CHƯƠNG I. ESTE – LIPIT

A. Lý thuyết

1. Khái niệm este

 Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR' thì được este.

2. Công thức tổng quát của este

 Este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R'OH: RCOOR'.

 Trong đó, R và R' là gốc hiđrocacbon; trường hợp đặc biệt, R có thể là H (đó là este của axit fomic H–COOH).

 Nếu este còn chứa nhóm OH hoặc este còn chứa nhóm COOH hoặc các este vòng nội phân tử thì trường hợp này sẽ phải xét cụ thể mà không thể có CTTQ chung được.

 Nên sử dụng CTTQ dạng CnH2n+2–2ΔO2a (trong đó n ≥ 2, n nguyên; là tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử; a là số nhóm chức este a ≥ 1, a nguyên), để viết phản ứng cháy hoặc thiết lập công thức theo phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố.

3. Tính chất hóa học của este

a. Phản ứng thủy phân

 Phản ứng thủy phân có thể xảy ra trong môi trường axit hoặc môi trường bazơ. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

 Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Sản phẩm của phản ứng trong điều kiện này luôn có axit cacboxylic. Phản ứng thủy phân este không những thuận nghịch mà còn rất chậm. Để tăng tốc độ phản ứng thủy phân ta đun nóng hỗn hợp phản ứng với với chất xúc tác axit (H2SO4, HCl, ...). Phản ứng xà phòng hóa chỉ xảy ra một chiều, sản phẩm có muối của axit cacboxylic.

b. Phản ứng ở gốc hidrocacbon

 Este không no (este của axit không no hoặc ancol không no) có khả năng tham gia phản ứng cộngphản ứng trùng hợp – đây là tính chất do liên kết π quy định. Ngoài ra este của axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng gương.

4. Phản ứng khử este bởi liti–nhôm hiđrua LiAlH4 thành ancol bậc I

 RCOOR' RCH2OH + R'OH

5. Một số phản ứng thủy phân đặc biệt của este

 Không nhất thiết sản phẩm cuối phải có ancol, tùy vào việc nhóm –OH đính vào gốc hiđrocacbon có cấu tạo như thế nào mà sẽ có sản phẩm cuối cùng hoàn toàn khác nhau, hoặc do cấu tạo bất thường của este gây nên.

Este + NaOH → muối + anđehit. Thí dụ CH3COOCH=CH–CH3­.

Este + NaOH → muối + xeton. Thí dụ CH3COO–C(CH3)=CH2.

Este + NaOH → muối + ancol + H2O. Thí dụ: HOOC–R–COO–R’.

Este + NaOH → 2 muối + H2O. Thí dụ C6H5OOC–R.

Este + NaOH → muối + anđehit + H2O.

Este + NaOH → muối + xeton + H2O.

Este + NaOH → một sản phẩm duy nhất. Thí dụ: Este vòng.

6. Một số phương pháp điều chế este

a. Phản ứng của ancol với axit cacboxylic

 RCOOH + R'OH RCOO–R' + H2O.

 Phản ứng của ancol với anhiđrit axit thì xảy ra nhanh hơn và một chiều (không thuận nghịch như khi tác dụng với axit)

 (CH3CO)2O + C2H5OH → CH3COOC2H5 + CH3COOH

b. Phản ứng của phenol với anhiđrit axit hoặc clorua axit (phenol không tác dụng với axit cacboxylic) tạo este của phenol.

Ví dụ: phản ứng tạo phenyl axetat

 (CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

 CH3COCl + C6H5OH → CH3COOC6H5 + HCl

c. Phản ứng cộng vào hiđrocacbon không no của axit cacboxylic

Ví dụ: phản ứng tạo vinyl axetat

 CH3COOH + CH≡CH CH3COOCH=CH2.

d. Phản ứng ankyl halogenua và muối bạc hay cacboxylat của kim loại kiềm

 RCOOAg + R'I → RCOOR' + AgI

 RCOONa + R'I → RCOOR' + NaI

7. Lipit

 Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, … hầu hết chúng đều là các este phức tạp.

 Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo đơn chức có số nguyên tử C chẵn (thường từ 12 đến 24 nguyên tử C) không phân nhánh, gọi chung là triglixerit. Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và axit béo.

 Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng. Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

 Chỉ số axit: là số mg KOH cần dùng để trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

 Chỉ số xà phòng hóa là tổng số mg KOH cần dùng để xà phòng hóa glixerit và trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

 Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng hợp vào các liên kết bội có trong 100g chất béo.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. RCOOCH=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3CHO

2. RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O

3. C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

4. bR(COOH)a + aR'(OH)b Rb(COO)abR'a + abH2O

5. (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH C17H35COOK + C3H5(OH)3.

6. 3CH3COOH + PCl3 → 3CH3COCl + H3PO3

7. 3CH3COOH + POCl3 3CH3COCl + H3PO4

8. CH3COONa + NaOH (r) CH4 + Na2CO3.

9. CH3CH2COOH + Br2 CH3CHBrCOOH + HBr

10. CH3–CO–CH3 + HCN → (CH3)2C(OH)CN

11. (CH3)2C(OH)CN + 2H2O → (CH3)2C(OH)COOH + NH3.

12. R–Cl + KCN → R–CN + KCl

13. R–CN + 2H2O → R–COOH + NH3.

14. C6H5–CH(CH3)2 C6H5OH + CH3COCH3.

15. RCOONa + HCl (loãng) → RCOOH + NaCl

16. 2CH3COONa (r) + 4O2 Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O.

17. CxHy(COOM)a + O2 M2CO3 + CO2 + H2O

18. R–COOC(CH3)=CH2 + NaOH R–COONa + CH3COCH3.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1.1 Khi đun hỗn hợp gồm etanol và axit axetic (có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác), có thể thu được este có tên là

 A. đietyl ete.  B. etyl axetat.  C. etyl fomat.  D. etyl axetic.

Câu 1.2 Có các nhận định sau: (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COO–; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este; (5) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este. Các nhận định đúng là

 A. (1), (2), (3), (4), (5).   B. (1), (3), (4), (5).

 C. (1), (2), (3), (4).    D. (2), (3), (4), (5).

Câu 1.3 Xét các nhận định sau: (1) Trong phản ứng este hóa, axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó làm tăng hiệu suất tạo este; (2) Không thể điều chế được vinyl axetat bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit có axit H2SO4 đặc làm xúc tác; (3) Để điều chế este của phenol không thể dùng axit cacboxylic để thực hiện phản ứng với phenol; (4) Phản ứng este hóa là phản ứng thuận – nghịch. Các nhận định đúng gồm

 A. chỉ (4).  B. (1) và (4).  C. (1), (3), và (4). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 1.4 Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch, thu chất rắn Y. Nung Y với NaOH (có mặt CaO) thì được một chất khí là CH4. Vậy công thức cấu tạo của E và F là

 A. HOOC–CH=CH–COO–CH3 và CH3–OOC–CH=CH2.

 B. HOOC–COO–CH2–CH=CH2 và HCOOCH2CH=CH2.

 C. HOOC–CH=CH–COO–CH3 và CH2=CH–COO–CH3.

 D. HOOC–CH2–COO–CH=CH2 và CH3COO–CH=CH2.

Câu 1.5 Tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử este (không chứa nhóm chức nào khác) tạo bởi glixerol và axit benzoic là

 A. 3.   B. 4.   C. 14.   D. 15.

Câu 1.6 Ứng với công thức phân tử C4H8O2, sẽ tồn tại các este với tên gọi : (1) etyl axetat; (2) metyl propionat; (3) metyl iso–propylonat; (4) propyl fomiat; (5) iso–propyl fomiat. Các tên gọi đúng ứng với este có thể có của công thức phân tử đã cho là

 A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5).

