# Chỉ ra nội dung sai :
A. Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng
có các ion.
B. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.
*C.Độ điện li α của các chất điện li khác nhau nằm trong khoảng 0 < α < 1.
D. Cân bằng điện li là cân bằng động.
$ Độ điên ly của chất điện ly mạnh α = 1.

# Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li :
*A. đều tăng.
B. đều giảm.
C. không thay đổi.
D. tăng hay giảm phụ thuộc vào từng chất điện li.
$ Dung dịch càng loãng, khả năng phân ly của các phân tử càng tăng.

# Chất điện li yếu có độ điện li α nằm trong khoảng :
A. 0 ≤ α ≤ 1.
B. 0 ≤ α < 1.
C. 0 < α ≤ 1.
*D.0 < α < 1.
$ Đáp án D.

# Ưu điểm của thuyết axit – bazơ theo Bron-stêt :
A. áp dụng đúng cho trường hợp dung môi là nước.
B. áp dụng đúng cho trường hợp dung môi khác nước.
C. áp dụng đúng khi vắng mặt cả dung môi.
*D.Cả A, B và C.
$ áp dụng đúng cho mọi môi trường, kể cả không có dung môi.

# Chỉ ra nội dung sai :
A. Theo thuyết Bron-stêt, axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
B. Theo thuyết Bron-stêt, nước là chất lưỡng tính.
C. Thuyết Bron-stêt tổng quát hơn thuyết A-rê-ni-út.
*D. Trong dung môi nước, thuyết Bron-stêt cho kết quả khác với thuyết A-rê-ni-út.
$ Với dung môi nước thì hai thuyết cho kết quả như nhau.

# Theo thuyết Bron-stêt, nước đóng vai trò là chất :
A. axit.
B. bazơ.
C. trung tính.
*D.lưỡng tính.
$ nước vừa có nhận và cho proton nên nó là chất lưỡng tính.

# Đối với axit hay bazơ xác định thì hằng số axit (Ka) hay hằng số bazơ (Kb) có đặc điểm
là :
*A. Phụ thuộc nhiệt độ.
B. Không phụ thuộc nhiệt độ.
C. Chỉ Ka phụ thuộc nhiệt độ.
D. Chỉ Kb phụ thuộc nhiệt độ.
$ Ka và Kb đều phụ thuộc vào nhiệt độ.

# Phương trình điện li của [Ag(NH3)2]Cl :
A. [Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)]Cl + NH3
B. [Ag(NH3)2]Cl → AgCl + 2NH3
*C.[Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)2]+ + Cl–
D. [Ag(NH3)2]Cl → Ag+ + [Cl(NH3)2]–
$ Đáp án C

# Thuyết A-rê-ni-út khẳng định: Trong phân tử axit luôn có nguyên tử hiđro (ý 1). Ngược lại trong phân tử chất nào mà có hiđro thì đều là chất axit (ý 2). Vậy :
*A.ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng.
D. Cả hai ý đều sai.
$ Axit thì nhường H+ nên luôn có nguyên tử H, nhưng không phải chất nào có H cũng là axit (như CH4).

# Một dung dịch có chứa [OH- ] = 1.10–13. Dung dịch này có môi trường
*A.axit.
B. kiềm.
C. trung tính.
D. chưa xác định được vì không biết [H.+]
$ [H+] = 10-1 , nên dung dịch này là axit.

# Cho các chất : NaCH3COO, NH4Cl, NaCl, K2S, Na2CO3, KNO3, Fe(NO3)3, ZnBr2
Có bao nhiêu chất khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit ?
A. 2
*B.3
C.4
D.5
$ NH4Cl, Fe(NO3)3, ZnBr2

# Dung dịch Fe(CH3COO)2 có môi trường :
A. axit.
B. bazơ.
C. trung tính.
*D.chưa kết luận được vì phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai
nguon VI OLET