BÀI TẬP VẬT LÍ 9

 CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC 

DẠNG TOÁN 1: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN VÀ ĐỊNH LUẬT ÔM

1. Khi khảo sát sự thay đổi của cường độ dòng điện theo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn, người ta thu được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết:

  1.       Khi hiệu điện thế U = 8V thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là bao nhiêu?
  2.      Khi cường độ dòng điện qua vật dẫn là 1,5A thì hiệu điên thế hai đầu vật dẫn là bao nhiêu?

2. Một học sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua một vật dẫn, đã bỏ sót không ghi một vài giá trị vào bảng kết quả. Hãy điền những giá trị còn thiếu vào bảng (giả sử phép đo của bạn có sai số không đáng kể).

Lần đo

U(V)

I(A)

1

4,0

0,2

2

2,5

?

3

?

0,3

4

12,0

?

3. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 24V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

4. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 8V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

5. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 25V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A.

  1.       Tính điện trở của dây dẫn.
  2.      Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 5V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lúc ấy là bao nhiêu?

6. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 16V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,8A.

  1.       Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 20V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
  2.      Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn giảm đi 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

7. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,2A khi nó được mắc vào một hiệu điện thế 48V.

  1.       Muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,4A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
  2.      Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng lên 2 lần thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

8. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Hãy điền các trị số còn thiếu (giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện) vào bảng sau:

Hiệu điện thế U(V)

?

?

24

48

60

?

?

Cường độ dòng điện I(A)

0,25

0,1

?

?

?

0,05

1,5

9. Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A.

  1.       Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
  2.      Nếu sử dụng đèn với hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là bao nhiêu?

10. Cho điện trở R = 5.

  1.       Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 12,5V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bao nhiêu?
  2.      Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm bớt 0,75A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?

11. Cho điện trở R. Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 60V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 2A.

  1.       Xác định giá trị của R.
  2.      Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm đi 0,4A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?

12. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1, trong đó điện trở R1 = 20, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 18V.

  1.       Tính cường độ dòng điện chạy qua R1.
  2.      Giữ nguyên UMN = 18V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2, ampe kế chỉ giá trị I2 = . Tính điện trở R2.

 

 

 

 

 

 

 

13. Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1 = 2A. Bây giờ đặt vào hai điện trở R2 một hiệu điện thế cũng bằng U thì cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I2 = 4A.

  1.       Hãy so sánh giá trị của điện trở R1 và R2.
  2.      Biết U = 30V. Tính các giá trị R1 và R2.

14. Cho mạch điện như hình 2. Biết UMN = 60V, điện trở R1 = 24.

  1.       Tìm số chỉ của ampe kế A.
  2.      Thay điện trở R1 bằng điện trở R2 thấy cường độ dòng điện giảm còn 0,6A. Tính R2.

15. Cho mạch điện như hình 3.

  1.       Ampe kế A chỉ 1A, vôn kế chỉ 9V. Tính điện trở R.
  2.      Nếu thay điện trở trên bằng một điện trở khác có giá trị R’ = 18 thì số chỉ của ampe kế bằng bao nhiêu? (cho rằng các dụng cụ đo lí tưởng, không ảnh hưởng đến mạch điện).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Có hai điện trở R1 = 12 và R2 = 24.

  1.       Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mối điện trở có mối liên hệ như thế nào?
  2.      Cần phải đặt vào hai đầu mối điện trở những hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện chạy qua các điện trở đều bằng 2,5A?

17. Trên mạch điện trong hình 4, số chỉ của ampe kế là 2,5A, số chỉ của vôn kế là 25V. Hỏi nếu thay hiệu điện thế trong mạch bằng một hiệu điện thế khác thì số chỉ của vôn kế và ampe kế có thay đổi không? Nếu có, hãy dự đoán xem sự thay đổi này có thể tuân theo một quy luật nào không?

18. Khi đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U1 thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I1 = 0,5A. Khi đặt vào hai đầu điện trở R2 = 2R1 một hiệu điện thế U2 = 30V thì cường độ dòng điện qua R2 là 0,75A. Hãy tính R1, R2 và hiệu điện thế U1.