Câu 1.7 Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit (1) và môi trường bazơ (2) khác nhau ở các điểm: a. (1) thuận nghịch, còn (2) chỉ một chiều; b. (1) tạo sản phẩm axit, còn (2) tạo sản phẩm muối; c. (1) cần đun nóng, còn (2) không cần đun nóng. Nhận xét đúng là

 A. a và b.  B. a, b và c.  C. a và c.  D. b và c.

Câu 1.8 Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic và một ancol là

 A. CnH2nO2.  B. RCOOR’.  C. CnH2n–2O2.  D. Rb(COO)abR’a.

Câu 1.9 Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic no đơn chức và một ancol no đơn chức (đều mạch hở) là

 A. CnH2n+2O2.  B. CnH2n–2O2.  C. CnH2nO2.  D. CnH2n+1COOCmH2m+1.

Câu 1.10 Este của glixerol với axit cacboxylic RCOOH được một học sinh viết như sau: (1) (RCOO)3C3H5; (2) (RCOO)2C3H5(OH); (3) (HO)2C3H5OOCR; (4) (ROOC)2C3H5(OH); (5) C3H5(COOR)3. Các công thức viết đúng là

 A. chỉ có (1).  B. chỉ có (5).  C. (1), (4) và (5). D. (1), (2) và (3).

Câu 1.11 Đun nóng 3,21g hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối natri của hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng L (tỉ khối hơi so với metan là 3,625). Chất L phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho lượng chất L sinh ra phản ứng với Na được 0,015 mol H2. Nhận định nào sau đây là sai?

 A. Nung một trong hai muối thu được với NaOH (xúc tác CaO) sẽ tạo metan.

 B. Tên gọi của L là ancol anlylic.

 C. Trong hỗn hợp X, hai chất Y và Z có cùng số mol.

 D. Đốt cháy hỗn hợp X sẽ thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,02.

Câu 1.12 Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2g hỗn hợp gồm hai este đồng phân, cần dùng 12g NaOH, thu được 21,8g muối khan. Trong X chắc chắn có một este với công thức và số mol tương ứng là

 A. HCOOC2H5; 0,2 mol.   B. CH3COOCH3; 0,2 mol.

 C. HCOOC2H5; 0,15 mol.   D. CH3COO–CH=CH2; 0,15 mol.

Câu 1.13 Đốt cháy hoàn toàn 2,28g X cần 3,36 lít oxi (đktc) thu hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 5. Nếu đun X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit Y có tỉ khối hơi so với H2 là 36 và ancol đơn chức Z. Công thức của X là

 A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H3COOC2H5. D. C2H3COOC3H7.

Câu 1.14 Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Số lượng công thức cấu tạo của các trieste có thể có trong loại sơn nói trên là

 A. 6   B. 18   C. 8   D. 12

Câu 1.15 Este X có tỉ khối hơi so với H2 là 44. Thủy phân X tạo nên 2 hợp chất hữu cơ X1, X2. Nếu đốt cháy cùng một lượng X1 hay X2 sẽ thu được cùng một thể tích CO2 (ở cùng nhiệt độ và áp suất). Tên gọi của X là

 A. etyl fomat.  B. isopropyl fomat. C. metyl propionat. D. etyl axetat.

Câu 1.16 Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H2O. X có tên gọi là

 A. metyl benzoat. B. benzyl fomiat. C. phenyl fomiat. D. phenyl axetat.

Câu 1.17 Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là

 A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5.

Câu 1.18 Khi đun hỗn hợp 2 axit R1COOH và R2COOH với glixerol (axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy trieste?

 A. 6   B. 4   C. 18   D. 2

Câu 1.19 Một chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với CO2 là 2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng lớn hơn khối lượng X đã phản ứng. Tên của X là

 A. isopropyl fomiat. B. metyl axetat. C. etyl axetat.  D. metyl propionat.

Câu 1.20 Đun nóng 215g axit metacrylic với 100g metanol (hiệu suất 60%). Khối lượng metyl metacrylat thu được là

 A. 100g.  B. 125g.  C. 150g.  D. 175g.

Câu 1.21 Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X cần dùng 3,92 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Biết X tác dụng với KOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Vậy công thức phân tử của X là

 A. C3H6O2.  B. C4H8O2.  C. C2H4O2.  D. C3H4O2.

Câu 1.22 Đun nóng hỗn hợp gồm x mol axit axetic và y mol etylen glicol (xt H2SO4 đặc). Tại thời điểm cân bằng thu được 0,30 mol axit, 0,25 mol ancol và 0,75 mol este (không tác dụng với Na). Giá trị x, y lần lượt là

 A. x = 1,05 và y = 0,75.   B. x = 1,20 và y = 0,90.

 C. x = 1,05 và y = 1,00.   D. x = 1,80 và y = 1,00.

Câu 1.23 Trong số các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2, số đồng phân có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, natri kim loại, natri cacbonat, dung dịch AgNO3 trong amoniac lần lượt là

 A. 2, 2, 1, 2.  B. 2, 1, 2, 1.  C. 2, 2, 2, 1.  D. 1, 2, 2, 1.

Câu 1.24 Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g muối của một axit béo duy nhất. Chất béo đó là

 A. (C17H33COO)3C3H5.   B. (C17H35COO)3C3H5.

 C. (C15H31COO)3C3H5.   D. (C15H29COO)3C3H5.

Câu 1.25 Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,92g glixerol và 9,58g hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic. Giá trị của a là

 A. 8,82g.  B. 9,91g.  C. 10,90g.  D. 8,92g.

Câu 1.26 Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thủy phân hoàn toàn 2,145kg chất béo, cần dùng 0,3kg NaOH, thu 0,092kg glixerol, và mg hỗn hợp muối Na. Khối lượng xà phòng 60% (về khối lượng) thu được là

 A. 7,84kg.  B. 3,92kg.  C. 2,61kg.  D. 3,787kg.

Câu 1.27 Chất X tác dụng với NaOH cho dung dịch X1. Cô cạn X1 được chất rắn X2 và hỗn hợp hơi X3. Chưng cất X3 thu được chất X4. Cho X4 tráng gương được sản phẩm X5. Cho X5 tác dụng với NaOH lại thu được X2. Vậy công thức cấu tạo của X là

 A. HCOO–C(CH3)=CH2.   B. HCOO–CH=CH–CH3.

 C. CH2=CH–CH2–OOCH.   D. CH2=CH–OOCCH3.

Câu 1.28 Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong một gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Vậy chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa 89% tristearin là

 A. 185   B. 175   C. 165   D. 155

Câu 1.29 Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit béo tự do trong một gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8g chất béo cần 3ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là

 A. 8   B. 15   C. 6   D. 16

Câu 1.30 Khi thủy phân a gam một este X thu được 0,92g glixerol; 3,02g natri linoleat (C17H31COONa) và m gam muối natri oleat (C17H33COONa). Giá trị của a, m lần lượt là

 A. 8,82g; 6,08g. B. 7,20g; 6,08g. C. 8,82g; 7,20g. D. 7,20g; 8,82g.

Câu 1.31 Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo có thể của X là

 A. HOOC–COO–CH2–CH=CH2.  B. HOOC–CH2–COO–CH=CH2.

 C. HOOC–CH=CH–OOC–CH3.  D. HOOC–CH2–CH=CH–OOCH.

Câu 1.32 Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y (chứa các nguyên tố C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Chất E là

 A. etyl axetat.  B. propyl fomiat. C. isopropyl fomiat. D. metyl propionat.

Câu 1.33 Đốt hoàn toàn 4,2g một este E thu được 6,16g CO2 và 2,52g H2O. Công thức cấu tạo của E là

 A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3.

