Câu 84:  Học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung các môn học vào thời điểm

  1. Đầu năm học
  2. Cuối năm học
  3. Sau hè
  4. Cả b và c đều đúng****

Câu 85:  Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

  1. Lĩnh vực phẩm chất, chính trị, đạo đức lối sống
  2. Lĩnh vực kiến thức
  3. Lĩnh vực kỹ năng sư phạm
  4. Cả 3 ý trên đều đúng*****

Câu 86: Bản chất của việc đánh gái theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

  1. Bằng cấp đào tạo của giáo viên
  2. Tác phong đạo đức nhà giáo
  3. Năng lực nghề nghiệp giáo viên****
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 87: Quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm:

  1. 1 bước
  2. 2 bước
  3. 3 bước****
  4. 4 bước

Câu 88: Thời điểm đánh giá giá viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và:

 

  1. Đầu năm học
  2. Cuối học kỳ I
  3. Cuối năm****
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 89:  Nhiệm vụ của công văn 896/BGD&ĐT – GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ BGD&ĐT . V/v hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học là:

  1. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo; đổi mới soạn giáo án của giáo viên; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh.
  2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; công tác kiểm tra đánh giá học sinh và điều chỉnh một số nội dung học tập của học sinh.****
  3. Đổi mới việc soạn giáo án của giáo viên và không bắt buộc giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức ( như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết)

Câu 90:  Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học nhằm để:

  1. Cụ thể hoá những kiến thức, kỹ năng cơ bản, tới thiểu mà mọi học sinh cần phải đạt được.****
  2. Bãi bỏ công văn 896/BGDD(T-GDTH V/v hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học
  3. Bãi bỏ công văn 9832/BGDD(T-GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5
  4. Bãi bỏ 2 công văn trên

Câu 91:  Đơn vị xã (phường) được công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi phải đạt:

  1. Huy động ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1
  2. Huy động ít nhất 90% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1
  3. Huy động ít nhất 95% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1****
  4. Huy động ít nhất 98% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1

Câu 92:  Đơn vị xã (phường) được công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi phải đạt:

  1. Có ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học****
  2. Có ít nhất 85% số trẻ em ở độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học
  3. Có ít nhất 90% số trẻ em ở độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học
  4. Có ít nhất 95% số trẻ em ở độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học

Câu 93: Đơn vị xã (phường) được công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi phải đạt:

  1. Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độ đào tạo có ít nhất 80% số giáo viên đạt chuẩn THSP****
  2. Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độ đào tạo có ít nhất 85% số giáo viên đạt chuẩn THSP
  3. Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độ đào tạo có ít nhất 90% số giáo viên đạt chuẩn THSP
  4. Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độ đào tạo có ít nhất 95% số giáo viên đạt chuẩn THSP

 

Câu 94: Theo quan điểm ban hành Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT:

  1. Xem GSK là pháp lệnh. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ nội dung trong SGK.
  2. Xem SGK và SGV là pháp lệnh. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ nội dung trong SGK và SGV.
  3. Xem chương trình là pháp lệnh. Giáo viên phải thực hiện theo Chuẫn kiến thức, Kỹ năng các môn học đã quy định.****
  4. Xem chương trình là pháp lệnh. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ nội dung trong SGK và chương trình quy định.

Câu 95: Dạy học 1 buổi/ngày thì nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được:

  1. Thực hiện 2 tiết/tháng, tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công ( Kĩ thuật)
  2. Thực hiện 4 tiết/tháng, tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công ( Kĩ thuật)***
  3. Thực hiện 2 tiết/tháng, tích hợp vào các môn Thể dục, Mỹ thuật, Thủ công ( Kĩ thuật)
  4. Thực hiện 2 tiết/tháng, tích hợp vào các môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Thủ công ( Kĩ thuật)

Câu 96: Theo Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia có mấy mức độ ?

  1. Có 2 mức độ (mức độ 1 và mức độ 2)****
  2. Có 2 mức độ ( mức độ 1 và mức độ tiên tiến)
  3. Có 2 mức độ ( mức độ 1 và mức độ xuất sắc)
  4. Có 3 mức độ ( mức độ 1, mức độ 2 và mức tiên tiến)

Câu 97: Theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 quy định giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường và cấp huyện:

  1. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường và có ít nhất 10% cấp huyện trở lên.
  2. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường và có ít nhất 20% cấp huyện trở lên.****
  3. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường và có ít nhất 25% cấp huyện trở lên.
  4. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường và có ít nhất 30% cấp huyện trở lên.

Câu 98:  Theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 quy định tỷ lệ huy động và học sinh bỏ học:

  1. Huy động ít nhất 96% số trẻ em trong độ tuổi đi học và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 2%
  2. Huy động ít nhất 97% số trẻ em trong độ tuổi đi học và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 2%
  3. Huy động ít nhất 97% số trẻ em trong độ tuổi đi học và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%****
  4. Huy động ít nhất 96% số trẻ em trong độ tuổi đi học và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 2%

 

Câu 99:  Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT quy định xếp loại giáo dục có mấy loại ?

  1. Có 4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu****
  2. Có 4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Kém
  3. Có 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém
  4. Có 3 loại: Hoàn thành tốt (A+), Hoàn thành (A), Chưa hoàn thành (B)

Câu 100:  Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học có mấy loại ?

  1. Có 5 loại: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu
  2. Có 5 loại: Xuất sắc, khá, trung bình, yếu
  3. Có 4 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu
  4. Có 4 loại: Xuất sắc, khá, trung bình,kém****

 

 

**************************

CÂU HỎI PHẦN THI KIẾN THỨC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

(Nội dung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học)

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 Khoanh vào chữ đứng trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu:

1. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo văn bản nào dưới đây?

a. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 của Bộ GD-ĐT

b. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ GD-ĐT

c. Công văn số 10358/BGDĐ ngày28/9/2007 của Bộ GD-ĐT

d. Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/209 của Bộ GD-ĐT

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

a.  Những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với người giáo viên tiểu học.

b. Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học.

c. Hệ thống các yêu cầu cơ bản về chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

d. Tất cả các ý trên.

