SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

----------------------------

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 1

MÔN GDCD  – KHỐI 10

Thời gian làm bài: 15 phút

Mã đề thi  01

  Họ và tên HS:…………………………………………  Lớp10A

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

C©u 1: Điền tập hợp từ thích hợp để được khái niệm đạo đức: '' Đạo đức là hệ thống các quy tắc , chuẩn mực ..(1)..mà nhờ đó con người tự giác ..(2)..hành vi của mình cho (3)..với lợi ích của cộng đồng , của xã hội ''

A. 1. xã hội, 2. điều chỉnh, 3. phù hợp.                           B. 1. xã hội, 2. thúc đẩy, 3. phù hợp.

C. 1. con người, 2. điều chỉnh, 3. hợp .                           D. 1. con người, 2. thúc đẩy, 3.hợp.

C©u 2: Pháp luật điều chỉnh hành vi con người thông qua

A. qui tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội .                        B. yêu cầu của nhân dân.

C. qui định của các tổ chức chính trị - xã hội.                    D. văn bản luật của nhà nước.

C©u 3: Quan điểm nào sau đây chỉ rõ điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi con người ?

A. Đó là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, vì sợ dư luận xã hội lên án.

B. Sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội.

C. Sự diều chỉnh vừa tự giác, vừa bắt buộc.

D. Sự điều chỉnh mang tính cưỡng chế buộc mọi người phải tuân theo để bảo đảm công bằng.

C©u 4: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Chú cảnh sát giao thông đã bỏ qua các sai phạm của người lái xe (1)

B. Chú bé đánh giầy đã không nhặt 5.000 đồng mà người khách vứt trả thiếu tôn trọng (2)

C. Những chú thương binh, dù không còn lành lặn song các chú vẫn cố gắng lao động để có thu nhập hợp pháp, chứ không làm điều phi pháp ngồi chờ trợ cấp xã hội (3)

D. Ý (2) và (3)

C©u 5: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm và danh dự ?

A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn                     B. Con hơn cha là nhà có nóc

C. Đói miếng hơn tiếng đời                                          D. Trong ấm ngoài êm

C©u 6: Quan điểm nào sau đây luận về chữ " trung " là đúng với quan điểm đạo đức của nước ta hiện nay ?

A. '' trung " là trung thành vô điều kiện với nhà Vua.

B. "trung" là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân.

C ."trung" là trung thành với người đứng đầu đất nước.

D. "trung" là trung thành với lý tưởng mà mình đã lựa chọn.

C©u 7: Ngày xưa , một người sống bằng nghề chặt củi, đốt than trên rừng được coi là người lương thiện. Ngày nay, thì ngược lại , việc chặt củi, đốt than trên rừng bị coi là kẻ phá rừng, phá hoại môi trường sống. Bởi vì

A. rừng có tác dụng điều hoà không khí và lượng nước mưa trong tự nhiên.

B. rừng ngoài gỗ ra còn có rất nhiều động vât quí hiếm khác nhau.

C. rừng được mệnh danh là lá phổi của trái đất.

D. rừng là tài sản của nhân dân, của Quốc gia..

C©u 8: Nhu cầu và lợi ích cá nhân chỉ được thoả mãn khi nhu cầu và lợi ích đó

A. có sự kết hợp với nhu cầu và lợi ích của cá nhân khác, với xã hội.

B. là đúng đắn.

C. không trái với pháo luật, không trái với chuẩn mực xã hội.

D. là thực tế.

C©u 9: Khi nào thì các yêu cầu chung của tập thể, xã hội trở thành nghĩa vụ của mỗi cá nhân?


A. Khi cá nhân ý thức được yêu cầu đó và biến nó thành trách nhiệm của bản thân .

B. Khi cá nhân nhận thức được yêu cầu chung đó.

C. Khi cá nhân biến nó thành trách nhiệm phải thực hiện trong cuộc sống.

D. Khi cá nhận tự nguyện thực hiện các yêu cầu chung đó.

  C©u 10: Để thực hiện tốt nội quy, nề nếp của nhà trường, em sẽ chọn cách làm nào trong các cách sau?

A. Phải có thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường nhắc nhở thường xuyên.

B. Tự nguyện thực hiện để không bị phê bình, kỷ luật.

C. Đoàn thanh niên phải thường xuyên kỷ luật các vi phạm.

D. Tự nhận thức đầy đủ nội qui, nề nếp và tự giác thực hiện; không để vi phạm xảy ra.

C©u 11: Một người luôn thực hiện những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức., thì họ sẽ có trạng thái

A. rất sung sướng, rất phấn khởi .                                             B. hài lòng và thoả mãn với chính mình.

C. mãn nguyện với chính mình.                                                 D. hãnh diện với chính mình.

C©u 12: Ý nghĩa tích cực của lương tâm dối với từng cá nhân trong cuộc sống cộng đồng ?