Câu 1.34 Đốt cháy 6g este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Vậy công thức cấu tạo của E là

 A. CH3COOCH2CH2CH3.   B. HCOOCH2CH2CH3.

 C. HCOO–C2H5.    D. HCOO–CH3.

u 1.35 Cho a mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hết với NaOH thu được 46g glixerol, a có giá trị là

 A. 0,3 mol.  B. 0,4 mol.  C. 0,5 mol.  D. 0,6 mol.

Câu 1.36 Đun nóng hỗn hợp X và Y có công thức C5H8O2 trong dung dịch NaOH, thu sản phẩm 2 muối C3H5O2Na, C3H3O2Na và 2 sản phẩm khác. Công thức cấu tạo của X và Y là

 A. CH2=CH–CH2–CH2–COOH và CH3–CH2–CH=CH–COOH.

 B. CH3–CH2–COO–CH=CH2 và CH2=CH–COO–CH2–CH3.

 C. CH3–CH(OH)–CH(OH)–CH=CH2 và CH2=CH–CH2–CH2–COOH.

 D. O=HC–CH2–CH2–CH2–CH=O và O=HC–CH(OH)–CH2–CH=CH2.

Câu 1.37 Cho hỗn hợp E gồm 2 este có công thức phân tử C4H8O2 và C3H6O2 tác dụng hoàn toàn với NaOH dư thu được 6,14g hỗn hợp 2 muối và 3,68g một ancol Y duy nhất có tỉ khối so với oxi là 1,4375. Công thức cấu tạo mỗi este và số gam tương ứng là

 A. C2H5COOCH3 (6,6g); CH3COOCH3 (1,48g).

 B. CH3COOC2H5 (4,4g); HCOOC2H5 (2,22g).

 C. C2H5COOCH3 (4,4g); CH3COOCH3 (2,22g).

 D. CH3COOC2H5 (6,6g); HCOOC2H5 (1,48g).

Câu 1.38 Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50g dung dịch natri hiđroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng

 A. 22%.  B. 44%.  C. 50%.  D. 51%.

Câu 1.39 Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất dùng làm thuốc thử gồm: (1) dd brom; (2) dd NaOH; (3) dd AgNO3/NH3; (4) axit axetic; (5) cồn iot. Để phân biệt 3 este: anlyl axetat, vinyl axetat và etyl fomiat cần phải dùng các thuốc thử là

 A. 1, 2, 5.  B. 1 và 3.  C. 2 và 3.  D. 1, 2, 3.

Câu 1.40 Cho ancol X tác dụng với axit Y thu được este Z. làm bay hơi 8,6g Z thu được thể tích bằng thể tích của 3,2g O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết MY > MX. Tên gọi của Y là

 A. axit fomic  B. axit metacrylic C. axit acrylic  D. axit axetic

Câu 1.41 Chất F là chất hữu cơ có công thức phân tử C5H8O2. Khi F tác dụng với NaOH tạo ra một ancol T, khi đốt cháy một thể tích ancol T cần 3 thể tích oxi (đo ở cùng điều kiện). Axit điều chế ra F là axit

 A. axetic  B. valeric  C. acrylic  D. fomic

Câu 1.42 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 6,2g. Số mol H2O sinh ra và khối lượng kết tủa tạo ra là

 A. 0,1 mol; 12g. B. 0,1 mol; 10g. C. 0,01mol; 10g. D. 0,01 mol; 1,2g.

Câu 1.43 Một mẫu chất béo chứa gồm triolein và tripanmitin có chỉ số iot là 19,05. Phần trăm về khối lượng của một trong hai triglixerit đó

 A. 20,0%.  B. 22,1%.  C. 18,2%.  D. 87,9%.

Câu 1.44 Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100g chất béo được gọi là chỉ số iot của chất béo. Chỉ số iot của chất béo trilinolein

 A. 86,788.  B. 90,188.  C. 188,920.  D. 173,576.

Câu 1.45 Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit metacrylic tương ứng cần dùng là bao nhiêu. Biết hiệu suất quá trình este hóa và quá trình trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.

 A. 85,5kg.  B. 65kg.  C. 170kg.  D. 215kg.

Câu 1.46 Đun nóng hỗn hợp Z gồm hai chất đồng phân X, Y với dung dịch H2SO4 loãng, thu được hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hai ankanol. Hòa tan hoàn toàn 1,16g hỗn hợp Z trên vào 50 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng để trung hòa NaOH dư phải dùng 10ml HCl 0,5M. Khi cho 3,9g hỗn hợp ancol trên tác dụng hết với Na thu được 0,05 mol khí. Biết rằng các gốc hiđrocacbon đều có độ phân nhánh cao nhất. Công thức cấu tạo của X, Y là

 A. (CH3)2CH–COOC2H5 và (CH3)3C–COOCH3.

 B. HCOOC(CH3)3 và CH3COOCH(CH3)2.

 C. CH3COOC(CH3)3 và CH3CH2COOCH(CH3)2.

 D. (CH3)2CH–COOC2H5 và (CH3)2CHCH2COOCH3.

Câu 1.47 Đun 20g chất béo với dung dịch chứa 10g NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng, để trung hòa 1/10 dung dịch thu được, cần dùng 90ml dung dịch HCl 0,2M. Phân tử khối trung bình của các axit béo trong thành phần chất béo và chỉ số xà phòng hóa lần lượt là

 A. 228; 190.  B. 286; 191.  C. 273; 196.  D. 287; 192.

Câu 1.48 Để thủy phân 0,01 mol este của một ancol đa chức với một axit cacboxylic đơn chức cần dùng 1,2g NaOH. Mặc khác để thủy phân 6,35g este đó cần 3g NaOH và thu được 7,05g muối. CTCT của este là

 A. [CH2=C(CH3)–COO]3C3H5.  B. (CH2=CH–COO)3C3H5.

 C. (CH3COO)2C2H4.    D. (HCOO)3C3H5.

Câu 1.49 Đun 5,8 gam este mạch không phân nhánh CnH2n+1COOC2H5 với 100ml dung dịch KOH. Sau phản ứng phải dùng 25ml dung dịch H2SO4 0,5M để trung hòa KOH còn dư. Mặt khác muốn trung hòa 20ml dd KOH ban đầu phải dùng 15ml dd H2SO4 0,5M. Tên gọi của este là

