Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
I. DUNG DỊCH
Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 20gam NaOH vào 100gam H2O thu được dung dịch D. Xác định C% của dung dịch D ?
Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 11,2 lít HCl ( đkc) vào 100cm3 H2O thu được dung dịch D. Xác định CM của dung dịch D ?
Bài 3. Hoà tan 0.365gam HCl vào nước thành 1 lít dd A. Xác định nồng độ mol/l các cấu tử trong dung dịch A?
Bài 4. Giả sử dung dịch CH3COOH 0,1M có 1% axit phân li thành ion. Tính nồng độ mol/l các ion và phân tử axit không bị phân li ?
II. SỰ ĐIỆN LI
Bài 5. Phân loại các chất sau đây thành 3 nhóm theo khả năng điện li mạnh, yếu và không điện li : CO2, HCl, KOH, C2H5OH, H2O, CaCO3, Al(OH)3, H2CO3, HF, C6H6, CH3COOH, CaO, SiO2.
Bài 6. Viết phương trình điện li của các chất sau: HCl; HClO; H2CO3; H3PO4; Ba(OH)2; NH3; Al2(SO4)3; Na2CO3; KClO3; (NH4)2SO4, HNO2.
Bài 7. Viết phương trình điện li của các đa axit sau biết 0 <  < 1
a. H2CO3 b. H2S d.H2SO3 d. H3PO4 e.H3PO3
Bài 8. Viết công thức phân tử các chất mà sự điện li của chúng trong nước cho ra các ion trong các trường hợp sau:
a. Fe3+ và SO42- b. Ca2+ và Cl- c. Al3+ và NO3- d. K+ và PO43-
Bài 9. Viết phương trình điện li và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch biết chúng là chất điện li mạnh ;Ba(NO3)2 0,1M ; HNO3 0,02M ; KOH 0,01M.
Bài 10. Viết phương trình điện li của các chất sau :
a. Chất điện li mạnh: BeF2 ; HBrO4, K2CrO4
b. Chất điện li yếu : HBrO, HCN
Bài 11. Tính nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch sau:
a. NaClO4 0,02M b. HBr 0,05M. c. KMnO4 0,015M d. NaOH 0,01M.
Bài 12. Xác định nồng độ ion Na+ và Cl- trong dung dịch NaCl 0,02M.
Bài 13. Xác định nồng độ ion Al3+ và SO42- trong dung dịch Al2(SO4)3 0,02M.
Bài 14. Xác định nồng độ , trong 0,5l dd có hóa tan 1,88g Cu(NO3)2
Bài 15. Nồng độ ,  trong 400ml dung dịch có hóa tan 34,8g K2SO4 .
Bài 16. Nồng độ ion  trong dung dịch HCl 10,52% (d=1,05g/ml).
Bài 17. Nồng độ ion  và  trong dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml) .
Bài 18. Nồng độ ion  và  trong dung dịch BaCl2 10% (d=1,1g/ml) .
Bài 19. Nồng độ ion  trong dung dịch KOH 20,5% (d=1,18g/ml).
Bài 20. Nồng độ ion  trong dung dịch CH3COOH 0,8M (độ điện li ).
Bài 21. Nồng độ ion  trong dung dịch CH3COOH 1,2M là 0,0168mol/l. Xác định độ điện li  của axit axetic.
Bài 22. Nồng độ ion  và  trong dung dịch K2SO4 0,02M ?
Bài 23. Trong 150ml dung dịch có hoà tan 6,39gam Al(NO3)3. Tính nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch.
Bài 24. Hoà tan 12,5gam CuSO4.5H2O vào một lượng nước vừa đủ thành 200ml dung dịch. Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch thu được.
Bài 25. Nồng độ ion  trong dung dịch axit cacbonic (CO2+ H2O) 0,1M (độ điện li ở nấc một ).
Bài 25. Một dd chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol NO3-.Tìm mối liên hệ giữa a, b,c,d .
Bài 26. Dung dịch A có chứa 0,4mol Ca2+, 0,5mol Ba2+ và x mol Cl-. Tính x ?
Bài 27. Một dung dịch chứa 0,2mol Fe2+, 0,12molAl3+, x mol Cl- và y mol SO42-. Cô cạn dung dịch thu được 45,92 gam rắn khan. Tính x,y ?
nguon VI OLET