DẠNG TOÁN 2: ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP

1.Hai điện trở R1 = 15 và R2 = 30 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch.

  1.       Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
  2.      Phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch một điện trở R3 bằng bao nhiêu để điện trở tương đương của đoạn mạch là 55?

2.Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào hai điểm A, B. Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch.

  1.       Vẽ sơ đồ mạch điện.
  2.      Cho R1 = 12, R2 = 28, hiệu điện thế UAB = 60V. Tìm số chỉ của ampe kế.

3. Cho mạch điện như hình 5. Biết R1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 54V. Tính R1 và R2.

 

 

 

4. Cho mạch điện như hình 6. Trong đó R1 = 3, R2 = 8, điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V.

  1.       Cho R3 = 7. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
  2.      Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi 2 lần so với ban đầu. Tính giá trị R’ khi đó.

5. Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 60V. Biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 4A, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 gấp 3 lần hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1. Tính R1, R2 và các hiệu điện thế giữa hai đầu mối điện trở.

6. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 7. Trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB bằng 18V.

  1.       Tính số chỉ của vôn kế và ampe kế.
  2.      Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thêm 12V nữa thì số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi như thế nào?

 

 

 

 

 

 

7. Một điện trở R = 16Ω được mắc vào một hiệu điện thế U = 24V.

  1.       Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
  2.      Để cường độ dòng điện qua R giảm đi 3 lần, người ta mắc nối tiếp với R một điện trở R’. Tính R’.

8. Ba điện trở R giống nhau được mắc nối tiếp vào một đoạn mạch điện. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của mạch được biểu diễn trên đồ thị hình 8. Hãy tính giá trị điện trở R.

9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 9.

  1.       Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
  2.      Khi công tắc K đóng, biết hai đèn có điện trở giống nhau và bằng 12Ω, ampe kế chỉ 0,75A. Tính hiệu điện thế giưã hai đầu đoạn mạch.

 

 

 

 

10. Cho hai điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 20 Ω mắc như sơ đồ hình 10:

  1.      Tính điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó.
  2.      Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là U1 = 18V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

11. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11. Trong đó điện trở R1 chưa biết, R2 = 12 Ω, vôn kế chỉ 6V.

  1.       Tìm số chỉ của ampe kế.
  2.      Biết hiệu điện thế của đoạn mạch AB là UAB = 30V. Tính điện trở R1.

 

 

 

 

 

 

 

12. Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U. Biết điện trở R1 = 30 Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1,5A còn điện trở R2 = 40 Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó vào một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để khi hoạt động, không điện trở nào bị hỏng?

13. Có ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 20 Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 60V.

  1.       Tính cường độ dòng điện trong mạch.
  2.      Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Tính R4 và hiệu điện thế vào hai đầu điện trở R4 khi đó.

14. Có ba điện trở có các giá trị là R1 = 5 Ω, R2 = 20 Ω, R3 = 25 Ω. Có thể mắc các điện trở này như thế nào vào mạch có hiệu điện thế 10V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?

15. Ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 20 Ω và điện trở R3 có thể thay đổi được trị số mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 36V.

  1.       Ban đầu, cho R3 = 15 Ω. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch.
  2.      Thay đổi R3 đến giá trị R’ thì cường độ dòng điện giảm bớt 0,2A. Tính điện trở R’ và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở khi đó.

16. Cho mạch điện như hình 12. Biết R1 = 6 Ω, R2 = 8 Ω, R3 = 16 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu AM là UAM = 22,4V. Tính hiệu điện thế UNB và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

 

 

 

 

 

17. Cho đoạn mạch như hình 13. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω, R4 = 8 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 37,8V.

  1.       Tính cường độ dòng điện trong mạch.
  2.      Nếu mắc vôn kế vào các điểm AC; AD; BE thì vôn kế sẽ chỉ bao nhiêu?

18. Cho đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = R2 = 12 Ω, R3 = 6 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 16,8V.

  1.       Tính điện trở tương đương của mạch.
  2.      Tính cường độ dòng điện qua mạch.
  3.       Tính hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở R1 và R2.

19. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế U = 9V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 2A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Hãy xác định giá trị của Rx đó.

20. Cho mạch điện như hình 14. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 3R3. Hiệu điện thế UMN = 44V, số chỉ của vôn kế là 22V. Tính R2, R3 và số chỉ của ampe kế.

 

 

 

 

 

 

 

21. Cho mạch điện như hình 15. Biết rằng R2 = R3 = 2R1. Ampe kế chỉ 2,5A, vôn kế chỉ 20V.

  1.       Tính các điện trở R1, R2, R3.
  2.      Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.

22. Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 7,5 Ω và R2 = 4,5 Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.

DẠNG TOÁN 3: ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG

1. Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30 Ω, R2 = 60 Ω mắc song song nhau vào hiệu điện thế 15V.

a)        Tìm điện trở tương đương của mạch điện.

b)        Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và cường độ dòng điện qua mạch chính.

2. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 16, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, vôn kế chỉ 25V.

a)        Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b)        Tìm số chỉ của các ampe kế.

 

 

 

 

 

 

3. Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U = 20V thì cường độ dòng điện qua nó là 1A. Nếu mắc song song với R1 một điện trở R2 thì cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó là 1,8A. Tính R1 và R2.

4. Biết điện trở R1 = 25 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2,5A; còn điện trở R2 = 32 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,6A. Nếu mắc hai điện trở trên song song với nhau thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?

5. Một điện trở R = 5 Ω được mắc vào hiệu điện thế UAB = 30V.

a)        Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở.

b)        Mắc vôn kế có điện trở Rv = 3000 Ω vào hai điểm A, B như hình 17:

 

 

 

 

 

 

 

Hỏi cường độ dòng điện chạy qua R khi đó có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

c)        Tính cường độ dòng điện chạy qua vôn kế, cường độ dòng điện mạch chính. Có nhận xét gì về sự ảnh hưởng của vôn kế khi mắc vào mạch điện.

6. Cho hai điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω được mắc như hình 18:

Hiệu điện thế UAB = 36V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở, cường độ dòng điện trong mạch chính, từ đó suy ra điện trở tương đương của mạch.

 

 

 

 

 

 

 

7. Cho mạch điện như hình 19:

Biết R1 = 4 Ω, R2 = 2R3­ = 12 Ω. Cường độ dòng điện qua R1 là 1,2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R2, R3 từ đó suy ra cường độ dòng điện trong mạch chính và điện trở tương đương của mạch điện.

8. Cho mạch điện như hình 20:

Biết I2 = 2I1; dòng điện trong mạch là I = 3A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U = 27V. Tính các điện trở R1 và R2 và điện trở tương đương của mạch điện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Cho mạch điện như hình 21:

Trong đó R1 = 12 Ω; R2 = 20 Ω, ampe kế A1 chỉ 0,8A.

a)        Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB.

b)        Tính cường độ dòng điện chạy qua điển trở R2 và cường độ dòng điện của mạch chính.

10. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 12 Ω; R2 = R3 = 24 Ω mắc song song với nhau.

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 54V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và dòng điện qua mạch chính.

11. Cho mạch điện như hình 22:

Trong đó R1 = 30 Ω; R2 = 20 Ω, ampe kế A chỉ 2,8A. Tính số chỉ của các ampe kế A1 và A2.

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Cho mạch điện như hình 23:

Ampe kế A chỉ 4A, ampe kế A1 chỉ 1A, điện trở R2 = 20 Ω. Tính điện trở R1 và số chỉ của vôn kế.

13. Ba điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 40V.

a)        Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b)        Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và mỗi mạch rẽ.

14. Đặt một hiệu điện thế U = 45V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 1,5A. Hãy xác định R1 và R2 biết rằng R1 = 2R2.

15. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1, R2 và R3 mắc song song. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 48V. Cường độ dòng điện trong mạch chính là 16A. Biết R1 = 8 Ω; R2 = 24 Ω. Tính R3.