3. Mục đích của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?

a. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu.

b. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.

c. Làm cơ sở để giáo viên đăng kí giáo viên dạy giỏi các cấp.

d. Ý a và ý b đúng

4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm mấy lĩnh vực?

a. 2 lĩnh vực

b. 3 lĩnh vực

c. 4 lĩnh vực

d. 5 lĩnh vực

5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực sau:

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm

b. Phẩm chất chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm

c. Phẩm chất về kiến thức và kỹ năng sư phạm

d. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng sư phạm

6. Tiêu chí “Phối hợp với gia đình và các đoàn thể địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

b. Kiến thức

c. Kỹ năng sư phạm

d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

7. Tiêu chí “Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiền thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

b. Kiến thức

c. Kỹ năng sư phạm

d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

8. Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp vào thời điểm:

a. Đầu năm học

b. Cuối năm học

c. Cuối học kì I và cuối năm học

d. Do nhà trường chọn thời điểm phù hợp

9. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp gồm các mức độ sau:

a. Xuất sắc; tốt; khá; trung bình

b. Tốt; khá; trung bình; kém

c. Tốt; khá; trung bình; chưa đạt yêu cầu

d. Xuất sắc; khá; trung bình; kém

10. Một giáo viên được đánh giá, xếp loại chung theo Chuẩn nghề nghiệp đạt loại Xuất sắc cần phải:

a. Cả 3 lĩnh vực đều phải được xếp loại tốt

b. Các lĩnh vực đều xếp loại tốt, trong đó phải có 1 lĩnh vực xếp loại xuất sắc

c. Có 2 lĩnh vực xếp loại tốt, 1 lĩnh vực xếp loại khá

d. Có 2 lĩnh vực xếp loại xuất sắc

11. Giáo viên bị xếp loại “Kém” theo Chuẩn nghề nghiệp khi:

a. Có một trong 3 lĩnh vực xếp loại kém

b. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác

c. Gian lận trong thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập của học sinh

d. Các ý trên đều đúng

12. Một giáo viên được hiệu trưởng dự giờ 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết trong các môn còn lại đều không đạt yêu cầu. Cuối năm học, hiệu trưởng xếp loại giáo viên này loại “Kém” là đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

13. Trong trường hợp chưa đồng ý với đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại lần đầu tiên với:

a. Hiệu trưởng

b. Hội đồng trường

c. Chủ tịch công đoàn cơ sở

d. Trưởng phòng Phòng GD-ĐT

14. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp cận với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đều này đứng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

15. Tiêu chuẩn để xếp loại “Tốt” các lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. 200 điểm

b. 180 điểm

c. Từ 140 đến 179 điểm

d. Từ 180 đến 200 điểm

16. Một giáo viên được xếp loại cả ba lĩnh vực là loại “Tốt”, vậy xếp loại chung Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên này là:

a. Tốt

b. Khá

c. Xuất sắc

d. Trung bình

17.  Một giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể học sinh, giáo viên này đã nhận lỗi với gia đình học sinh và trước hội đồng trường. Giáo viên này nên tự đánh giá, xếp loại Chuẩn nghề nghiệp là:

a. Trung bình

b. Tốt

c. Khá

d. Kém

18. Hiệu trưởng xếp loại chung Chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên là “Tốt”, kết quả xếp loại này là:

a. Đúng

b. Sai

19. Điểm tối đa mỗi tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. 40

b. 100

c. 10

d. 200

20. Một giáo viên tự xếp loại có hai lĩnh vực loại “Tốt” và một lĩnh vực loại “Trung bình”, xếp loại chung của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. Tốt

b. Trung bình

c. Khá

d. Xuất sắc

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Theo anh (chị) hiểu như thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học? Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay là cần thiết hay không? Vì sao?

2. Có người nói Chuẩn nghề nghiệp giáo viên chủ yếu dùng để làm điều kiện được dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

3. Anh (chị) hãy trình bày quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở đơn vị trong thời gian qua. Điểm nào phù hợp, chưa phù hợp, những đề xuất của anh (chị) để việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp mang lại hiệu quả cao như mục đích khi ban hành Chuẩn.

 

 

 

 

 

                   KẾT QUẢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 

Câu hỏi

Ý đúng

Câu hỏi

Ý đúng

1

b

11

d

2

c

12

a

3

d

13

b

4

a

14

a

5

b

15

d

6

c

16

c

7

b

17

d

8

b

18

b

9

d

19

c

10

a

20

b

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                Đề A

 

ĐỀ THI LÝ THUYẾT

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

BẬC TIỂU HỌC - Năm học: 2012- 2013

 

PHẦN I: Những câu hỏi trắc nghiệm kiến thức

( Thời gian làm bài 40 phút. Gv đọc kĩ câu hỏi và đánh dấu vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời.)

Câu 1: Người đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta hiện nay là:

a. Nguyễn Thiện Nhân  b. Phạm Vũ Luận   c.Vũ Đình Chuẩn   d. Lê Tiến Thành

Câu 2: Tỉnh Đồng Nai không tiếp giáp với tỉnh nào sau đây:

a. Bình Dương      b. Tây Ninh        c. Bà Rịa – Vũng Tàu      d. Bình Phước

Câu 3: Trong một hộp có 45 quả bóng gồm 20 quả bóng màu đỏ, 15 quả màu xanh và 10 quả màu vàng. Hỏi phải lấy ra bao nhiêu quả bóng để chắc chắn có 3 quả bóng màu đỏ?

a. 27                   b. 28                      c. 29                     d. 30

Câu 4: Trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học có ba lĩnh vực đó là:

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sư phạm.

b. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm.

c. Phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, kĩ năng sư phạm.

d. Phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm.