 A. etyl axetat.  B. etyl propionat. C. etyl valerat.  D. etyl butyrat.

Câu 1.50 Muốn thủy phân 5,6g hỗn hợp etyl axetat và etyl fomiat cần 25,96ml NaOH 10% có khối lượng riêng D = 1,08g/ml. Phần trăm khối lượng của etyl axetat ban đầu là

 A. 47,14%.  B. 52,16%.  C. 36,18%.  D. 50,20%.

Câu 1.51 Khi thủy phân (trong môi trường axit) một este có công thức phân tử C7H6O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X khử được AgNO3 trong amoniac, còn Y tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa trắng. Tên gọi của este đó là

 A. phenyl fomiat. B. benzyl fomiat. C. vinyl pentanoat. D. anlyl butyrat.

Câu 1.52 Để xà phòng hóa 100kg dầu ăn thuộc loại triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg natri hiđroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối natri thu được là

 A. 108,6 kg.  B. 103,4 kg.  C. 118,2 kg.  D. 117,9 kg.

Câu 1.53 Đốt cháy 1,60g một este E đơn chức được 3,52g CO2 và 1,152g H2O. Cho 10g E tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,00g muối khan G. Cho G tác dụng với axit vô cơ loãng thu được G1 không phân nhánh. Số lượng CTCT của E thỏa mãn tính chất trên là

 A. 4.   B. 6.   C. 2.   D. 8.

Câu 1.54 Cho 12,9g một este đơn chức (mạch hở) tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được một muối và một anđehit. CTCT của este không thể là

 A. HCOOCH=CH–CH3 và CH3COOCH=CH2.

 B. HCOOCH2CH=CH2.

 C. CH3COO–CH=CH2.

 D. HCOO–CH=CH–CH3.

Câu 1.55 Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este E (chứa một loại nhóm chức) cần dùng vừa đủ 100g dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4g muối của axit hữu cơ X và 9,2g ancol Y. Xác định công thức phân tử và gọi tên X, Y. Biết rằng một trong 2 chất X hoặc Y tạo thành este là đơn chức.

 A. X: C3H6O2, axit propionic; Y: C3H8O3, glixerol.

 B. X: CH2O2, axit fomic; Y: C3H8O3, glixerol.

 C. X: C2H4O2, axit axetic; Y: C3H8O3, glixerol.

 D. X: C2H4O2, axit axetic; Y: C3H8O, ancol propylic.

Câu 1.56 Cho 3,52g một este E của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức (cả hai đều mạch hở) phản ứng vừa hết với 40ml dung dịch NaOH 1M, thu được chất X và chất Y. Đốt cháy 0,6g chất Y cho 1,32g CO2. Khi bị oxi hóa chất Y chuyển thành anđehit. CTCT của este E và chất Y là

 A. HCOOCH(CH3)CH3; CH3CH2OH. B. C2H5COOCH3; CH3CH2OH.

 C. CH3COOCH2CH3; CH3CH2OH.  D. HCOOCH2CH2CH3; CH3CH2CH2OH

Câu 1.57 Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là

 A. CH2=CH–COOCH3.   B. CH3CH=CH–OOCH.

 C. CH2=CH–OOCCH3.   D. HCOOCH2–CH=CH2.

Câu 1.58 Cho một lượng X là một este đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được muối có khối lượng bằng 41/37 khối lượng este ban đầu. Công thức của X là

 A. HCOO–CH3.    B. CH2=CH–COOCH3.

 C. C17H35COO(CH2)16CH3.   D. CH3COOCH3.

CHƯƠNG II. CACBOHIĐRAT

A. LÝ THUYẾT

1. Glucozơ và fructozơ

Glucozơ là monosaccarit, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở C1 và năm nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon còn lại: CH2OH[CHOH]4CHO.

 Trong thiên nhiên, glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng α–glucozơ và β–glucozơ (dạng mạch vòng). Trong dung dịch, hai dạng vòng này chiếm ưu thế và luôn chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

 α–glucozơ  glucozơ   β–glucozơ

 Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

 Fructozơ là đồng phân của glucozơ, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (xeton) và năm nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại: CH2OH[CHOH]3COCH2OH.

 Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh

 α–fructozơ  fructozơ   β–fructozơ

 Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.

2. Saccarozơ và mantozơ

 Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo bởi C1 của gốc α–glucozơ nối với C2 của gốc β–fructozơ qua nguyên tử O. Trong phân tử không còn nhóm semiaxetal, nên không có khả năng mở vòng.

 Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo bởi C1 của gốc α–glucozơ nối với C­4 của gốc α–glucozo hoặc β–glucozơ qua nguyên tử O. Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm semiaxetal tự do, có thể mở vòng tạo thành nhóm chức anđehit.

3. Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n.

 Tinh bột là polisaccarit, cấu tạo bởi các mắt xích α–glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.

 Xenlulozơ là đồng phân của tinh bột, cấu tạo bởi các mắt xích β–glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do, nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. CH2OH[CHOH]4CHO + 5CH3COOH CH3COOCH2[CHOOCCH3]4CHO + H2O

2. CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH. (Sobitol)

3. CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O (kết tủa đỏ gạch) + 3H2O.

4. C6H12O6 (glucozo) + 2[Ag(NH3)2]OH C6H15O7N (amoni gluconat) + 2Ag + 3NH3 + H2O

5. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2.

6. C6H12O6 2CH3–CHOH–COOH

7. (C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O nC6H12O6. (glucozo)

8. (C6H10O5)n (xenlulozo) + nH2O nC6H12O6. (glucozo)

9. 6HCHO C6H12O6.

10. Phản ứng đặc trưng ở dạng vòng của glucozo

 

11. CH2OH[CHOH]3COCH2OH (fructozo) CH2OH[CHOH]4CHO (glucozo)

12. CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.

13. CH2OH[CHOH]4COOH + Fe3+ → tạo phức màu vàng xanh.

14. C12H22O11 + H2O C6H12O6 (Glucozơ) + C6H12O6 (Fructozơ)

15. C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O → C12H22O11.CaO.2H2O

16. C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O

17. 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n.

18. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n (xenlulozo trinitrat) + 3nH2O

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 2.1 Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?

 A. phản ứng với Cu(OH)2.   B. phản ứng với AgNO3/NH3.

 C. phản ứng với H2/Ni, to.   D. phản ứng với CH3OH/HCl.

Câu 2.2 Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

 A. H2/Ni, to.  B. Cu(OH)2.  C. dung dịch brom. D. AgNO3/NH3.

Câu 2.3 Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm?

 A. Phương pháp lên men glucozơ.

 B. Thủy phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm.

 C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

 D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H3PO4.

Câu 2.4 Gluxit chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm là

 A. saccarozơ.  B. mantozơ.  C. fructozơ.  D. tinh bột.

Câu 2.5 Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là

 A. 68,0g; 43,2g. B. 21,6g; 68,0g. C. 43,2g; 68,0g. D. 43,2g; 34,0g.

Câu 2.6 Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hóa học là

 A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.

 B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

 C. phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2.

 D. phản ứng tráng gương, phản ứng thủy phân.

Câu 2.7 Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử?

 A. Cu(OH)2/OH. B. NaOH.  C. HNO3.  D. AgNO3/NH3.

Câu 2.8 Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?

 A. AgNO3/NH3. B. Na kim loại. C. Cu(OH)2/OH. D. Dung dịch Br2.

Câu 2.9 Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?