DẠNG TOÁN 4: ĐOẠN MẠCH MẮC HỖN HỢP ĐƠN GIẢN

  1.      Cho mạch điện như hình 24:

Trong đó R1 = 10 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω.

a)        Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

b)        Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 60V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

 

 

 

 

 

 

 

  1.      Cho mạch điện như hình 25:

Với R1 = 12 Ω, R2 = 18 Ω, R3 = 20 Ω.

a)        Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b)        Khóa K đóng, biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 24V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

  1.      Cho mạch điện như hình 26, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.

a)        Tính điện trở tương đương của đoạn mạch, từ đó suy ra điện trở R2.

b)        Mắc thêm điện trở R3 = 7 Ω song song với R2. Tính số chỉ của ampe kế khi đó.

 

 

 

 

 

 

 

  1.      Cho mạch điện như hình 27:

Trong đó, R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2A; ampe kế A chỉ 1,8A.

a)        Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch và điện trở R2.

b)        Muốn số chỉ của ampe kế A là 1A, người ta nối thêm một điện trở R3 vào đoạn mạch chính. Tính R3.

  1.      Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch là 0,4A. Khi mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính là 1,8A. Hãy tính điện trở R1 và điện trở R2.
  2.      Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 = 45 Ω. Có mấy cách mắc cả ba điện trở này vào mạch? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó và tính các điện trở tương đương ứng với từng mạch điện.
  3.      Cho hai điện trở R1­ = R2 = 10 Ω được mắc vào hai điểm A, B. Hãy so sánh điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2 và khi R1 mắc song song với R2.
  4.      Mắc ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 7 Ω, R3 = 10 Ω theo hai cách sau (hình 28a, 28b):

 

 

 

 

a)        Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch (a). Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là U1 = 20V.

b)        Tính điện trở tương đương của mạch điện (b), biết UMN = 36V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và chạy qua các điện trở.

  1.      Cho mạch điện như hình 29:

Trong đó R1 là điện trở chưa biết, R2 = R3 = 40 Ω, UAB = 60V.

a)        Ampe kế A chỉ 2A. Tính điện trở R1.

b)        Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R2 và R3.

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng có ghi 12V – 0,5A.

a)        Nêu ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn.

b)        Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 12V, hỏi hai đèn có sang bình thường không? Vì sao? Trường hợp hai bóng đèn sang bình thường thì phải có điều kiện gì?

  1. Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 6V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,3A, của đèn thứ hai là 0,5A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 12V.

a)        Tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn.

b)        Độ sáng của hai đèn như thế nào? Có nên mắc như vậy không?

  1. Cho mạch điện như hình 30:

Biết R1 = 30 Ω; R2 =15 Ω; R3 = 60 Ω. Hiệu điện thế UAB = 52,5V.

a)        Tính điện trở tương đương của mạch.

b)        Tính cường độ dòng điện qua R1, R2 và số chỉ của ampe kế.

 

 

 

 

 

 

 

  1. Cho mạch điện như hình 31:

Biết R1 = 8 Ω; R2 = 12 Ω; R3 = 4 Ω; Rx có thể thay đổi được. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 48V.

a)        Khi Rx = R1, xác định dòng điện qua Rx và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3.

b)        Xác định giá trị Rx để cho cường độ dòng điện trong hai nhánh rẽ bằng nhau. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó.

  1. Mắc lần lượt hai điện trở R1 và R2 vào hai cực của một nguồn điện có một hiệu điện thế 18V thì dòng điện qua R­1 và R2 lần lượt là I1 = 1,5A và I2 = 2,5A. Hỏi nếu ghép R1 và R2 song song với nhau và nối với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 14,4V thì dòng điện qua các điện trở là bao nhiêu? Tính cường độ dòng điện mạch chính khi đó.
  2. Từ hai loại điện trở R1 = 1 Ω; R2 = 4 Ω. Hãy chọn và mắc thành một mạch điện nối tiếp để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 32,5V thì dòng điện qua mạch là 2,5A.
  3. Cho mạch điện như hình 32:

Biết R1 = 4 Ω; R2 = 16 Ω; R3 = 12 Ω; R4 = 18 Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 60V.

a)        Tính điện trở tương đương của mạch điện.

b)        Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và trong mạch chính.

c)        Tính hiệu điện thế UNM.