Câu 5: Tháng an toàn giao thông quốc gia hằng năm được tổ chức vào:

a. tháng 8          b. tháng 10           c. tháng 9              d. tháng 11

Câu 6: Luật bình đẳng giới ra đời vào năm nào ?

a. 2003                      b. 2004                  c. 2005                 d. 2006

Câu 7: Câu nào sau đây “sai” ?

a. Hạnh kiểm học sinh được đánh giá gồm hai loại: Đ và CĐ.

b. Học sinh được đánh giá hạnh kiểm ba lần: HKI, HKII và cả năm học.

c. Học sinh được đánh giá hạnh kiểm hai lần: cuối HKI và cuối năm học.

d. Đánh giá hạnh kiểm cuối năm là quan trọng nhất.

Câu 8: Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học cần căn cứ vào:

a. Đặc điểm nhận thức của học sinh, năng lực trình độ sư phạm của giáo viên.

b. Đặc trưng môn học.

c. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

d. Cả 3 ý trên.

Câu 9: Con sông chia đôi đất nước sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945 là:

a. sông Gianh        c. sông Cầu    b. sông Hương     d. sông Bến Hải

Câu 10: Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc TW gồm những thành phố nào ?

a. Hải Phòng – Hà Nội – Đà Nẵng – Cần Thơ – thành phố Hồ Chí Minh.

b. Hải Phòng – Đồng Nai – Đà Nẵng – Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.

c. Khánh Hòa – Nghệ An – Đồng Nai  – Hà Nội – Cần Thơ.

d. Bình Dương – Hải Phòng – Đà Nẵng – Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 11: Tìm thành ngữ tương đồng với thành ngữ “Chung lưng đấu cật”?

a. Bốn biển một nhà.            c. Sống chết có nhau.

b. Kề vai sát cánh.              d. Cả a,b đều đúng.

Câu 12: Hai hình vuông có chu vi gấp nhau 5 lần. Hỏi diện tích chúng gấp nhau bao nhiêu lần ?

a. 5 lần                 b. 10 lần          c. 20 lần           d. 25 lần            

Câu 13: Một trong những điểm mới chủ yếu trong nội dung chương trình Giáo dục Tiểu học là:

a. Tăng nội dung lí thuyết các bài học.

b. Tăng nội dung thực hành, vận dụng.

c. Tăng số lượng môn học.

d. Tăng thời gian giáo dục ở từng vùng miền khác nhau.

Câu 14: Tiếng có 3 bộ phận, bộ phận bắt buộc phải có trong tiếng là:

a. Âm đầu và thanh.               c. Âm đầu và vần.

b. Vần và thanh.                     d. Âm đầu, vần và thanh.

Câu 15: Hãy cho biết địa chỉ mail nào sau đây là địa chỉ đúng quy cách ?

a. nguyenvana@gmail.com  ***            c. nguyenvana@@gmail.com

d. 123nguyen – a@gmail                    b. nguyen van a @gmail.com

Câu 16: Theo tinh thần đổi mới phương pháp, việc dạy học môn Đạo đức dựa vào:

a. Trách nhiệm của học sinh.              c. Quyền trẻ em.                  

b. Bổn phận của học sinh.                   d. Trách nhiệm và bổn phận của học sinh.

Câu 17: Văn miếu Trấn Biên ( phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai ) xây dựng vào năm:

a. Năm 1698 – do Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào xứ Đồng Nai xây.

b. Năm 1715 – do chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long cùng Phạm Khánh Đức xây.

c. Năm 1998 – nhân dịp kỉ niệm “300 năm Biên Hòa Đồng Nai”

d. Năm 1852 – vào đời vua Tự Đức.

Câu 18: câu văn dưới đây có bao nhiêu từ ?

Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp.

a. 5 từ                          b. 6 từ                   c. 7 từ                     d. 8 từ

Câu 19: Khi tổ chức lớp học bằng biện pháp giáo dục tích cực ( không dùng roi vọt, hình phạt ) thì học sinh sẽ:

a. Tích cực và chủ động hơn trong học tập.

b. Tự tin trước mọi người, khả năng của trẻ được phát huy.

c. Có cơ hội được chia sẻ, bày tỏ, được mọi người quan ta6mm tôn trọng và lắng nghe ý kiến.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 20: Tỉnh nào ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc gia ?

a. Đăk Lăk          b. Gia Lai        c. Lâm Đồng          d. Kon Tum

Câu 21: Tổng của hai số bằng 224. Biết số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.

a. 64 và 160         b. 74 và 150         c. 84 và 140           d. 94 và 130

Câu 22: UN là chữ viết tắc của tổ chức nào?

a. APEC       b. Nhân đạo thế giới        c.Liên Hợp Quốc          d. ASEAN    

Câu 23: How many seasons are there in south Vietnam?

a. 4                 b.  3                       c. 1                      d. 2  

Câu 24: 0,1, 2, 4, 6, 9, 12,16, ?What number should replase the question mark ?

a. 18               b. 20                     c. 22                     d. 24

Câu 25: Trong các câu sau đây, câu nào là câu kể Ai thế nào ?

a. Ngọc là một cô bé ngoan hiền, biết phụ giúp ba mẹ lại học rất giỏi.

b. Ở nhà, Ngọc không chỉ biết có học bài mà còn biết phụ giúp ba mẹ.

c. Bé Ngọc rất siêng năng, vừa biết phụ giúp ba mẹ lại học rất giỏi.

d. Không chỉ là một học sinh giỏi, Ngọc còn là một đứa con ngoan của ba mẹ.

