TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018-2019
THPT LỤC NAM BẮC GIANG PHẦN LỚP 12 (chỉnh 21/02/2019)
CHƯƠNG 7- SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
SẮT
Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
Sắt ở ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron nguyên tử Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 ; hay [Ar]3d64s2.
Số oxi hóa thường gặp là +2 và +3. Cấu hình electron ion: Fe2+ [Ar]3d6 , Fe3+ [Ar]3d5.
Tính chất hóa học: Sắt là kim loại có tính khử trung bình.
Tác dụng với chất oxi hóa yếu: Fe ( Fe+2 + 2e
Tác dụng với chất oxi hóa mạnh: Fe ( Fe+3 + 3e
( Cùng số mol electron trao đổi, số mol Fe lớn nhất khi tạo thành Fe2+.
a- Tác dụng với phi kim
+ Với lưu huỳnh: Fe + S  FeS (số oxi hóa +2)
+ Với clo: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 (số oxi hóa +3)
+ Với oxi: 3Fe + 2O2  Fe3O4 (oxit sắt từ, FeO.Fe2O3)
+ Với iot: Fe + I2  FeI2 (số oxi hóa +2)
b- Tác dụng với axit
+ Với HCl, H2SO4 loãng: Sắt khử ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành khí hiđro, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.
+ Sắt tác dụng với HNO3 loãng, đặc nóng, H2SO4 đặc, nóng, Fe khử N+5, S+6 xuống các số oxi hóa thấp hơn, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.
( Sắt (nhôm, crom) không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
c- Tác dụng với dung dịch muối
d-Tác dụng với nước. Ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước. Ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 (to < 570oC) hoặc FeO (to > 570oC).
Hợp chất của sắt 0 +2 +3
Các số oxi hóa thường gặp của sắt
(dự đoán tính chất hóa học) Fe Fe2+ Fe3+
Hợp chất sắt(II)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử: Fe2+ ( Fe3+ + 1e
Sắt(II) oxit (FeO), chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên.
3FeO + 10HNO3 (loãng) ( 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2) là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.
Trong không khí dễ bị oxi hóa: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ( 4Fe(OH)3 (số oxi hóa nào bền hơn ?)
Muối sắt(II)
FeCl2 + 3AgNO3 (dư) ( 2AgCl( + Ag( + Fe(NO3)3
Hợp chất sắt(III)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa:
Fe3+ + 1e ( Fe2+
Fe3+ + 3e ( Fe
Sắt(III) oxit (Fe2O3), chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
Là oxit bazơ. Tác dụng với các dung dịch axit mạnh. Ở nhiệt độ cao, bị CO, H2 khử thành Fe.
Sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3) là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit tạo muối sắt(III).
Muối sắt(III)
Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt(II).
Cu + 2FeCl3 ( CuCl2 + 2FeCl2
Hỗn hợp Cu, Fe2O3 tỉ lệ mol 1: 1 hòa tan trong dung dịch axit HCl (dư) hoặc H2SO4 (loãng, dư).
Cu + Fe2O3 + 6HCl ( CuCl2 + 2FeCl2 + 3H2O (T1-tr47 7-KB-2010, tr46 câu 26).
Hợp kim của sắt
-Thành phần của gang và thép (%C: 0,01% - 2% - 5%).
- Các phản ứng chính xảy ra trong quá trình luyện gang.
CROM VÀ HỢP CHẤT
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
Crom (Cr) ở ô 24, nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron nguyên tử Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 ; hay [Ar]3d54s1.
Tính chất hóa học
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt và kém kẽm.
Số oxi hóa từ +
nguon VI OLET