Bài tập vô cơ – điện phân

Câu 1. Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl, kim loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot. Khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8 gam thì ở anot có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là

A. 2,8. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,6.

Câu 2. Trong công nghiệp để mạ Zn lên Fe người ta làm như sau:

A. Anot làm bằng Fe, catot làm bằng Zn và nhúng trong dung dịch FeSO4.

B. Catot làm bằng Zn, anot làm bằng Fe và nhúng trong dung dịch ZnSO4.

C. Anot làm bằng Zn, catot làm bằng Fe và nhúng trong dung dịch ZnSO4.

D. Nhúng thanh Fe vào Zn nóng chảy.

Câu 3. Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catốt thu 1,28 gam kim loại và anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Xem thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng?

A. 2,3 B. 2 C. 12 D. 3 

Câu 4. Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M trong bình điện phân với điện cực trơ, I=19,3A, sau một thời gian lấy catot ra cân lại thấy nó nặng thêm 3,584 gam (giả thiết rằng toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào catot). Tính thời gian điện phân?

A. 1060 giây B. 960 giây C. 560 giây D. 500 giây

Câu 5. Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 250 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 aM và NaCl 1,5M, với cường độ dòng điện 5A trong 96,5 phút. Dung dịch tạo thành bị giảm so với ban đầu là 17,15g. Giá trị của a là

A. 0,5 M. B. 0,4 M. C. 0,474M. D. 0,6M.

Câu 6. Điện phân các dung dịch loãng (màng ngăn, cực trơ): NaCl, NaOH (có pH <14), HCl, CuSO4, H2SO4, Na2SO4. Số trường hợp khi điện phân thì pH của dung dịch thu được tăng dần (theo thời gian điện phân) là

A. 2 B. 4  C.3 D. 5

Câu 7. Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (nFe : nCu = 18,6) tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 3,6345 ampe trong thời gian t giây thấy khối lượng catôt tăng 0,88 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catôt).Giá trị của t là

 A. 1252. B. 797. C. 2337. D. 2602.

Câu 8. Khi điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng than chì) thì

 A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cu.

 B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

 C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cu.

 D. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử H2O.

Câu 9. Hòa tan 72 gam hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 vào bình đựng 0,1 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X (với điện cực trơ) với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm bao nhiêu gam so với dung dịch trước điện phân?

A. 6,4 gam. B. 3,2 gam.    C. 12,0 gam. D. 9,6 gam.

Câu 10. Điện phân  dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.

      A. 12g                               B. 6,4g                             C. 17,6g                                D. 7,86 g

Câu 11. Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol CuSO4 (a < b) với điện cực trơ màng ngăn xốp. Khi toàn bộ lượng Cu2+ bị khử hết thì thu được V lít khí ở anot. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:

A. V= 11,2(b-a)  B. V= 5,6(a+2b). C. V= 22,4(b-2a) D. V= 11,2a

Câu 12. Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 (x) M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được có khả năng hoà tan 1,35 gam Al. Giá trị của x là

A. 0,1 B. 0,15                            C. 0,2                               D. 0,3

Câu 13. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là

A. 2,00. B. 1,00. C. 0,50. D. 0,25.

Câu 14. Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp hỗn hợp dung dịch gồm 2a mol NaCl và a mol CuSO4, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Trong quá trình điện phân trên, khí sinh ra ở anot là

A. Cl2. B. Cl2 và O2. C. H2. D. O2.

Câu 15. Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch Y. Y không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:

A. vừa hết FeCl3 B. vừa hết FeCl2 C. vừa hết HCl D. điện phân hết KCl

Câu 16. Điện phân dung dịch X (chứa y mol Cu(NO3)2 và 2y mol NaCl) bằng điện cực trơ đến khi khối lượng catot không đổi thì ngừng và thu được dung dịch Z. Bỏ qua độ tan của khí trong nước. Đo pH của X (pHX) và pH của Z (pHZ), nhận thấy

A. pHX < pHZ = 7 B. pHX < 7 <  pHZ C. pHX = pHZ = 7 D. pHZ < pHX = 7

Câu 17. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là


A. 1,20. B. 1,00.   C. 0,60.       D. 0,25.

Câu 18. Điện phân 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catốt dừng lại. Để yên dung dịch sau khi điện phân đến khi khối lượng ca tốt không đổi thì thấy có 3,2 gam kim loại bám vào ca tốt. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 ban đầu là

A. 0,5M B. 1M   C. 3M      D. 2,5M

Câu 19. Dãy c dung dch nào sau đây, khi đin phân (đin cc trơ, màng ngăn) có s ng pH của dung dch?