 

 

 

 

 

 

 

17. Cho mạch điện như hình 33:

Trong đó R1 = 2 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 4 Ω; R4 = 10 Ω; hiệu điện thế UAB = 28V.

a)        Tính điện trở tương đương của toàn mạch.

b)        Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

c)        Tính các hiệu điện thế UAC và UCD.

DẠNG TOÁN 5: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN. BIẾN TRỞ

1. Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một viên pin bằng các đoạn dây dẫn khác nhau thì thấy: Nếu dây dẫn ngắn thì đèn sang bình thường nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài thì đèn sang yếu hơn. Hãy giải thích tại sao?

2. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất dài 3m có điện trở R1 và dây thứ hai dài 15m có điện trở R2. Tính tỉ số .

3. Hai dây nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 1mm2, dây thứ hai có tiết diện 4mm2. So sánh điện trở của hai dây này.

4. Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,3mm2 và có điện trở R1 = 8Ω. Hỏi dây thứ nhất có tiết diện 1,5mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?

5. Tra bảng điện trở suất của một số chất ta thấy constantan có điện trở suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m

a)        Điện trở suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m cho biết điều gì?

b)        Tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 3m và có tiết diện đều S = 1,5mm2.

6. Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 8m có tiết diện tròn đường kính 1mm (lấy π = 3,14). Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ω.m.

7.

 

 

 

 

 

 

a)        Một điện trở có điện trở lớn nhất là Rb = 30 Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dung làm biến trở này.

b)        Một bóng đèn khi sang bình thường có điện trở là R1 = 7,5 Ω. Và dòng điện chạy qua đèn khi đó có cường độ I = 0,6A, bóng đèn này được mắc nối tiếp với điện trở nói trên và mắc vào hiệu điện thế U = 12V như hình vẽ. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 bằng bao nhiêu để đèn sang bình thường?

8. Trên một biến trở con chạy có ghi 100 Ω - 2A.

a)        Cho biết ý nghĩa của hai con số ghi này.

b)        Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở.

c)        Biến trở của dây dẫn được làm bằng hợp kim microm có điện trở  suất 1,1.10-6 Ω.m và có chiều dài 75m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.

9. Người ta dung dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở có con chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40.

a)        Tính chiều dài của dây hợp kim nicrom cần dùng. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là 1,1.10-6 Ω.m.

b)        Dây điện trở của biến trở được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 1,5cm. Tính số vòng dây của biến trở này.

10. Khi đặt một hiệu điện thế 18V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 0,45A. Tính chiều dài của dây dẫn dung để quấn cuộn dây này, biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 5m thì có điện trở là 1,5.

11. Một dây dẫn dài 60m dùng để quấn thành cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 0,4A.

a)        Tính điện trở của cuộn dây.

b)        Mỗi đoạn dây dài 1m của dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu?

12. Đặt một hiệu điện thế 20V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 4A.

a)        Tính điện trở của cuộn dây.

b)        Tính chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này, biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là 1,5 Ω.

13. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 16m có điện trở R2.

a)       Tính tỉ số .

b)        Nếu đặt hai đầu mỗi dây dẫn cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

14. Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 1,5A.

a)        Tính điện trở của cuộn dây.

b)        Tính điện trở trên mỗi mét chiều dài của cuộn dây.

15. Một dây dẫn bằng đồng dài l1 = 25m có điện trở R1, một dây dẫn khác cùng làm bằng đồng có cùng tiết diện với dây thứ nhất có chiều dài l2 và điện trở R2. Biết rằng khi cho dòng điện có cùng cường độ I qua hai dây thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn dây thứ hai gấp 4 lần hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất. Tính chiều dài của đoạn dây thứ hai.

16. Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài. Biết dây thứ nhất có tiết diện S1 = 4mm2 và điện trở R1 = 12,5; dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,4mm2. Tính điện trở R2.

17. Một dây nhôm dài l1 = 200m và tiết diện S1 = 1mm2 thì có điện trở là R1 = 5,6 . Hỏi một dây dẫn khác cùng làm bằng nhôm có tiết diện S2 = 2mm2 và điện trở R2 = 16,8 thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?

18. Hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm cùng một chất, dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,3mm2, dây thứ hai có tiết diện 1,8mm2. So sánh điện trở của hai dây này. Áp dụng tìm điện trở dây thứ hai biết điện trở dây thứ nhất R1 = 60 .

19. Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 12 với lõi gồm 24 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

20. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,45mm2 và điện trở R1 = 25 . Dây thứ hai có điện trở R2 = 30 thì có tiết diện S2 là bao nhiêu?

21. Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 = 150m, có tiết diện S1 = 0,4mm2 và có điện trở R1 = 60 . Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó dài l2 = 50m, có điện trở R2 = 30 thì có tiết diện S2 là bao nhiêu?

22. Dựa vào bảng điện trở suất (SGK Vật Lí 9), hãy tính:

a)        Điện trở của một dây nhôm dài 4m và có tiết diện 0,1mm2.

b)        Điện trở của sợi dây nikelin dài 16m có đường kính tiết diện là 0,4mm.

23. Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 25 , có tiết diện tròn bán kính 0,01mm.

a)        Tính chiều dài của dây tóc này. Biết vonfram có điện trở suất ρ = 5,5.10-8 Ωm.

b)        Bóng đèn dây tóc nói trên được sử dụng ở hiệu điện thế U = 6V, tính cường độ dòng điện qua bòng đèn. Coi điện trở của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường tang thêm 5% so với khi nó không ng.

24. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có khối lượng 0,5kg; dây dẫn có tiết diện 1mm2. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 m, khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.

a)        Tính chiều dài của dây dẫn.

b)        Tính điện trở của cuộn dây này.

25. Có hai dây dẫn làm bằng nhôm có tiết diện như nhau, dây thứ nhất dài l1 = 86m, dây thứ hai l2 = 232,2m. Tính điện trở của dây dẫn thứ hai, biết điện trở của dây dẫn thứ nhất là 14 .

26. Một cuộn dây nhôm có khối lượng 0,27kg, tiết diện thẳng của dây là 0,1mm2. Tìm điện trở của cuộn dây biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7g/cm3 và điện trở suất ρ = 2,8.10-8 m.

27. Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40 . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.

28. Một biến trở con chạy được làm bằng dây dẫn hợp kim nikelin có điện trở suất 0,4.10-6 m, có tiết diện đều là 0,6mm2 và gồm 300 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm.

a)        Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.

b)        Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là 75,36V. Hỏi biến trở này có thể chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu?

29. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 4V và cường độ dòng điện định mức 0,2A được mắc vào một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V.

a)        Bóng đèn và biến trở phải mắc với nhau như thế nào để đèn có thể sang bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện này.

b)        Để đèn ng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu? Bỏ qua điện trở của dây nối.

30. Người ta cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 90 bằng dây dẫn nikelin có điện trở suất là 0,4.10-6 m và tiết diện 0,25mm2.

a)        Tính chiều dài của dây dẫn.

b)        Nếu tăng chiều dài của dây lên 5 lần thì điện trở lớn nhất của biến trở khi đó là bao nhiêu?

31. Một biến trở con chạy được làm bằng dây dẫn hợp kim nikelin có điện trở suất 0,4.10-6 m, có tiết diện đều là 0,3mm2 và gồm 800 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 3cm.

Tính điện trở suất lớn nhất của biến trở này.

Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là 50,24V. Hỏi biến trở này có thể chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu?

DẠNG TOÁN 6: CÔNG SUẤT ĐIỆN – ĐIỆN NĂNG - CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN

1. Trên một bóng đèn có ghi 220V – 45W.

a)        Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn này khi đèn sang bình thường và điện trở của đèn khi đó.

b)        Có thể dùng cầu chì loại 0,25A cho bóng đèn này được không?

2. Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc với hiệu điện thế 220V và khi đó bếp có điện trở 60 . Tính công suất điện của bếp này.