Câu 26: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn đặc biệt vị từ ?

a. Cắt tóc!              b. Máy bay!            c. Trường Sơn!                d.  Tre xanh!

Câu 27: Đồng bằng Duyên hải miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, là do:

a. Các con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy ra biển.

b. Do ranh giới các tỉnh miền Trung tự xây.

c. Các nhánh núi từ dãy Trường Sơn đâm ra tận biển.

d. Cả a, b, c.

Câu 28: Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là:

a. Vi rút              b. Vi khuẩn       c. Kí sinh trùng          d. Muỗi vằn

Câu 29: Muốn tạo tiêu đề đầu trang và tiêu đề chân trang trong Microsoft Word ta thực hiện:

a. Chọn Menu Fomat View Header and Footer.

b. Chọn Menu View Header and Footer.

c. File Header and Footer.

d. Tất cả đều đúng.

Câu 30: Để chèn một công thức toán học vào văn bản, World có riêng một tiện ích cho công việc này, đó là:

a. Microsoft Equation.                               c. Borders and Shading.

b. Encrypt Easy.                                         d. Heared and Footer. 

Câu 31: Dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học có hiệu quả khi:

a. Học sinh hứng thú học tập, cảm xúc về cái đẹp.

b. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

c. Học sinh có sáng tạo về cái đẹp.

d. Cả a, b, c, đều sai.

Câu 32: Hãy cho biết giá trị một nốt tròn bằng bao nhiêu nốt trắng ?

a. 2 nốt                     b. 3 nốt               c. 4 nốt                 d. 5 nốt

Câu 33: Quốc hiệu Việt Nam, chính thức công nhận vào năm và thời kì nào sau đây?

a. Năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám thành công.

b. Năm 1428, sau 10 năm khởi nghĩa chống giặc toàn thắng của Lê Lợi.

c. Năm 1802, mở đầu thời Nguyễn do vua Gia Long đề xướng.

d. Năm 1976, ở kì họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất.

Câu 34: Để cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn thức ăn thuộc nhóm:

a. Có nhiều chất bột và chất béo.           c. Có nhiều chất đạm.

b. Có nhiều vitamin và khoáng.             d. Tất cả các loại trên.

Câu 35: Hiện nay giáo viên thực hiện soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung điều chỉnh dạy học các bộ môn. Một lần dự giờ thăm lớp phát hiện đồng nghiệp giáo viên giảng dạy phần nội dung giảm tải, thầy ( cô ) xử lí thế nào?

a. Xem kĩ tài liệu hướng dẫn, góp ý cho đồng nghiệp cẩn thận nghiên cứu bài dạy đồng thời báo cho tổ trưởng xem lại hồ sơ giáo án của giáo viên nhắc nhở sửa chữa kịp thời những sai sót.

b. Xem kĩ tài liệu hướng dẫn, góp ý đồng nghiệp soạn giáo án cẩn thận hơn.

c. Không góp ý cho đồng nghiệp, trực tiếp báo cho hiệu trưởng biết sự việc xảy ra.

d. Đưa ra tổ để tổ trưởng rút kinh nghiệm chung cho giáo viên trong tổ.

Câu 36: Lá cây có chức năng gì?

a. Hô hấp.       b. Thoát hơi nước.       c. Quang hợp.         d. Cả a, b, c .

Câu 37: Trong phân môn Tập viết, mẫu chữ thường được chia  mấy nhóm ?

a. 2 nhóm              b. 3 nhóm                c. 4 nhóm               d.5 nhóm

Câu 38: Họa sĩ Tô Ngọc Vân được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm nào?

a. 1999                 b. 1997                    c. 1996                  d. 1995

Câu 39: Nhiệm vụ dạy học thực hành kĩ thuật là:

a. Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật và thực hiện các chức năng khác ( tác phong lao động, tạo hứng thú, an toàn vệ sinh… ).

b. Củng cố, hoàn thiện, đào sâu, vận dụng kiến thức.

c. Hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo kĩ thuật.

d. Cả a, b, c.

Câu 40: Nhìn vào hình vẽ. Tính diện tích còn lại:

            5,8 cm

 

  1. 33,64cm2
  2. 26,4074 cm2
  3. 7,2326 cm2
  4. 27,2326 cm2

 

 

PHẦN II: Bài tự luận

( Thời gian làm bài 50 phút. GV đọc kĩ đề bài và làm bài vào giấy thi do hội đồng cung cấp )

 

Đề bài:

“ Chất lượng giáo dục” là đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Là người đang trực tiếp giảng dạy, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân để nâng cao chất lượng của lớp mình.

 

 

                                                   - HẾT -

 

 

YÊU CẦU – HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

 

PHẦN I: Câu hỏi trắc nghiệm

 

Đáp án:   Đề A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

b

b

b

d

c

d

b

d

d

a

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

b

d

b

b

a

c

b

a

d

c

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

c

c

d

b

c

a

c

a

b

c

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

a

a

c

d

a

d

b

c

d

c

 

Đáp án:   Đề B

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

b

d

d

b

b

a

b

b

c

a

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

d

a

b

b

d

d

a

a

b

a

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

d

c

c

c

b

c

c

c

a

b

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

b

a

c

a

a

c

d

a

d

d

 

PHẦN II: Bài tự luận

I. Hình thức: ( 2 điểm )

 

- Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận.

- Chữ viết chân phương, rõ ràng.

- Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ.

II. Nội dung: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm )

1. Hiểu biết về khái niệm chất lượng giáo dục. ( 1 điểm )

- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu.

- Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục.

- Nhận thức rõ chất lượng chuyên môn của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục.

2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục( 2,5 điểm )

- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học.

- Đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức.

- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Xây dựng cho hs tình cảm yêu trường, mến bạn tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục kĩ năng sống cho hs.

- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs.

- Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp….

3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm )

- Duy trì sĩ số.

- Thực tiễn giảng dạy trong tiết học.

- Khảo sát, thống kê đối tượng học sinh.

- Phân tích chất lượng học sinh.

- Tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng.

- Lập sổ theo dõi.

- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá.

- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề.

- Phát huy lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

- Liên hệ với PHHS kịp thời về kết quả học tập của các em.

- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội.

- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng.

4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. ( 1,5 điểm )

- Gv có ảnh hưởng lâu dài đến thành tích học tập của hs.

- Người gv phải có các kĩ năng cơ bản, có khối lượng kiến thức chung và việc thực hiện giảng dạy đúng yêu cầu, phải tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề.

- Đội ngũ gv chuẩn về nghề nghiệp, tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề và vững vàng về chính trị…..

 

 

 

 

 

 

CÂU HỎI PHẦN THI KIẾN THỨC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

(Nội dung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học)

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 Khoanh vào chữ đứng trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu:

1. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo văn bản nào dưới đây?

a. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 của Bộ GD-ĐT

b. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ GD-ĐT

c. Công văn số 10358/BGDĐ ngày28/9/2007 của Bộ GD-ĐT

d. Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/209 của Bộ GD-ĐT

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

a.  Những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với người giáo viên tiểu học.

b. Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học.

c. Hệ thống các yêu cầu cơ bản về chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

d. Tất cả các ý trên.

3. Mục đích của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?

a. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu.

b. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.

c. Làm cơ sở để giáo viên đăng kí giáo viên dạy giỏi các cấp.

d. Ý a và ý b đúng

4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm mấy lĩnh vực?

a. 2 lĩnh vực

b. 3 lĩnh vực

c. 4 lĩnh vực

d. 5 lĩnh vực

5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực sau:

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm

b. Phẩm chất chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm

c. Phẩm chất về kiến thức và kỹ năng sư phạm

d. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng sư phạm

6. Tiêu chí “Phối hợp với gia đình và các đoàn thể địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

b. Kiến thức

c. Kỹ năng sư phạm

d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

7. Tiêu chí “Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiền thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

b. Kiến thức

c. Kỹ năng sư phạm

d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

8. Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp vào thời điểm:

a. Đầu năm học

b. Cuối năm học

c. Cuối học kì I và cuối năm học

d. Do nhà trường chọn thời điểm phù hợp

9. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp gồm các mức độ sau:

a. Xuất sắc; tốt; khá; trung bình

b. Tốt; khá; trung bình; kém

c. Tốt; khá; trung bình; chưa đạt yêu cầu

d. Xuất sắc; khá; trung bình; kém

10. Một giáo viên được đánh giá, xếp loại chung theo Chuẩn nghề nghiệp đạt loại Xuất sắc cần phải:

a. Cả 3 lĩnh vực đều phải được xếp loại tốt

b. Các lĩnh vực đều xếp loại tốt, trong đó phải có 1 lĩnh vực xếp loại xuất sắc

c. Có 2 lĩnh vực xếp loại tốt, 1 lĩnh vực xếp loại khá

d. Có 2 lĩnh vực xếp loại xuất sắc

11. Giáo viên bị xếp loại “Kém” theo Chuẩn nghề nghiệp khi:

a. Có một trong 3 lĩnh vực xếp loại kém

b. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác

c. Gian lận trong thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập của học sinh

d. Các ý trên đều đúng

12. Một giáo viên được hiệu trưởng dự giờ 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết trong các môn còn lại đều không đạt yêu cầu. Cuối năm học, hiệu trưởng xếp loại giáo viên này loại “Kém” là đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

13. Trong trường hợp chưa đồng ý với đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại lần đầu tiên với:

a. Hiệu trưởng

b. Hội đồng trường

c. Chủ tịch công đoàn cơ sở

d. Trưởng phòng Phòng GD-ĐT

14. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp cận với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đều này đứng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

15. Tiêu chuẩn để xếp loại “Tốt” các lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. 200 điểm

b. 180 điểm

c. Từ 140 đến 179 điểm

d. Từ 180 đến 200 điểm

16. Một giáo viên được xếp loại cả ba lĩnh vực là loại “Tốt”, vậy xếp loại chung Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên này là:

a. Tốt

b. Khá

c. Xuất sắc

d. Trung bình

17.  Một giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể học sinh, giáo viên này đã nhận lỗi với gia đình học sinh và trước hội đồng trường. Giáo viên này nên tự đánh giá, xếp loại Chuẩn nghề nghiệp là:

a. Trung bình

b. Tốt

c. Khá

d. Kém

18. Hiệu trưởng xếp loại chung Chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên là “Tốt”, kết quả xếp loại này là:

a. Đúng

b. Sai

19. Điểm tối đa mỗi tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. 40

b. 100

c. 10

d. 200

20. Một giáo viên tự xếp loại có hai lĩnh vực loại “Tốt” và một lĩnh vực loại “Trung bình”, xếp loại chung của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. Tốt

b. Trung bình

c. Khá

d. Xuất sắc

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Theo anh (chị) hiểu như thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học? Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay là cần thiết hay không? Vì sao?

2. Có người nói Chuẩn nghề nghiệp giáo viên chủ yếu dùng để làm điều kiện được dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

3. Anh (chị) hãy trình bày quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở đơn vị trong thời gian qua. Điểm nào phù hợp, chưa phù hợp, những đề xuất của anh (chị) để việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp mang lại hiệu quả cao như mục đích khi ban hành Chuẩn.