     A. KCl, KOH, HNO3.     B. CuSO4, HCl, NaNO3.    C. NaOH, KNO3,KCl.        D. NaOH, BaCl2, HCl.

Câu 20. Điện phân 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và NaCl 1M một thời gian đến khi ở catôt thu được 1,12 lít khí thì dừng điện phân. Thể tích khí thu được ở anôt là (các khí cùng đo ở đktc):

A. 5,6 lít B. 8,96 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.

Câu 21. Điện phân dung dịch hỗn hợp 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,06 mol HCl với dòng điện một chiều có cường độ 1,34A trong 2 giờ, các điện cực trơ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí ở đktc thoát ra ở anot bỏ qua sự hoà tan của clo trong nước và coi hiệu suất điện phân là 100% nhận những giá trị nào sau đây:

A. 0,32 gam và 0,896 lit.    B. 3,2 gam và 0,896 lit.      C. 6,4 gam và 8,96 lit.        D. 6,4 gam và 0,896 lit.

Câu 22. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của x là:

A. 0,3 B. 0,4 C. 0,2 D. 0,5

Câu 23. Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí ở catot ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa x và y là:

A. x=1,5y B. y=1,5x C. x=3y D. x=6y

Câu 24. Điện phân 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M (điện cực trơ, không màng ngăn), với cường độ dòng điện I = 2,68A trong thời gian t giờ thì bắt đầu có khí thoát ra ở catot (hiệu suất của quá trình điện phân là 100%). Giá trị của t là

A. 4. B. 1. C. 6. D. 2.

Câu 25. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn đến khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hoàn tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Giá trị của m là

A. 7,14 gam   B. 4,95 gam     C. 3,875 gam     D. 5,97 gam

Câu 26. Điện phân 500 ml dd X gồm NaCl và BaCl2, sau một thời gian điện phân thu được 0,56 lít khí Cl2 (đktc) trên anot và dd Y. Giá trị pH của dd Y là (giả sử thể tích dd không đổi khi điện phân)

A. 12 B. 10 C. 11 D. 13

Câu 27. Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl và AgNO3 . Sau một thời gian điện phân thì thu được ở catot của bình 1 là 2,24lit khí (đktc). Khối lượng bạc bám trên catot của bình 2 và thể tích khí thoát ra ở anot bình 2 là :

    A. 10,8g; 0,56(l).         B. 5,4g; 0,28(l).              C. 21,6g; 1,12(l)       D. 43,2g; 2,24(l).

Câu 28. Điện phân 200 ml dung dịch X có FeCl3 0,6M và CuCl2 0,2M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện là 1,34A cho đến khi Cu giải phóng hết thì thời gian đã điện phân là t giờ. Giá trị của t là.

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 29. Điện phân 200 ml hỗn hợp Cu(NO3)2 x M và KCl y M (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân giảm đi 22,04 (g) so và dung dịch ban đầu và dung dịch này hòa tan tối đa được 7,92 g Zn(OH)2. Thời gian điện phân là 19300(s). Xác định x, y, cường độ dòng điện:

      A. 0.5M, 1.2M, 2.5A          B. 1M, 2.5M, 1A                 C. 0.6M, 2M, 2A       D. 1M, 2M, 2A

Câu 30. Điện phân 1lit dd hỗn hợp gồm HCl 0,01M ;CuSO4 0,01M  và NaCl 0,02M với điện cực trơ ,màng ngăn xốp . Khi ở anot thu được 0,336lit khí (đktc) thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân có pH bằng:

A. pH =8    B. pH =6     C. pH =7      D. pH =5

Câu 31. Điện phân 200 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì mất 2 giờ, khi đó khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là

A. 0,075M    B. 0,1M    C. 0,05M     D. 0,15M

Câu 32. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là

A. 2,00.    B. 1,00.    C. 0,50.   D. 0,25.

Câu 33. Điện phân dung dịch X chứa m gam chất tan gồm FeCl3 và CuCl2 với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ 5,36A trong 14763 giây thu được dung dịch Y và ở catot có 19,84 gam hỗn hợp kim loại bám vào. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 39,5 gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 64,35.            B. 61,65.                C. 58,95.     D. 57,60.

Câu 34. Ðiện phân dung dịch chứa 0,6  mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dung dịch Y giảm 43 gam so với dung dịch  ban đầu. Cho tiếp m gam Fe vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5m gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị  m là

  1. 30,4. B. 15,2. C. 18,4. D. 36,8.