A. Cá nhân tự tin vào bản thân và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng .

B. Hài lòng với mình hơn.

C. Lo sợ phạm sai lầm, nên cá nhân luôn thận trọng và cẩn thận hơn trong mọi công việc được giao.

D. Thoải mái và tự do trong mọi mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

C©u 13: '' Cái được công nhận là đúng theo qui định  hoặc theo thói quen  trong xã hội "- được gọi là

A. phong tục , tập quán             B. pháp luật                C. truyền thống                      D. chuẩn mực

C©u 14: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ

C. Xay lúa thì thôi ẵm em

D.  Khôn ba năm dại một giờ

C©u 15: Một học sinh mắc lỗi, bạn đã biết nhận lỗi , tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn khác trong lớp, và sau đó bạn đã thực sự tiến bộ.Ta nói bạn học sinh đó có

A. trách nhiệm.                       B. hạnh phúc.                      C. lòng tự trọng.                 D. nghĩa vụ.

Câu 16: Vì sao con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội?

A. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội .                          B. Con người là chủ thể của lịch sử.

C. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.   D. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

C©u 17: Cán bộ lớp , cán bộ Đoàn được nhà trường và các thầy, cô giáo chủ nhiệm giao các phần việc khác nhau của lớp. Các bạn luôn cố gắng hoàn thành các phần việc được giao . Điều đó, có nghĩa là các bạn đã

A. hoàn thành trách nhiệm với tập thể .                              B. hoàn thành nghĩa vụ của người học sinh.

C. bảo vệ nhân phẩm của mình.                                         D. bảo vệ danh dự của mình.

C©u 18: Các nền đạo đức trong xã hội  loài người được chi phối bởi điều gì ?

A. Quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị xã hội.       B. Quan điểm, quan niệm tiến bộ của xã hội.

      C. Hệ thống chính trị của xã hội.                                        D. Hệ thống kinh tế của xã hội.

C©u 19: Những hành vi sau, hành vi nào không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị phê phán về mặt đạo đức ?

A. Giúp đỡ cụ già đi qua đường .

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy

C. Mọi người đều tích cực ủng hộ đồng tiền nhỏ của mình, để góp phần xây dựng Bệnh viện ung thư miền Trung tại thành phố Đà Nẵng.


D. Mọi người trong cơ quan ai cũng trích một ngày lương ủng hộ người nghèo , chỉ có anh B là không làm với lý do mình không giàu có gì .

C©u 20: Những người nghiện ma tuý thường đánh mất điều gì ?

A. Hạnh phúc.

B. Nghĩa vụ.

C. Nhân phẩm và danh dự.

D. Lòng tự trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

----------------------------

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - HỌC KỲ 1

MÔN GDCD  – KHỐI 10

Thời gian làm bài: 15 phút

Mã đề thi  02

   Họ và tên HS:………………………………………… Lớp10A                                                                                                                                                                                   

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

C©u 1: Một người luôn thực hiện những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thì họ sẽ có trạng thái

A. vui sướng, phấn khởi.                                                    B. Hài lòng và thoả mãn với chính mình.

C. Mãn nguyện với chính mình.                                          D. Hãnh diện với chính mình.

C©u 2: Người như thế nào được coi là người có đạo đức ?

A. Là người luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình.

B. Là người luôn biết kết hợp hài hoà quyền lợi của mình với người khác và xã hội.

C. Là người luôn biết phải làm như thế nào để được người khác đánh giá cao và được khen.

D. Là người không quan tâm đến hiệu quả của hành vi.

C©u 3: Người có lòng tự trọng là người biết

A. bảo vệ và quý trọng nhân phẩm và danh dự của mình cũng như của người khác.

B. phân biệt lợi ích riêng và lợi ích chung.

C. thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

D. tranh thủ các điều kiện tốt để hưởng thụ về vât chất.

C©u 4: Trong xã hội vẫn còn một số người sống theo kiểu " Đèn nhà ai , nhà ấy rạng ".Kiểu sống này, cho em hiểu hạn chế của lối sống?

A. Thiếu ý thức nghĩa vụ, ý thức cộng đồng và có thể gây ra hậu quả xấu .  B. Biệt lập với mọi người xung quanh.

C. Ích kỷ, xa lánh mọi người và không quan hệ với mọi người xung quanh. D. Xấu, cần phải phê phán trong cộng đồng.

Câu 5: Chú công an không nhận tiền mãi lộ của dân. Hành vi đó nói lên điều gì?

A. Là người có lương tâm.                                             B. Là người có nhân phẩm.

C. Là người biết điều.                                                     D. Là người có danh dự.

C©u 6: Ngày xưa , một người sống bằng nghề chặt củi, đốt than trên rừng được coi là người lương

thiện. Ngày nay thì ngược lại , việc chặt củi , đốt than trên rừng bị coi là kẻ phá rừng, phá hoại môi trường sống. Bởi vì rừng

A. có tác dụng điều hoà không khí và lượng nước mưa trong tự nhiên.

B. ngoài gỗ ra còn có rất nhiều động vât quí hiếm khác nhau.

C. là tài sản của nhân dân, của Quốc gia.

D. được mệnh danh là lá phổi của trái đất.

C©u 7: Người có nhân phẩm là những người được xã hội

A. đánh giá rất cao và được kính trọng.

B. rất trân trọng.

C. được hưởng các quyền lợi cá nhân.

D. được tự do đi lại và làm việc.

C©u 8: Câu tục ngữ : " Đói cho sạch, rách cho thơm " - hàm chứa điều gì ?