 

 

 

 

 

                   KẾT QUẢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 

Câu hỏi

Ý đúng

Câu hỏi

Ý đúng

1

b

11

d

2

c

12

a

3

d

13

b

4

a

14

a

5

b

15

d

6

c

16

c

7

b

17

d

8

b

18

b

9

d

19

c

10

a

20

b

 

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

A/ Hãy chọn (khoanh tròn) một đáp án đúng nhất cho từng câu dưới đây:

Câu 1: Điều nào không thuộc nguyện tắc đánh giá và xếp loại học sinh:

a. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.

b. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS.

c. Phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu.

d. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.

 

Câu 2: Ý nào sau đây đúng khi nói về “Hội đồng trường” ở cấp Tiểu học:

a. Chủ tịch Hội đồng trường công lập không nhất thiết là Hiệu trưởng.

b. Chủ tịch Hội đồng trường công lập không đồng thời là Hiệu trưởng.

c. Chủ tịch Hội đồng trường công lập đồng thời là Hiệu trưởng trường.

d. Chủ tịch Hội đồng trường công lập nhất thiết là Hiệu trưởng trường.

 

Câu 3 : Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, GV có quyền khiếu nại với :

a. Chủ tịch công đoàn                         b. Thanh tra nhân dân

c. Chủ tịch hội đồng trường                d. Hội đồng sư phạm

 

Câu 4 : Câu nào sau đây “sai” :

a. Đánh giá hạnh kiểm HKII của HS cũng là đánh giá hạnh kiểm cuối năm học HS đó

b. Đối với môn được đánh giá bằng nhận xét, HLM.N chính là HLM.KII

c. Môn tin học, tiếng Anh không tham vào xét lên lớp HS.

 

Câu 5: Câu nào sâu đây “sai ” :

a. Hạnh kiểm HS được đánh giá gồm hai loại: Đ và CĐ.

b. HS được đánh giá hạnh kiểm ba lần: HKI, HKII và cả năm học.

c. HS được đánh giá hạnh kiểm hai lần: cuối HKI và cuối năm học.

d. Đánh giá hạnh kiểm cuối năm là quan trọng nhất.

 

Câu 6 : Giáo dục hòa nhập được hiểu là :

a. Giáo dục cho trẻ khuyết tật      b. GD cho trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ, trẻ em đường phố

c. Giáo dục hòa nhập là dành cho tất cả mọi trẻ em, kể cả trẻ khuyết tật

 

 

Câu 7 : Trình độ chuẩn được đào tạo của GV tiểu học hiện nay là :

a. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm               b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm

c. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm                  d. Một đáp án khác

 

Câu 8 : Thời gian đánh giá xếp loại GV :

a. Giữa năm học      b. Cuối kỳ I       c. Cuối năm học         d. Xuyên suốt cả quá trình

 

Câu9 : Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm :

a. Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử và Địa Lý

b. Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử và Địa Lý, tiếng nước ngoài

c. Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử và Địa Lý, tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc

d. Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử và Địa Lý, tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc và nội dung tự chọn

 

Câu 10 : Các mô hình giáo dục HS khuyết tật :

a. Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập            b. Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập

c. Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập, giáo dục hòa nhập

 

Câu 11 : Quy định chuẩn nghề nghiệp theo QĐ 14/BGD-ĐT áp dụng :

a. Cho tất cả GV thuộc loại hình GD quốc dân        b. Cho GV đang dạy tại các trường phổ thông

c. Cho GVTH tại cơ sở GD phổ thông trong hệ thống GD quốc dân

 

Câu 12 : Chuẩn nghề nghiệp GVTH có ba lĩnh vực : phẩm chất chính trị đạo đức lối sống – kiến thức – kĩ năng sư phạm; xếp loại kém khi :

a. Có 3 lĩnh vực xếp loại kém         b. Có 2 lĩnh vực xếp loại kém   

c. Có 1 trong 3 lĩnh vực xếp loại kém

 

Câu 13 : Đánh giá kết quả GD đối với HS ở các môn học và hoạt động GD trong mỗi lớp được căn cứ vào : a. QĐ 30/ BGD-ĐT   b. QĐ 14/BGD-ĐT     c. QĐ 16/BGD-ĐT  d. QĐ 32/ BGD-ĐT

 

Câu 14 : Điều gì có thể giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình :

a. Sự mẫu mực của bản thân và tấm lòng yêu thương học sinh của thầy cô giáo .Và sự giáo dục hạnh kiểm cho các em hằng ngày.

b. Sự giúp đỡ của phụ huynh và hỗ trợ của BGH cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

c. Bằng  uy thế của bản thân và những danh hiệu mà người thầy được khen tặng .

d. Bằng kỷ cương nề nếp của lớp và của nhà trường.

 

Câu 15 : Biện pháp nào sau đây có thể  hữu hiệu đối với những học sinh lười học hoặc thường xuyên có hành vi vi phạm nề nếp kỷ cương :

a. Cảnh cáo trước lớp và toàn trường.

b. Phân tích lỗi lầm , bắt quỳ gối hoặc đánh đòn.

c. Phân tích lỗi lầm và dọa sẽ đuổi học.

d. Phân tích lỗi lầm và buộc phải chép nhiều lần bài đã học.

 

Câu 16 : Giáo viên tiểu học thường kính phục xếp mình bởi điều gì sau đây :

a. Thân thế .

b. Tài năng.

c. Yêu thương đồng nghiệp.

d. Yêu thương học sinh.

 

B/ Bạn hãy đọc kĩ 10 nội dung dưới đây điền dấu chéo vào ô trống tương ứng với ý mà anh (chị) cho là đúng (Đ) hoặc sai (S). Mỗi ý chỉ đánh chéo vào một ô, không được tẩy xóa bỏ.

 

TT

Nội dung

Đ

S

1

Giáo viên cho điểm KTTX môn Toán lớp Hai 3 lần trong một tháng.