Câu 35. Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3(ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là


     A. 54,0.                               B. 75,6.                               C. 67,5.                           D. 108,0.

Câu 36. Dung dịch X gồm CuCl2 và Cu(NO3)2. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ trong dung dịch còn một nửa thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 27,7. Hỗn hợp khí Y oxi hóa hết 15,84 gam hỗn hợp Mg và Fe với tỉ lệ  số mol Fe : Mg = 3 : 4 thu được hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại trên. Hòa tan hỗn hợp Z bằng lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 143,5584 gam kết tủa. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là

 A. 164,8356 gam    B. 166,1856 gam         C. 168,0656 gam            D. 170,4756 gam

Câu 37. Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa m gam Al. Giá trị của m là:  

     A. 4,05.                               B. 2,70.                               C. 1,35.                              D. 5,40.

Câu 38. Có hai bình điện phân mắc nối tiếp: Bình (1) chứa 100ml dung dịch CuSO4 0,1M; Bình (2) chứa 100ml dung dịch NaCl 0,1M tiến hành điện phân có màng ngăn cho tới khi ở bình hai tạo ra dung dịch có pH=13 thì ngưng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch ở hai bình không đổi. Nồng độ mol của Cu2+ trong dung dịch bình (1) sau điện phân là:    

     A. 0,04M.                           B. 0,10M.                            C. 0,05M.                         D. 0,08M.

Câu 40. Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2xvào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là

         A. 3,5.   B. 5,0.   C. 4,5.    D. 4,0.

Câu 41. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl x (mol/l) và CuSO4 y (mol/l) bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy lượng khí thoát ra ở 2 cực là 3,696 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,8 gam Fe2O3. Tỉ lệ của x : y là.

         A. 3 : 2              B. 1 : 2   C. 3 : 1                D. 1 : 1

Câu 42. Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời còn lại 10,86 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là.

        A. 1,80   B. 1,90   C. 1,75   D. 1,95

Câu 43. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam thì dừng điện phân. Cho 0,12 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 5,4.                                  B. 7,2.                             C. 8,5.                             D. 9,8.

Câu 44. Điện phân dung dịch chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dung dịch Y giảm 43 gam so với dung dịch ban đầu. Cho tiếp m gam Fe vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5 m gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là

 A. 36,8.                          B. 15,2.                       C. 30,4.                          D. 18,4.

Câu 45. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho các phát biểu

1. Chất X là Al nóng chảy.

2. Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.

3. Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.

4. Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có  thành phần là CO, CO2 và O2.

5. Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn. Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.


Câu 46. Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2, CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Trong thời gian t giây đầu tiên, thu được a mol khí ở anot và m gam kim loại ở catot. Khi tiến hành điện phân thêm t giây tiếp sau đó thì ngừng điện phân, thu được thêm 0,225 mol khí ở cả hai điện cực và 0,8m gam kim loại ở catot. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8 gam CuO. Giá trị của m là 

       A.17,6.                              B. 16,0                          C. 19,2                                  D. 12,8

Câu 47. Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?

 A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.

 B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.

 C. Dung dịch sau điện phân có pH<7

 D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.

Câu 48. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch NaCl 0,6M và Cu(NO3)2 1M với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 7,32 gam rắn không tan. Giá trị của t là.

        A. 5790 giây  B. 6948 giây  C. 6176 giây  D. 6755 giây

Câu 49. Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,0 gam. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị m là.

       A. 10,16 gam  B. 8,48 gam  C. 8,32 gam  D. 9,60 gam

Câu 50. Hỗn hợp X gồm Na và K. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được dung dịch Y trong đó tổng nồng độ phần trăm của 2 muối là 17,17%. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ 10A trong 6176 giây thu được 1,6 m gam chất tan. Khối lượng Na trong m gam hỗn hợp X là

       A. 6,84   B. 8,28    C. 9,69    D.7,64

Câu 51. Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và  H2SO4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hidro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là:

 A. 4,5118.   B. 4,7224.  C. 4,9216.  D. 4,6048.

Câu 52. Điện phân 400ml dung dịch X gồm NaCl 0,2 M và Cu(NO3)2 0,4 M với cường độ dòng điện là 2,573 A trong thời gian  t giờ thu được dung dịch Y. Cho 6,72 gam Fe vào Y để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,68 gam chất rắn khan. Giá trị của t gần nhất với

     A. 1.                                B. 2,5.                              C. 2.                                 D. 1,5.

Câu 53. Điện phân dung dịch chứa 53,9 gam hỗn hợp muối NaCl và Cu(NO3)2  với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến khi nước điện phân ở  cả  hai điện cực thì ngừng điện phân, tại thời điểm này thể tích khí sinh ở anot gấp 1,5 lần thế tích khí thoát ra ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nhận xét nào sau đây không đúng?