 A. dung dịch HNO3. B. Cu(OH)2/OH. C. AgNO3/NH3. D. dung dịch Br2.

Câu 2.10 Cacbohiđrat khi thủy phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là

 A. Saccarozơ, tinh bột.   B. Saccarozơ, xenlulozơ.

 C. Mantozơ, saccarozơ.   D. Saccarozơ, glucozơ.

Câu 2.11 Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là

 A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2.  C. dung dịch Br2. D. H2/Ni.

Câu 2.12 Chọn câu phát biểu sai:

 A. Saccarozơ là một đisaccarit.

 B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo.

 C. Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

 D. Khi thủy phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra glucozơ.

Câu 2.13 Để điều chế 45g axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic, hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là

 A. 40,5 g.  B. 56,25 g.  C. 112,5 g.  D. 62,5 g.

Câu 2.14 Không thể phân biệt

 A. glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

 B. mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

 C. tinh bột và xenlulozơ bằng I2.

 D. saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.

Câu 2.15 Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây?

 A. H2/Ni, t°; Cu(OH)2; AgNO3/NH3; H2O/H+, t°.

 B. AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2/Ni, t°; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng.

 C. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3; Ca(OH)2; Cu(OH)2.

 D. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2.

Câu 2.16 Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162g tinh bột là

 A. 112 m³.  B. 448 m³.  C. 336 m³.  D. 224 m³.

Câu 2.17 Khi thủy phân 1kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng, phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 A. 0,80kg.  B. 0,90kg.  C. 0,99kg.  D. 0,89kg.

Câu 2.18 Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

 A. 0,555kg.  B. 0,444kg.  C. 0,500kg.  D. 0,690kg.

Câu 2.19 Nhóm các gluxit đều tham gia phản ứng thủy phân là

 A. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ.  B. Saccarozơ, fructozơ, mantozơ.

 C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.  D. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.

Câu 2.20 Nhóm các gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

 A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ.  B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.

 C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ.  D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.

Câu 2.21 Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là

 A. 23,0g.  B. 18,4g.  C. 27,6g.  D. 11,5g.

Câu 2.22 Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ

 A. C6H12O6 + Cu(OH)2 → kết tủa màu đỏ gạch.

 B. C6H12O6 CH3–CH(OH)–COOH.

 C. C6H12O6 + CuO → Dung dịch xanh

 D. C6H12O6 C2H5OH + O2.

Câu 2.23 Pha loãng 400 kg ancol etylic nguyên chất thành ancol 40°, biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm³. Thể tích dung dịch ancol thu được là

 A. 1225 lít.  B. 1250 lít.  C. 1200 lít.  D. 1275 lít.

Câu 2.24 Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành theo phản ứng: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. Nếu trong một phút, mỗi cm² lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1m², lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?

 A. 88,26g.  B. 88,32g.  C. 90,26g.  D. 90,32g.

Câu 2.25 Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu?

 A. 4,65kg.  B. 4,37kg.  C. 6,84kg.  D. 5,56kg.

Câu 2.26 Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4g. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%, giá trị của a là

 A. 12   B. 13   C. 14   D. 15

Câu 2.27 Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hóa hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả là tạo ra 4,4g CO2 thì có 1,8g H2O và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6 : 1 : 3 : 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là

 A. C6H12O6, C3H6O3, CH2O, C2H4O2. B. C6H12O6, C3H6O3, C2H4O2, CH2O.

 C. C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2. D. C6H12O6, CH2O, C2H4O2, C3H6O3.

Câu 2.28 Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 75%) thì thể tích axit nitric 75% (D = 1,4 g/ml) cần dùng là bao nhiêu?

 A. 33,6 lít  B. 28,0 lít  C. 22,4 lít  D. 24,0 lít

Câu 2.29 Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu mùn cưa và vụn gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 500 kg ancol etylic, với hiệu suất quá trình 72% thì khối lượng nguyên liệu

 A. 5031kg.  B. 4500kg.  C. 6480kg.  D. 3240kg.

CHƯƠNG III. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN

A. LÝ THUYẾT

1. Cấu tạo phân tử

amin bậc I: R–NH2.

α–amino axit: R–CH(NH2)COOH

Một số amino axit quan trọng:

H2N–CH2COOH: axit aminoetanoic, axit aminoaxetic, Glyxin (Gly)

CH3CH(NH2)COOH: axit 2–aminopropanoic, axit α–aminopropionic, Alanin (Ala)

(CH3)2CHCH(NH2)COOH: axit 2–amino–3–metylbutanoic, axit α–aminoisovaleric, Valin (Val)

p–HO–C6H4–CHCH(NH2)COOH: Axit–2–amino–3 (4–hiđroxiphenyl)– propanoic, axit α–amino–β (p–hidroxi phenyl) – propionic, Tyrosin (Tyr)

HOOC–[CH2]2CH(NH2)COOH: axit 2–aminopentan–1,5–đioic; axit α–amino glutamic, axit glutamic (Glu)

H2N–[CH2]4–CH(NH2)COOH: axit–2,6–điamino hexanoic; axit α,ε–điamino caproic, Lysin (Lys)

peptit: ...HN–CH(R)–CO–NH(R’)–CO...

2. Tính chất

a. Tính chất của nhóm amino NH2:

 Tính bazơ: R–NH2 + H2O [R–NH3]+ + OH.

 Tác dụng với axit cho muối: R–NH2 + HCl → [R–NH3]+Cl.

 Mọi yếu tố làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ trong phân tử amin thường làm tăng tính bazơ. Những nhóm đẩy electron, chẳng hạn như các gốc ankyl sẽ làm cho tính bazơ tăng lên. Ngược lại nhóm phenyl sẽ làm tính bazơ yếu đi.

 Vì vậy các amin mạch hở có tính bazơ mạnh hơn (dung dịch của chúng có thể làm xanh giấy quỳ) so với amin thơm (Anilin không làm xanh giấy quỳ).

 (CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH

 Tác dụng với HNO2: Dựa vào khả năng phản ứng khác nhau đối với HNO2 của các amin mỗi bậc, người ta có thể phân biệt được chúng. Thực tế HNO2 không bền, nên dùng hỗn hợp NaNO2 + HCl.

Amin béo bậc 1: Tác dụng với axit nitrơ tạo ancol tương ứng và giải phóng khí nitơ.

 R–NH2 + HNO2 R–OH + N2 + H2O.

Thí dụ: C2H5–NH2 + HONO → C2H5–OH + N2 + H2O.

Amin thơm bậc 1: Tác dụng với axit nitrơ trong môi trường axit ở nhiệt độ thấp tạo ra muối điazoni, đun nóng dung dịch muối điazoni sẽ tạo ra phenol và giải phóng nitơ.

Thí dụ: C6H5–NH2 (anilin) + HONO + HCl C6H5N2+Cl (phenylđiazoni clorua) + 2H2O.

C6H5N2+Cl + H2O C6H5OH + N2 + HCl.

 Các amin bậc 2 thuộc dãy thơm hay dãy béo đều dễ dàng phản ứng với HNO2 tạo thành nitrozamin (Nitroso) màu vàng: R–NH–R’ + HONO → R–N(R’)–N=O + H2O.

Amin bậc 3: Không phản ứng.