 

 

2

Môn tiếng nước ngoài đánh giá bằng điểm số.

 

 

3

QĐ 30/BGD-ĐT quy định học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào thời điểm cuối kỳ I và cuối năm học.

 

 

4

Chuẩn kiến thức, kĩ năng HS tiểu học được biên soạn trên cơ sở     QĐ 30/BGD-ĐT.

 

 

5

Rèn luyện kĩ năng sống cho HS là một trong năm nội dung của trường học thân thiện.

 

 

6

Mô hình trường học thân thiện được Bộ GD-ĐT áp dụng đại trà cho các trường TH và THCS trên toàn quốc vào năm học 2008 – 2009.

 

 

7

Môn Tiếng Việt có 2 lần kiểm tra Đọc – Viết, điểm của 2 lần này được làm tròn và quy về một điểm chung là trung bình cộng (làm tròn 0,5 thành 1).

 

 

8

QĐ 30/BGD-ĐT qui định khen thưởng cho HS đạt HLM.N của từng môn đạt loại giỏi.

 

 

9

HS khuyết tật học hòa nhập được đánh giá KTTX và định kỳ nếu HS có khả năng học tập môn đó một cách bình thường.

 

 

10

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt bao gồm những hình thức : kiểm tra miệng, quan sát HS học tập, thông qua bài tập, kiểm tra viết.

 

 

 

 

KÌ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG

Năm học:  2012-2013

Ngày 06 tháng 10 năm 2012

ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 Khoanh tròn vào phiếu làm bài thi trắc nghiệm ý trả lời đúng nhất:

1. Học sinh học hết chư­ơng trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ai xác nhận trong học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học?

 a. Giáo viên chủ nhiệm   b. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

 c. Hiệu trưởng    d. Cả a, b, c đều sai

2. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương là nhiệm vụ của ai?

 a. Hiệu trưởng    b. Phó Hiệu trưởng

 c. Giáo viên     d. Tổng phụ trách

3. Người chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định là:

a. Hiệu trưởng    b. Phó Hiệu trưởng

c. Giáo viên chủ nhiệm   d. Cả a, b, c đều đúng

4. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về nội dung gì?

a. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên tiểu học.

b. Điều lệ trường tiểu học.

c. Quy chế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.

d. Điều lệ Tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi.

5. Theo Điều lệ của trường tiểu học, tuổi của học sinh tiểu học từ  :

 a. 6 tuổi đến 10 tuổi    b. 6 tuổi  đến 12 tuổi

 c. 6 tuổi đến 14 tuổi    d. 6 tuổi đến 15 tuổi

6. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên Tiểu học là :

 a. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm

 b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm

 c. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm

 d. Cả a, b, c đều đúng

7. Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện mấy nhiệm vụ của học sinh tiểu học?

 a. 4 nhiệm vụ    b. 5 nhiêm vụ

 c. 6 nhiệm vụ    d. Cả a, b, c đều sai

8. Đối với học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên cơ sở :

a.  Dựa trên các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ v yêu cầu.

b. Dựa trên sự tiến bộ của học sinh.

c. Chỉ đánh giá dựa trên kết quả của 2 môn Toán và Tiếng Việt, không đánh giá các môn còn lại.

d. Dựa trên nguyên tắc động viên, khuyến kích và ghi nhận sự tiến bộ của người học; không xếp loại đối tượng này.

9.  Một học sinh có kết quả học tập cuối năm như sau:

Toán: Khá – Tiếng Việt: Khá – Các môn đánh giá bằng nhận xét: đạt A

Theo Thông tư 32 học sinh đó sẽ được xét khen thưởng danh hiệu :

 a. Học sinh giỏi    b. Học sinh xuất sắc

 c. Học sinh khá    d. Học sinh tiên tiến

10. Theo qui định hiện hành, khi tiến hành kiểm tra đánh giá ra đề thi kiểm tra định kì giáo viên căn cứ chủ yếu vào:

 a. Sách giáo khoa và sách bài tập

 b. Sách giáo khoa và sách giáo viên

 c. Sách tham khảo

 d. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.

11. Theo thông tư 32/ 2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 quy định số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng của môn Toán là :

 a. 2 lần  b. 3 lần   c. 4 lần   d. 5 lần

12. Thông tư số  32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về nguyên tắc đánh giá và xếp loại gồm:

 a. 2 nguyên tắc                b. 3 nguyên tắc               

 c. 4 nguyên tắc                   d. 5 nguyên tắc

13. Theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT Học sinh được xếp loại giáo dục theo mấy loại?

  a. 3 loại: Giỏi, trung bình, yếu

  b. 3 loại: Xuất sắc, tiên tiến, trung bình

  c. 4 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu

  d. 4 loại: Giỏi, tiên tiến, trung bình, yếu.

14. Việc hoàn thành hồ sơ về đánh giá xếp loại học sinh cuối năm là trách nhiệm của :

  a. Hiệu trưởng   b. Phó Hiệu trưởng

  c. Giáo viên chủ nhiệm d. Cả a, b, c

15.  Các hành vi giáo viên không được làm là:

a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

b . Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.

c. Cả a và b đều đúng.

d. Cả a và b đều sai.

16. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục là:

 a. Là mức tối thiểu về kiến thức kĩ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục.

 b. Là mức tối đa về kiến thức kĩ năng mà người học phải đạt được sau khi kết húc một chương trình giáo dục.

 c. Là toàn bộ nội dung, chương trình mà người học phải đạt sau một năm học.

 d. Là toàn bộ nội dung chương trình mà người học phải đạt sau khi kết thúc một khóa học.