A. Nhắc con người không làm những điều vi phạm pháp luật.

B. Nhắc con người, dù trong bất cứ hoàn ảnh nào cũng phải giữ giá trị làm người.

C. Nhắc con người sống phải làm những điều thiện.

D. Nhắc con người dù nghèo khó cũng không phạm pháp.

C©u 9: Khi nào thì các yêu cầu chung của tập thể, xã hội trở thành nghĩa vụ của mỗi cá nhân?

A. Khi cá nhân ý thức được yêu cầu đó và biến nó thành trách nhiệm của bản thân..


B. Khi cá nhân nhận thức được yêu cầu chung đó.

C. Khi cá nhân biến nó thành trách nhiệm phải thực hiện trong cuộc sống.

D. Khi cá nhận tự nguyện thực hiện các yêu cầu chung đó.

C©u 10: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

B. Bền người hơn bề của.

C. Anh em như thể tay chân.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C©u 11: Ý nghĩa tích cực của lương tâm dối với từng cá nhân trong cuộc sống cộng đồng ?

A.Cá nhân tự tin vào bản thân và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng .

B. Hài lòng với mình hơn.

C. Lo sợ phạm sai lầm, nên cá nhân luôn thận trọng và cẩn thận hơn trong mọi công việc được giao .

D. Thoải mái và tự do trong mọi mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

C©u 12: Những người nghiện ma tuý thường đánh mất điều gì ?

A. Hạnh phúc.          B. Nghĩa vụ.       C. Nhân phẩm và danh dự.                     D. Lòng tự trọng.

C©u 13: Một học sinh mắc lỗi, bạn đã biết nhận lỗi , tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn khác trong lớp, và sau đó bạn đã thực sự tiến bộ.Ta nói bạn học sinh đó có

A. trách nhiệm.               B. hạnh phúc.               C. lòng tự trọng.                 D. nghĩa vụ.                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Câu 14: Vì sao con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội?

A. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.                     

B. Con người là chủ thể của lịch sử.

C. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. 

D. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.

Câu 15: Vai trò của đạo đức với cá nhân:               

A. góp phần hoàn thiện nhân cách con người.                B. giúp con người ngày càng phát triển.

C. củng cố xây dựng một xã hội bền vững.                    D. nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình.

C©u 16: Để thực hiện tốt nội quy, nề nếp của nhà trường, em sẽ chọn cách làm nào trong các cách sau ?

A. Phải có thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường nhắc nhở thường xuyên.

B. Tự nguyện thực hiện để không bị phê bình, kỷ luật.

C. Đoàn thanh niên phải thường xuyên kỷ luật các vi phạm.

D. Tự nhận thức đầy đủ nội qui , nề nếp và tự giác thực hiện; không để vi phạm xảy ra.

C©u 17: Nhu cầu và lợi ích cá nhân chỉ được thoả mãn khi nhu cầu và lợi ích đó có

A. sự kết hợp với nhu cầu và lợi ích của cá nhân khác, với xã hội.

B. là đúng đắn.

C. không trái với pháo luật, không trái với chuẩn mực xã hội.

D. là thực tế.

C©u 18: Cán bộ lớp, cán bộ Đoàn được nhà trường và các thầy, cô giáo chủ nhiệm giao các phần việc khác nhau của lớp. Các bạn luôn cố gắng hoàn thành các phần việc được giao . Điều đó, có nghĩa là các bạn đã

A. hoàn thành trách nhiệm với tập thể .                       B. hoàn thành nghĩa vụ của người học sinh .

C. bảo vệ nhân phẩm của mình.                                   D. bảo vệ danh dự của mình.

C©u 19: Quan điểm nào sau đây chỉ rõ điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi con người ?

A. Đó là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, vì sợ dư luận xã hội lên án.

B. Sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội.

C. Sự diều chỉnh vừa tự giác, vừa bắt buộc.

D. Sự điều chỉnh mang tính cưỡng chế buộc mọi người phải tuân theo để bảo đảm công bằng.


C©u 20: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Chú cảnh sát giao thông đã bỏ qua các sai phạm của người lái xe (1).

B. Chú bé đánh giầy đã không nhặt 5.000 đồng mà người khách vứt trả thiếu tôn trọng (2).

C. Những chú thương binh, dù không còn lành lặn song các chú vẫn cố gắng lao động để có thu nhập hợp pháp, chứ không làm điều phi pháp ngồi chờ trợ cấp xã hội (3).

D. Ý (2) và (3).

 

nguon VI OLET