     A. Nếu cường độ dòng điện là 5 ampe thì thời gian điện phân là 3 giờ 13 phút.

     B. Nếu điện phân với thời gian là 3 giờ 19 phút 26 giây với I=5 ampe rồi dừng lại thì khối lượng dung dịch giảm 28,30 gam.

     C. Khối lượng kim loại bám vào catot là 6,4 gam.

     D. tỉ lệ mol hai muối NaCl:CuSO4 là 6:1.

Câu 54. Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3; 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ cường độ dòng điện 2,68A  trong 8 giờ thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Dung dịch Y có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu ? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5).

A. 15,60 B. 16,40 C. 19,20 D. 17,60

Câu 55. Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO­3­)­2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn­ thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) gần nhất là?

A. 92 gam B. 102 gam C. 101 gam D. 91 gam

Câu 56. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Tổng số mol khí ở 2 điện cực

a

a + 0,03

2,125a

Số mol Cu ở catot

b

b + 0,02

b + 0,02

Giá trị của t là


 A. 4825. B. 3860. C. 2895. D. 5790.

Câu 57. Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm NaCl và AlCl3 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), cường độ dòng điện 2A không đổi. Khi khí màu vàng lục vừa hết thoát ra ở anot thì dừng điện phân, người ta thấy tiêu tốn 14475 giây, trong bình điện phân xuất hiện 1,56 gam kết tủa. Tỉ lệ mol giữa NaCl và AlCl3 trong dung dịch hỗn hợp X là

 A. 4 : 3. B. 2 : 3. C. 3 : 4. D. 3 : 2.

Câu 58. Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 có tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Điện phân 100 gam dung dịch X với I = 12 A, thời gian điện phân là 2 giờ 37,5 giây thu được dung dịch Y và 4,72 gam chất rắn. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm (FeS2, FeS, S) vào dung dịch Y thu được dung dịch Z chỉ chứa 1 chất tan có nồng độ là:

       A. 5%                                    B. 5,31%                         C. 5,93%                        D. 5,75%

Câu 59. Đin phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bng ng điện một chiu có cường độ 2A (đin cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngng điện phân, thu được khí ở hai đin cc có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dch X. X hoà tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Hiệu sut đin phân là 100%, c khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là

      A. 9408. B. 7720. C. 9650. D. 8685.

Câu 60. Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau một thời gian thấy khối lượng catot tăng 11,52 gam; thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Nếu thời gian điện phân là 8685 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 3,472 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn. Giá trị m là.

     A. 19,12 gam  B. 20,16 gam       C. 17,52 gam  D. 18,24 gam

Câu 61. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, I = 2A, trong thời gian t giờ thì chưa thấy khí thoát ra ở catot, khi đó khối lượng của dung dịch thu được giảm so với dung dịch ban đầu là a gam. Mặt khác, nếu điện phân dung dịch AgNO3 trên trong thời gian 2t giờ thì khối lượng dung dịch thu được (dung dịch X) giảm so với dung dịch ban đầu là (a + 5,18) gam. Cho 3,92 gam Fe vào X, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ) và 0,98 gam kim loại. Biết a > 5,18. t gần nhất với:

       A. 2,5 giờ.                         B. 1,3 giờ.                   C. 0,8 giờ.                     D. 5,2 giờ.

Câu 62. Hòa tan hết 8,56g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (ở đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là

   A. 1,28 g và 2,744 lít.             B. 2,40 g và 1,848 lít.     C. 1,28 g và 1,40 lít.   D. 2,40 g và 1,40 lít.

Câu 63. Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 1,5M và AgNO3 1M với điện cực trơ, tới khi khí bắt đầu thoát ra ở hai cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 53,1 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 15,12 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 có tỉ lệ mol tương ứng 14 : 5, thu được dung dịch chứa 59,44 gam muối; hỗn hợp Y gồm CO2 và khí Z. Z là:

      A. NO.                                 B. NO2.                          C. N2O.                         D. N2.

Câu 64. Cho m gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa KCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, ở thời gian t giây thu được dung dịch Y; đồng thời ở anot thu được 0,15 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,393 mol. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg không đổi so với trước phản ứng. Giá trị của m là

     A. 70,5.               B. 71,0.  C. 73,0.  D. 73,5.

Câu 65. Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ, sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 17,7 gam. Cho 0,18 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,06 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời còn lại x gam rắn không tan. Giá trị x là.