3. Bóng đèn tròn thường sử dụng trong gia đình có ghi 220V – 75W.

a)        Tính cường độ dòng điện định mức của bóng đèn này khi đèn sang bình thường và điện trở của nó.

b)        Thực tế, hiệu điện thế sử dụng là 200V. Hỏi lúc đó cường độ dòng điện qua đèn bằng bao nhiêu? Đèn có sang bình thường không?

4. Một bóng đèn có ghi 220V – 100W được thắp sang liên tục với hiệu điện thế 220V trong 6 giờ. Tính điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ khi đó.

5. Trên một bóng đèn xe máy có ghi 12V – 6W  và đèn này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức trong 1,5 giờ. Hãy tính:

a)        Điện trở của đèn khi đó.

b)        Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên.

6. Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V trong 30 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 1080kJ. Hãy tính:

a)        Công suất điện của bàn là.

b)        Cường độ dòng điện chạy qua bàn là và điện trở của nó khi đó.

7. Một bếp điện sử dụng ở hiệu điện thế 220V, tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút. Tính cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp khi làm việc. Trong trường hợp này điện năng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

8. Có hai bóng đèn loại 12V – 0,6A và 12V – 0,3A.

a)        Có thể mắc hai bóng đèn đó nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 24V được không? Vì sao?

b)        Để các bóng trên sang bình thường, cần phải mắc như thế nào?

9. Trên một bóng đèn có ghi 12V – 9W.

a)        Cho biết ý nghĩa các số này.

b)        Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn.

c)        Tính điện trở của đèn khi nó sáng bình thường.

10. Trên hai bóng đèn có ghi 220V – 45W và 220V – 100W. Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vonfram và tiết diện như nhau. Hỏi dây tóc của neon nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

11. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,9A. Tính công suất điện của bóng đèn này và điện trở của bóng đèn khi đó.

12. Khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 75W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 200V, một học sinh cho rằng công suất tiêu thụ của bóng đèn vẫn là 75W. Theo em, kết luận như vậy có đúng không? Tại sao? Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

13. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 2 số. Tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.

14. Một khu dân cư có 400 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 150W trong 5 giờ 1 ngày.

a)        Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư.

b)        Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày.

c)        Tính tiền điện của mỗi hộ và của cả khu dân cư trong 30 ngày với giá điện 700đ/kWh.

15. Trên một bóng đèn điện có ghi 220V – 75W. Mỗi ngày đèn thắp sang trung bình 6 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) biết rằng hiệu điện thế nơi dùng điện là 220V.

16. Trong 30 ngày chỉ số của công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ.

a)        Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này.

b)        Giả sử gia đình này chỉ sử dụng bóng đèn tròn loại có công suất 100W để chiếu sang. Hỏi gia đình này đã sử dụng bao nhiêu bóng đèn? Coi hiệu điện thế sử dụng chính là hiệu điện thế định mức của các bóng đèn.

17. Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A.

a)        Tính công của dòng điện sinh ra trong 2 giờ.

b)        Hiệu suất của động cơ là 85%. Tính công mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian trên.

18. Trên một bàn là có ghi 110V – 600W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 100W.

a)        Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.

b)        Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Cho rằng điện trở của bóng đèn và của bàn là có giá trị như đã tính ở câu a.

19. Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W và một bàn là có ghi 220V – 1000W cùng được mắc vào ổ lấy điện 220V ở gia đình.

a)        Tính điện trở của bóng đèn, của bàn là và của mạch điện. Hãy chứng tỏ rằng công suất P của đoạn mạch bằng tổng công suất của đèn và của bàn là.

b)        Tính điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong 1 giờ theo đơn vị Jun và đơn vị kilôoát giờ.

20. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W.

a)        Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sang bình thường bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ.

b)        Mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này công suất của mỗi đèn khi đó.

c)        Mắc nối tiếp với bóng đèn trên đây với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V – 75W vào hiệu điện thế 220V. Hỏi các bóng đèn này có thể bị hỏng không? Nếu không, hãy tính công suất đoạn mạch này và công suất của mỗi đèn. Cho rằng điện trở của mỗi đèn trong trường hợp b và c trên đây không phụ thuộc vào nhiệt độ và có giá trị như khi chúng sang bình thường.

21. Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 40W.

a)        Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.

b)        Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Cho rằng điện trở của bóng đèn và của bàn là có giá trị như đã tính ở câu a.

c)        Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu sao cho chúng không bị hỏng? Tính công suất của mỗi dụng cụ khi đó.

22. Một quạt điện dùng trên xe ô tô có ghi 12V – 15W.

a)        Cần phải mắc quạt vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó chạy bình thường? Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi đó.

b)        Tính điện năng mà quạt sử dụng trong 1 giờ khi chạy bình thường.

c)        Khi quạt chạy, điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng nào? Cho rằng hiệu suất của quạt là 85%, tính điện trở của quạt.

DẠNG TOÁN 7: ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ

1. Một dây dẫn có điện trở R = 30 Ω được đặt vào hiệu điện thế 15V. Tính nhiệt lượng mà dây dẫn tỏa ra trong 45 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo.

2. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,5A.

a)      Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây (công suất tỏa nhiệt của bếp).

b)     Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước có ích, tính hiệu suất của bếp, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4120J/kg.K.

3. Đường dây dẫn từ mạng điện chung tới một gia đình có chiều dài tổng cộng là 80m và có lõi bằng đồng với tiết diện 0,5mm2. Hiệu điện thế ở cuối đường dây (tại nhà) là 220V. Gia đình này sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là 165W trung bình 4 giờ mỗi ngày. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ωm.

a)      Tính điện trở của toàn bộ dây dẫn từ mạng điện chung tới gia đình.

b)     Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn khi sử dụng công suất đã nói trên.

c)      Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn này trong 30 ngày theo đơn vị kWh.

4. Hãy giải thích tại sao với cùng một dòng điện chạy qua mà dây tóc của đèn thì nóng lên tới nhiệt độ rất cao còn dây dẫn nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên?

5. Một ấm điện có ghi 220V – 1200W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 2,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường. Tính thời gian đun sôi nước.

6. Dây điện trở của một bếp điện làm bằng nicrom có điện trở suất 1,1.10-6 Ωm , chiều dài 4,5m; tiết diện 0,05mm2.

a)      Tính điện trở của dây.

b)     Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Hãy tính công suất của bếp điện, từ đó suy ra nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 30 phút.

7. Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 200C. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích.

a)        Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

b)        Tính nhiệt lượng mà bếp điện đã tỏa ra khi đó.

c)        Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.

8. Người ta mắc hai điện trở R1 = R2 = 50 Ω lần lượt bằng hai cách: nối tiếp và song song rồi nối vào mạch điện có hiệu điện thế U = 100V.

a)        Tính dòng điện qua các điện trở trong mỗi trường hợp.

b)        Xác định nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở trong hai trường hợp trong thời gian 30 phút. Có nhận xét gì về kết quả tìm được.

9. Một dây dẫn làm bằng vonfram có ρ = 5,5.10-8 Ωm, đường kính tiết diện d = 1mm và chiều dài l = 15m, đặt dưới hiệu điện thế U = 60V.

a)        Tính điện trở của dây.

b)        Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây trong thời gian 20 phút theo đơn vị Jun và calo.

10. Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3,2A. Dùng bếp này đun sôi được 2,4 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K.

11. Dây xoắn của một bếp điện dây dài 7m, tiết diện 0,1mm2 và điện trở suất ρ = 1,1.10-6 Ωm.

a)        Tính điện trở của dây xoắn.

b)        Tính nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 25 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V.

c)        Trong thời gian 35 phút, bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 250C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt.

12. Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ t = 200C. Để đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước C = 4,18.103J/kg độ, hiệu suất của bếp H = 80%.

13. Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây dẫn bằng nikelin dài 3m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 8m có tiết diện 0,5mm2. Hỏi khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa nhiều nhiệt lượng hơn?

14. Một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C. Hiệu suất của quá trình đun là 85%.

a)        Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

b)        Mỗi ngày đun sôi 4 lít nước bằng bếp trên thì trong một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun này? Cho biết giá điện là 700 đồng/kWh.

 

nguon VI OLET