TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
Câu 1.Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
F/q. B. U/d.
C./q. D. Q/U.
Câu 2. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q. B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U. D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 3.Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
A.mica. B.nhựa pôliêtilen.
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D.giấy tẩm parafin .
Câu 4.Chọn câu phát biểu đúng.
A.Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.
B.Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C.Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
D.Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 5.Chọn câu phát biếu đúng.
A.Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.
B.Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó
C.Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó.
D.Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Câu 6.Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A.chúng phải có cùng điện dung.
B.hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
C.tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
D.tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Câu 7.Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?
A.Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
B.Một quả cầu thuỷ tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
C.Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D.Hai quả cầu thuỷ tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Câu 8.Đơn vị điện dung có tên là gì?
Culông. B.Vôn.
C.Fara. D.Vôn trên mét.
Câu 9.(Đề chính thức của BGD-ĐT - 2018) Điện dung của tụ điện có đơn vị là
A.vôn trên mét (V/m). B.vôn nhân mét (V.m).
C.culông (C). D.fara (F).
Câu 10. Biết năng lượng điện trường trong tụ tính theo công thức W = 0,5Q2/C. Một tụ điện phẳng không khí đã được tích điện nếu dùng tay để làm tăng khoảng cách giữa hai bản tụ thì năng lượng điện trường trong tụ sẽ
A.giảm. B.tăng.
C.lúc đầu tăng sau đó giảm. D.lúc đầu giảm sau đó tăng.
Câu 11. Tụ điện có điện dung C1 có điện tích q1 = 2.10-3 C. Tụ điện có điện dung C2 có điện tích q2=1.10-3 C. Chọn khẳng định đúng về điện dung các tụ điện.
C1 > C2 B.C1 = C2
C.C1 < C2 D. Chưa đủ để kết luận.
Câu 12.Hai bản của một tụ điện phẳng được nối với hai cực của một acquy. Nếu dịch chuyển để bản ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển
A.không có dòng điện đi qua acquy.
B.có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương.
C.có dòng điện đi từ cực dưong qua acquy sang cực âm.
D.lúc đầu dòng điện đi từ cực âm sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại.
Câu 13. Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó?
/
A. Đồ thị a. B. Đồ thị b.
C. Đồ thị c. D. Không có đồ thị nào.

TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG
Câu 1.Trên
nguon VI OLET