      A. 3,92 gam  B. 5,76 gam  C. 5,04 gam  D. 4,48 gam

Câu 66. Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 800 ml dung dịch HCl 2,5M (dùng dư) thu được dung dịch X và còn lại 4,0 gam rắn chưa tan. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 35,2 gam thì dừng. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

      A. 57,4.                B. 79,0.  C. 114,8.   D. 86,1.

Câu 67. Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi ở catot có khí thoát ra thì dừng lại khi đó ở anot thu được hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2. Đốt 15,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe có tỉ lệ số mol Mg : Al : Fe = 4 : 2 : 3 bằng hỗn hợp Y thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn dư khí). Hoà tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 720 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 160,765 gam kết tủa. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là
       A. 103,305 gam.               B. 97,765 gam.                   C. 100,535 gam.              D. 106,075 gam

Câu 68. Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2x2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là

         A. 3,5.   B. 5,0.   C. 4,5.    D. 4,0.


Câu 69. Điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl x (mol/l) và CuSO4 y (mol/l) bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy lượng khí thoát ra ở 2 cực là 3,696 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,8 gam Fe2O3. Tỉ lệ của x : y là.

        A. 3 : 2                B. 1 : 2   C. 3 : 1                 D. 1 : 1

Câu 70. Điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời còn lại 10,86 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là.

       A. 1,80   B. 1,90   C. 1,75   D. 1,95

Câu 71. Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam thì dừng điện phân. Cho 0,12 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 5,4. B. 7,2. C. 8,5. D. 9,8.

Câu 72. Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2, CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Trong thời gian t giây đầu tiên, thu được a mol khí ở anot và m gam kim loại ở catot. Khi tiến hành điện phân thêm t giây tiếp sau đó thì ngừng điện phân, thu được thêm 0,225 mol khí ở cả hai điện cực và 0,8m gam kim loại ở catot. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8 gam CuO. Giá trị của m là 

       A. 17,6.                                B. 16,0                          C. 19,2                                  D. 12,8

Câu 73. Điện phân 200 ml dung dịch NaCl 0,6M và Cu(NO3)2 1M với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 7,32 gam rắn không tan. Giá trị của t là.

       A. 5790 giây  B. 6948 giây  C. 6176 giây  D. 6755 giây

Câu 74. Cho 61,25 gam tinh thể MSO4.5 H2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,15 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí 2 cực là 0,425 mol. Giá trị m là.                                                                                                                

       A. 12,39 gam                    B. 11,80 gam                         C. 13,44 gam                     D. 12,80 gam      

Câu 75. Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.7H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là             

       A.  28                         B.  14                                     C.  14,4                      D.  15,68                                                                    

Câu 76. Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 800 ml dung dịch HCl 2,5M (dùng dư) thu được dung dịch X và còn lại 4,0 gam rắn chưa tan. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 35,2 gam thì dừng điện phân. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
     A. 57,4 gam.                   B. 79,0 gam.                    C. 114,8 gam.                D. 86,1 gam.

Câu 77. Điện phân dung dịch chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dung dịch Y giảm 43 gam so với dung dịch  ban đầu. Cho tiếp m gam Fe vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5m gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị m là

      A.  30,4 B.  15,2 C.  18,4  D.  36,8

Câu 78. Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2): bình (1) chứa 38ml dung dịch NaOH có CM= 0,5M; bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2g. Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1), định lượng xác định nồng độ NaOH sau khi điện phân là 0,95M (nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hoà tan là m(g) và thoát ra khí NO(sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

       A.  16              B. 11   C. 7   D. 19

Câu 79. Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A trong thời gian 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời anot thoát ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 0,215 mol. Nhận định nào sau đây là sai?

    A. Dung dịch X chỉ chứa hai muối.

     B. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.

     C. Giá trị của a là 0,12 mol.

     D. Giá trị của b là 0,22 mol.

Câu 80. Tiến hành điện phân (điện cực trơ, dòng điện cường độ không đổi, hiệu suất 100%) dung dịch X gồm 0,4 mol CuSO4 0,3 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y khối lượng giảm 28,25 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 28,8 gam bột Fe vào dung dịch Y đến kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

      A. 17,2. B. 18,6. C. 16,0. D. 20,4.

nguon VI OLET