17. Theo anh, chị điều chỉnh dạy học là gì?

 a. Biên soạn lại toàn bộ chương trình dạy học theo chỉ đạo của nhà trường.

 b. Tăng giảm phân phối chương trình giảng dạy theo ý mình.

 c. Dựa vào trình độ thực tế của học sinh mà lựa chọn phương pháp, nội dung và thời lượng giảng dạy cho phù hợp.

 d. Cả a, b, c đều đúng

18. Cách dạy học của giáo viên được xem là phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh khi:

 a. Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi tiếp nhận tri thức, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

 b. Chú ý hình thành khả năng tự học của học sinh.

 c. Coi trọng việc tổ chức các hoạt động của học sinh

 d. Cả 3 ý trên đều đúng.

19. Phương pháp giáo dục Tiểu học phải :

 a. Phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

 b. Phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học

 c. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

 d. Cả a ,b,c đều đúng

20. Các lĩnh vực để đánh giá , xếp loại một tiết dạy của GV tiểu học ( theo phiếu dự giờ)

 a. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 b. Kiến thức, Kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm

 c. Kiến thức, Kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả

 d. Cả a, b, c đều sai

21. Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn đảm bảo tỉ lệ chung như sau ?

 a. Nhận biết 50%, thông hiểu 30%, vận dụng 20%.

 b. Nhận biết 60%, thông hiểu 30%, vận dụng 10%.

 c. Nhận biết 40%, thông hiểu 40%, vận dụng 20%.

 d. Nhận biết 40%, thông hiểu 30%, vận dụng 30%.

22. Chương trình  tiếng Anh lớp Ba, Bốn trường đang dạy trong năm học 2012 - 2013 là:

 a. Let's go      

 b. Let's learn

 c. Sách tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo   

 d. Cả a, b, c đều đúng.

23. Muốn tạo tiêu đề đầu trang và tiêu đề chân trang trong Microsoft Word ta thực hiện như thế nào ?

 a. Chọn Menu Format → View → Header and Footer

 b. Chon Menu View → Header and Footer

 c. File → Header and Footer

 d. Tất cả đều đúng.

24.  Để sao chép các tập tin hoặc các Folder trong Windows Explorer ta có các cách sau:

 a. Edit → Copy   b. Ctrl + C

 c. Click phải → Copy  d. Tất cả đều đúng

25. Kết quả của dãy tính 1 x 3 x 5 x ......x 11   có chữ số hàng đơn vị là:             

 a. 0    b. 1

 c. 9    d. 5

26. Nếu 2 thợ may làm trong 2 giờ được 2 cái áo thì 4 thợ may (như thế) làm trong 4 giờ được bao nhiêu cái áo?

 a. 4 cái áo    b. 8 cái áo

 c. 12 cái áo   d. 16 cái áo

27. Một con thuyền đậu trên sông, mũi thuyền cao hơn mặt nước 50cm. Hỏi khi nước sông dâng cao 27cm thì mũi thuyền cao hơn mặt nước bao nhiêu cm?

 a. 23 cm                     b. 77cm                         c.  50 cm                      d.  27cm

28. Với các chữ số 1, 2, 3 có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 5?

 a. 0 số    b. 1 số

 c. 2 số   d. 3 số

29.  Năm nào sau đây là năm nhuận ?

 a. 2011  b. 2012  c. 2013    d. 2014

30. Các môn học Nghệ thuật ở khối 1, 2, 3 là:

a.  Mĩ thuật. âm nhạc, thủ công

b.  Mĩ thuật, âm nhạc, kĩ thuật

c.  Mĩ thuật, âm nhạc

d.  Mĩ thuật, thủ công

31. Một nốt đen bằng mấy nốt đơn?

 a. 1   b. 2  c. 3  d. 4

32. Choose one word that is different from the others.

  a. A cat  b. A dog   c. A chicken   d. A  lion

33. Địa chỉ trang web tổ chức thi "Giao thông thông minh"  trên Internet là:

a.  violympic.com.vn  c.   ioe.vn

      b.  violympic.com   d. ioe.com.vn

34. Thống kê tình hình phổ cập đúng độ tuổi đầu năm học của lớp 2/1 như bảng:

 

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

Cộng

Tỉ lệ phổ cập đúng độ tuổi

Nam

20

3

1

24

60%

Nữ

15

1

 

16

42,85%

Cả lớp

35

4

1

40

87,5%

  Giáo viên chủ nhiệm lớp đã tính tỉ lệ % ở dòng nào đúng?

a) Nam   b) Nữ   c) Cả lớp   d) Tất cả cột tỉ lệ.

35. Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, các nét đồng dạng giữa các chữ, kích thước quy trình viết, người ta chia chữ thường theo mấy nhóm?

 a. 2 nhóm  b. 3 nhóm  c. 4 nhóm  d. 5 nhóm

36. Phần đất liền nước ta có diện tích khoảng :

 a. 300.000 km2 b. 310.000 km2 c. 320.000 km2 d. 330.000 km2

37. Theo tinh thần đổi mới phương pháp, việc dạy học môn Đạo đức dựa vào :

 a. Quyền trẻ em

 b. Trách nhiệm của học sinh

 c. Bổn phận của học sinh

 d. Trách nhiệm và bổn phận của học sinh

38. Phương pháp nào sau đây không sử dụng trong dạy học Mĩ Thuật:

 a. Phương pháp quan sát.                  c. Phương pháp trực quan.

 b. Phương pháp làm việc theo cặp ,nhóm.     d. Phương pháp sắm vai

39. Hiện tượng nào sau đây được gọi là sự biến đổi hoá học ?

 a. Đun nóng đường.

 b. Pha muối vào đường.

 c. Pha đường với nước.

 d. Bẻ gãy viên phấn.

40. Tháng an toàn giao thông quốc gia hàng năm được tổ chức vào: 

 a. Tháng 8   b. Tháng 9   c.  Tháng 10   d. Tháng 11

HẾT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

nguon VI OLET