Tác dụng với dẫn xuất halogen: R–NH2 + CH3–I → R–NH–CH3 + HI.

b. Amino axit có tính chất của nhóm COOH

Tính axit thông thường: tác dụng với oxit kim loại, bazo, kim loại đứng trước hidro, muối của axit yếu hơn.

Phản ứng este hóa: RCH(NH2)COOH + R’OH RCH(NH2)COOR’ + H2O.

c. Amino axit có phản ứng giữa nhóm COOH và nhóm NH2:

 Trong dung dịch amino acid tạo ion lưỡng cực: H3N+–CH(R)–COO H2N–CH(R)–COOH.

 Phản ứng trùng ngưng của các amino axit tạo poliamit:

 nH2N–[CH2]5–COOH (–NH–[CH2]5–CO–)n + nH2O.

d. Phản ứng của nhóm peptit CO–NH

 Phản ứng thủy phân: H2N–CH(R)–CO–NH–CH(R’)–COOH + H2O H2NCH(R)COOH + H2NCH(R’)COOH

 Phản ứng màu với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh tím đặc trưng đối với các protein có từ 2 liên kết peptit trở lên.

e. Anilin và nhiều protein có phản ứng thế dễ dàng nguyên tử H của vòng benzen

 C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 (kết tủa trắng) + 3HBr.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. C2H5–NH2 + HONO → C2H5–OH + N2 + H2O

2. C6H5–NH2 + HONO + HCl C6H5N2Cl + 2H2O.

3. C6H5N2Cl + H2O C6H5OH + N2 + HCl.

4. R–NH–R’ + HONO R–N(R’)–N=O + H2O.

5. CH3NH2 + H2O CH3NH3+ + OH.

6. CH3NH2 + HCOOH → HCOOH3NCH3.

7. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

8. CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

9. C6H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3C6H5.

10. C6H5NH2 + H2SO4 → C6H5NH3HSO4.

11. 2C6H5–NH2 + H2SO4 → [C6H5–NH3]2SO4.

12. H2N–C6H5 + H2SO4   H2N–C6H4SO3H + H2O.

13. C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 (kết tủa trắng) + 3HBr.

14. R–NO2 + 6H+ R–NH2 + 2H2O

15. C6H5–NO2 + 6H+ C6H5–NH2 + 2H2O

16. R–NO2 + 6HCl + 3Fe → R–NH2 + 3FeCl2 + 2H2O

17. R–OH + NH3 R–NH2 + H2O

18. 2R–OH + NH3 (R)2NH + 2H2O

19. 3R–OH + NH3 (R)3N + 3H2O

20. R–Cl + NH3 R–NH3Cl.

21. R–NH2 + HCl → R–NH3Cl.

22. R–NH3Cl + NaOH → R–NH2 + NaCl + H2O

23. H2NR(COOH)a + aNaOH → H2N(COONa)a + aH2O

24. 2H2N–R–COOH + 2Na → 2H2N–R–COONa + H2.

25. H2N–R–COOH + R’–OH H2N–R–COOR’ + H2O

26. H2N–R–COOH + HCl → ClH3N–R–COOH

27. ClH3N–R–COOH + 2NaOH → H2N–R–COONa + NaCl + H2O.

28. H2N–RCOOH + HNO2 HO–RCOOH + N2­ + H2O

29. nH2N–[CH2]5–COOH (–NH–[CH2]5–CO–)n + nH2O.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 3.1 Sự sắp xếp theo trật tự tăng dần tính bazơ giữa etylamin, phenylamin và amoniac đúng là

 A. amoniac < etylamin < phenylamin. B. etylamin < amoniac < phenylamin.

 C. phenylamin < amoniac < etylamin. D. phenylamin < etylamin < amoniac.

Câu 3.2 Cho 3,04g hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 5,96g muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là

 A. CH5N; C2H7N. B. C3H9N; C2H7N. C. C3H9N; C4H11N. D. C4H11N; C5H13N.

Câu 3.3 X là một α–amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 15,1g X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 18,75g muối của X. Công thức của X là

 A. CH3CH(NH2)–COOH.   B. H2N–CH2CH2COOH.

 C. CH3CH2CH(NH2)–COOH.  D. C6H5CH2CH(NH2)–COOH.

Câu 3.4 X là một axit α–monoamino monocacboxylic, có tỉ khối hơi so với không khí là 3,07. X là

 A. glyxin.     B. alanin.

 C. axit α–aminobutiric.   D. axit glutamic.

Câu 3.5 Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là

 A. 2.   B. 3.   C. 4.   D. 5.

Câu 3.6 Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52g X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl thu được 2,98g muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là

 A. 0,04 mol; 0,2M. B. 0,02 mol; 0,1M. C. 0,06 mol; 0,3M. D. 0,05 mol; 0,4M.

Câu 3.7 Có 3 chất hữu cơ gồm NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, cần dùng thuốc thử nào sau đây?

 A. NaOH.  B. HCl.  C. CH3OH/HCl. D. quỳ tím.

Câu 3.8 Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9g este A thu được 13,2g CO2, 6,3g H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần lượt là

 A. CH(NH2)2COOCH3; CH(NH2)2COOH. B. CH2(NH2)COOH; CH2(NH2)COOCH3.

 C. CH2(NH2)COOCH3; CH2(NH2)COOH. D. CH(NH2)2COOH; CH(NH2)2COOCH3.

Câu 3.9 Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng là

 A. NaOH.  B. AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2.  D. HNO3.

Câu 3.10 Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất khử nào sau đây?

 A. NH3.  B. khí H2.  C. cacbon.  D. Fe + HCl.

Câu 3.11 Chất nào sau đây không có phản ứng với dung dịch C2H­5NH2 trong H2O?

 A. HCl.  B. H2SO4.  C. NaOH.  D. quỳ tím.

Câu 3.12 Cho 15g hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là

 A. 16,825g.  B. 20,18g.  C. 21,123g.  D. Đáp án khác.

Câu 3.13 Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.

 A. H2NCH2COOH. B. C2H5NO2­.  C. HCOONH3CH3. D. CH3COONH4.

Câu 3.14 Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H7O2N, A tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo đúng của A là

 A. CH3CH(NH2)COOH.   B. CH2=CH–COONH4.

 C. HCOOCH2CH2NH2.   D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 3.15 Cho các chất: etylen glicol (1), axit aminoaxetic (2), axit oxalic (3), axit acrylic (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

 A. (1), (2), (3).  B. (1), (2).  C. chỉ có (2).  D. Cả bốn chất.

Câu 3.16 Có các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glixerol. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là

 A. Cu(OH)2.  B. I2.   C. AgNO3.  D. Cả A và B đều được.

Câu 3.17 Số đồng phân của hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C7H7NO2

 A. 7.   B. 6.   C. 5.   D. 8.

Câu 3.18 Cho các chất sau: (1) amoniac; (2) anilin; (3) p–nitro anilin; (4) p–nitro toluen; (5) metyl amin; (6) đimetyl amin. Trình tự tính bazơ tăng dần theo chiều từ trái sang phải là

 A. (1) < (4) < (3) < (2) < (5) < (6).  B. (2) < (1) < (3) < (4) < (5) < (6).

 C. (4) < (3) < (2) < (1) < (5) < (6).  D. (1) < (2) < (4) < (3) < (5) < (6).

Câu 3.19 Cho sơ đồ phản ứng sau: C9H17O4N (X) C5H7O4NNa2 (Y) + 2C2H5OH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

 A. C2H5OOCCH2CH(NH2)CH2COOC2H5, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.

 B. CH3OOCCH2CH(NH2)CH2COOC3H7, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.

 C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOC4H9, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.

