TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018-2019
THPT LỤC NAM BẮC GIANG PHẦN LỚP 12 (chỉnh 01/01/2019)
CHƯƠNG 5- ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ( in 1 bản của Ngân)
1. Vị trí các kim loại trong bảng tuần hoàn
- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo (B)) và một phần nhóm IVA,VA,VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
- Họ lantan và actini (xếp riêng hai hàng cuối bảng).
2. Cấu tạo của kim loại
a. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
(Đặc biệt, ví dụ: poloni (Po) nhóm VIA có 6 electron ở lớp ngoài cùng).
b. Cấu tạo tinh thể (T2-tr21 1-CĐ-11, 2-KB-11)
- Ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ Hg ở thể lỏng).
- Mạng tinh thể kim loại gồm có: Nguyên tử kim loại, ion kim loại và electron tự do.
- Ba kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến
+ Mạng tinh thể lục phương (có độ đặc khít 74%) (Be, Mg, Zn...).
+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện (có độ đặc khít 74%) (Ca, Sr, Cu, Ag, Au, Al...).
+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối (có độ đặc khít 68%) (Li, Na, K, Ba, V, Mo...).
c. Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
3. Tính chất vật lí của kim loại
- Tính chất vật lí chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
Màu sắc: Cu màu đỏ, Ag, Al, Mg màu trắng bạc...
Tính dẻo cao Au. Độ dẫn diện giảm theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe...
- Tính chất vật lí khác:
+ Khối lượng riêng nhỏ nhất Li (0,5 g/cm3), lớn nhất Os (22,6 g/cm3). (Cu 8,9; Hg 13,6; Au 19,3).
+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất Hg (-39oC), cao nhất W (3410oC).
+ Kim loại mềm nhất là các kim loại kiềm (Na, K, Rb, Cs), cứng nhất Cr (độ cứng là 9).
4. Tính chất hóa học chung của kim loại
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: M ( Mn+ + ne.
a) Tác dụng với phi kim: Cl2, O2, S...
(- Với flo, oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua).
- Với clo: Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua.
+ Bột nhôm tự bốc cháy khí tiếp xúc với khí clo:
2Al + 3Cl2 ( 2AlCl3
+ (Fe, Cr) + Cl2  (FeCl3, CrCl3) (số oxi hóa +3)
+ (Ni, Zn, Pb) + Cl2  (NiCl2, ZnCl2 , PbCl2 ) (số oxi hóa +2)
+ Sn + 2Cl2  SnCl4 (số oxi hóa +4)
- Với oxi: Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt...) và các phi kim (trừ halogen).
+ 3Fe + 2O2  Fe3O4 (oxit sắt từ)
+ (Al, Cr) + O2  (Al2O3, Cr2O3) (số oxi hóa +3)
+ (Ni, Zn, Pb) + O2  (NiO, ZnO , PbO ) (số oxi hóa +2)
+ Sn + 2O2  SnO2 (số oxi hóa +4) ; (T1-tr49 28-KA-09, 30-KA-2010)
+ 2Na + O2 (nguyên chất, khô)  Na2O2 (natri peoxit)
4Na + O2 (không khí, khô)  2Na2O (natri oxit)
- Với lưu huỳnh: Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua.
+ (Zn, Fe, Cu, Pb) + S  (ZnS, FeS, CuS, PbS) (số oxi hóa +2)
+ (Al, Cr) + S  (Al2S3, Cr2S3) (số oxi
nguon VI OLET