 D. CH3OOCCH2CH(NH2)CH2COOCH(CH3)2, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.

Câu 3.20 Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa amino axit X và metanol thu được este có tỉ khối hơi so với propin là 2,225. Tên gọi của X là

 A. alanin.  B. glyxin.  C. axit glutamic. D. Tất cả đều sai.

Câu 3.21 Tính bazơ của amin nào trong số các amin sau đây là yếu nhất?

 A. anilin.  B. điphenylamin. C. triphenylamin. D. đimetylamin.

Câu 3.22 Muối của axit glutamic dùng làm bột ngọt (còn gọi là mì chính), có công thức cấu tạo thu gọn là

 A. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH. B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.

 C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONH4. D. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

Câu 3.23 Chọn câu phát biểu sai.

 A. Aminoaxit là chất hữu cơ tạp chức.

 B. Tính bazơ của C6H5NH2 yếu hơn tính bazo của NH3.

 C. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở, đơn chức là CnH2n+3N (n ≥ 1).

 D. Dung dịch của các amino axit đều làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 3.24 Hợp chất hữu cơ X có công thức: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Tên của X là

 A. glyxin.  B. alanin.  C. valin.  D. axit glutamic.

Câu 3.25 Điều khẳng định nào sau đây là sai?

 A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

 B. Amino axit có tính lưỡng tính.

 C. Amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng.

 D. Amin đơn chức đều có một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.

Câu 3.26 Dung dịch X chứa HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59g hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, bậc I (có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1,0 lít dung dịch X. Công thức phân tử của hai amin lần lượt là

 A. CH3NH2 và C4H9NH2.   B. C3H7NH2 và C4H9NH2.

 C. C2H5NH2 và C4H9NH2.   D. A và C đúng.

Câu 3.27 Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6g khí cacbonic, 12,6g hơi nước và 69,44 lít khí nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó nitơ chiếm 80% thể tích (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị m và tên gọi của amin là

 A. 9, etyl amin.    B. 7, đimetyl amin.

 C. 8, etyl amin.    D. 9, etyl amin hoặc đimetyl amin.

Câu 3.28 Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chất X, người ta thu được 10,125g H2O, 8,4 lít khí CO2 và 1,4 lít N2 (các V đo ở đktc). X có công thức phân tử là

 A. C4H11N.  B. C2H7N.  C. C3H9N.  D. C5H13N.

Câu 3.29 Cho 20g hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp của nhau, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68g hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là

 A. C2H7N, C3H9N, C4H11N.   B. C3H9N, C4H11N, C5H13N.

 C. C3H7N, C4H9N, C5H11N.   D. CH3N, C2H7N, C3H9N.

Câu 3.30 Khi đốt cháy mỗi đồng đẳng của ankylamin, thì tỉ lệ thể tích giữa CO2 và nước biến đổi như thế nào theo số lượng nguyên tử cacbon tăng dần trong phân tử?

 A. tăng 0,4 → 1,2. B. tăng 0,8 → 2,5. C. tăng 0,4 → 1,0. D. tăng 0,75 → 1,0.

Câu 3.31 Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336ml N2 (đktc). Để trung hòa 0,1 mol X cần 600ml dung dịch HCl 0,5M. Biết X là amin bậc I, công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là

 A. CH3C6H2(NH2)3.    B. CH3NHC6H3(NH2)2.

 C. H2NCH2C6H3(NH2)2.   D. Cả A và C đều đúng.

Câu 3.32 Các chất A, B, C có cùng công thức phân tử C4H9O2N. Biết A tác dụng với cả HCl và NaOH; B tác dụng với H mới sinh tạo ra B’; B’ tác dụng với HCl tạo ra B”; B” tác dụng với NaOH tạo ra B’; C tác dụng với NaOH tạo ra muối và NH3. Công thức của A, B, C lần lượt là

 A. C4H9NO2, H2NC3H6COOH, C3H5COONH4.

 B. H2NC3H6COOH, C3H5COONH4, C4H9NO2.

 C. C3H5COONH4, H2NC3H6COOH, C4H9NO2.

 D. H2NC3H6COOH, C4H9NO2, C3H5COONH4.

Câu 3.33 Một hợp chất hữu cơ A mạch thẳng có công thức phân tử là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo thành NH3. Mặt khác, A tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là

 A. H2NCH2CH2COONH4.   B. CH3CH(NH2)COONH4.

 C. A và B đều đúng.    D. A và B đều sai.

Câu 3.34 Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết rằng, X vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, ngoài ra còn tác dụng được với nước brom. X là hợp chất nào sau đây?

 A. H2N–CH=CH–COOH.   B. CH2=C(NH2)–COOH.

 C. CH2=CH–COONH4.   D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3.35 Hợp chất hữu cơ X có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của benzen, chỉ chứa nguyên tố C, H, O, N trong đó hiđro chiếm 9,09%, nitơ chiếm 18,18%. Đốt cháy 7,7g chất X, thu được 4,928 lít khí CO2 (đo ở 27,3°C, 1atm). Biết X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Công thức của X là

 A. H2NCH2COOH.    B. CH3COONH4 hoặc HCOONH3CH3.

 C. C2H5COONH4 hoặc HCOONH3CH3. D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3.36 A là một amino axit trong phân tử ngoài các nhóm cacboxyl và amino không có nhóm chức nào khác. Biết 0,1 mol A phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch HCl 1M tạo ra 18,35g muối. Mặt khác, 22,05g A khi tác dụng với một lượng NaOH dư, tạo ra 28,65g muối khan. Biết A có cấu tạo mạch không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

 A. HOOC–CH(NH2)COOH.   B. HOOC–CH2CH(NH2)–COOH.

 C. HOOC–[CH2]2CH(NH2)COOH.  D. CH3CH2CH(NH2)–COOH.


CHƯƠNG IV. POLIME

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm về polime

 Polime là các hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Theo nguồn gốc, gồm có polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime nhân tạo. Theo phản ứng polime hóa, gồm có polime trùng hợp và polime trùng ngưng.

2. Cấu trúc

 Phân tử polime có thể tồn tại ở dạng mạch không phân nhánh, dạng mạch phân nhánh và dạng mạch không gian. Phân tử polime có thể có cấu tạo điều hòa (nếu các mắt xích nối với nhau theo một trật tự xác định) và không điều hòa (nếu các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nào cả).

3. Tính chất

a. Tính chất vật lí

 Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo; một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, dễ kéo thành sợi.

b. Tính chất hóa học: có 3 loại phản ứng

 Phản ứng cắt mạch polime: Polime bị giải trùng hợp ở nhiệt độ thích hợp. Polime có nhóm chức trong mạch như –CO–NH, –COOCH2– dễ bị thủy phân khi có mặt axit hay bazơ. Phản ứng giữ nguyên mạch polime: phản ứng cộng vào liên kết đôi hoặc thế các nhóm chức ngoại mạch. Phản ứng khâu mạch polime: phản ứng tạo cầu nối giữa các mạch (cầu –S–S– hay –CH2–) thành polime có cấu trúc mạng không gian hoặc phản ứng kéo dài thêm mạch polime.

4. Khái niệm về vật liệu polime

 Chất dẻo: vật liệu polime có tính dẻo. Tơ: vật liệu polime hình sợi, dài và mảnh. Cao su: vật liệu có tính đàn hồi. Keo dán hữu cơ: vật liệu polime có khả năng kết nối chắc chắn hai mảnh vật liệu khác. Vật liệu compozit: tổ hợp gồm polime làm nhựa nền và vật liệu vô cơ, hữu cơ khác.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. Nhựa

a. Nhựa PE:

nCH2=CH2 (–CH2–CH2–)n.

b. Nhựa PVC

nCH2=CH–Cl [–CH2–CH(Cl)–]n.

c. Nhựa PS

nCH(C6H5)=CH2 [–CH(C6H5)–CH2–]n.

d. Nhựa PVA

nCH2=CH–OOC–CH3 [–CH(OOCCH3)–CH2–]n.

Thủy phân PVA trong môi trường kiềm:

[–CH(OOCCH3)–CH2–]n + nNaOH [–CH(OH)–CH2–]n + nCH3COONa

e. Nhựa PMM (thủy tinh hữu cơ plexiglas)

f. Nhựa PPF

Poli(phenol – fomanđehit) (nhựa PPF) gồm ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit. Nhựa novolac: Nếu dư phenol và xúc tác axit. Nhựa rezol: Nếu dư fomanđehit và xúc tác bazơ. Nhựa rezit (nhựa bakelit): đun nóng nhựa rezol (150°C) và để nguội thu được nhựa có cấu trúc mạng lưới không gian.

2. Cao su

a. Cao su Buna

nCH2=CH–CH=CH2 (–CH2–CH=CH–CH2–)n.

b. Cao su isopren

nCH2=C(CH3)–CH=CH2 [–CH2C(CH3)=CHCH2–]n.

c. Cao su buna – S

nCH2=CH–CH=CH2 + nCH(C6H5)=CH2 [–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH–]n.

d. Cao su buna – N

nCH2=CH–CH=CH2 + nCH(CN)=CH2 [–CH2–CH=CH–CH2–CH(CN)–CH–]n.

e. Cao su clopren / flopren

nCH2=C(Cl)–CH=CH2 [–CH2–C(Cl)=CH–CH2–]n.

nCH2=C(F)–CH=CH2 [–CH2–C(F)=CH–CH2–]n.

3. Tơ

a. Tơ capron (nilon – 6)

nH2N–[CH2]5COOH (–NH–[CH2]5CO–)n + nH2O.

b. Tơ enang (nilon – 7)

nH2N–[CH2]6COOH (–NH–[CH2]6CO–)n + nH2O.

c. Tơ nilon – 6,6

nH2N–[CH2]6–NH2 + nHOOC–[CH2]4–COOH (–HN–[CH2]6–NH–OC–[CH2]4–CO–)n + 2nH2O.

d. Tơ lapsan

nHOOC–C6H4–COOH + nHO–CH2CH2–OH (–OC– C6H4–COO–CH2CH2–O–)n + 2nH2O.

acid terephtalic  etilen glicol

e. Tơ nitron (olon)

nCH2=CH–CN [–CH2–CH(CN)–]n.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 4.1 Một polime Y có một đoạn mạch: –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–. Một mắt xích của Y có số nguyên tử C bằng

 A. 3   B. 4   C. 1   D. 2

Câu 4.2 Từ chất nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

 A. CH2=CH–COOCH3.   B. CH2=CH–OOC–CH3.

 C. CH2=CH–COOC2H5.   D. CH2=CH–CH2–OH.

Câu 4.3 Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây?

 A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol.  D. stiren.

Câu 4.4 Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây?

 A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol.  D. axit caproic.

Câu 4.5 Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là

 A. C.   B. S.   C. PbS.  D. H2S.

Câu 4.6 Cho sơ đồ: CH4 → X → Y → Z → cao su buna. Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

 A. Axetilen, ancol etylic, buta–1,3–đien. B. Anđehit axetic, etanol, buta–1,3–đien.

 C. Axetilen, vinylaxetilen, buta–1,3–đien. D. Etilen, vinylaxetilen, buta–1,3–đien.

Câu 4.7 Tên của monome tạo ra thủy tinh hữu cơ là

 A. axit acrylic.  B. metyl acrylat. C. axit metacrylic. D. metyl metacrylat.

Câu 4.8 Để điều chế nilon – 6,6 người ta trùng ngưng hexametylen điamin với axit

 A. axetic.  B. oxalic.  C. stearic.  D. ađipic.

Câu 4.9 Tơ nilon–7 thuộc loại

 A. tơ axetat.  B. poliamit.  C. polieste.  D. tơ tằm.

Câu 4.10 Hiđro hóa hợp chất hữu cơ X được isopentan. X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

 A. CH3CH2–C≡CH.    B. CH3–C(CH3)=C=CH2.

 C. CH2=C(CH3)–CH=CH2.   D. CH2=CH–CH=CH–CH3.

Câu 4.11 Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ mol 1 : 1. Polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau?

 A. PVC.  B. nhựa PE.  C. tinh bột.  D. protein.

Câu 4.12 Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta–1,3–đien, thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích của buta–1,3–đien so với mắt xích của stiren trong loại polime trên là

 A. 1 : 1.  B. 1 : 2.  C. 2 : 3.  D. 1 : 3.

Câu 4.13 Chọn câu phát biểu sai.

 A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.

 B. Hầu hết các polime không tan trong nước.

 C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

 D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.

Câu 4.14 Cho sơ đồ phản ứng: X (C8H10O) Y polime. Chất X không tác dụng với NaOH. Công thức của X, Y lần lượt là

 A. C6H5–CH(CH3)OH, C6H5–CO–CH3. B. C6H5–CH2CH2OH, C6H5–CH2CHO.

 C. C6H5–CH2CH2OH, C6H5–CH=CH2. D. CH3–C6H4–CH2OH, C6H5–CH=CH2.

Câu 4.15 Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau: CH4 A B PVC. Hiệu suất mỗi phản ứng được cho trên sơ đồ. Biết metan chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, để điều chế một tấn nhựa PVC thì số m³ khí thiên nhiên ở đktc cần dùng là

 A. 5883.  B. 4576.  C. 6235.  D. 7225.

Câu 4.16 Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin (vinyl cianua) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu?

 A. 1 : 3.  B. 2 : 3.  C. 3 : 2.  D. 3 : 5.

Câu 4.17 Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) từ metanol và axit metacrylic thì khối lượng của axit và ancol cần dùng là bao nhiêu? Cho hiệu suất của quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.

 A. 215kg và 80kg. B. 171kg và 82kg. C. 65kg và 40kg. D. 175kg và 70kg.

Câu 4.18 Cho các polime: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

 A. 1; 2; 6.  B. 2; 3; 5; 7.  C. 2; 3; 6.  D. 5; 6; 7.


CHƯƠNG V. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

A. LÝ THUYẾT

1. Cấu tạo của kim loại: thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.

2. Cấu tạo của đơn chất kim loại: mạng tinh thể gồm có các ion dương dao động liên tục ở các nút mạng và các electron tự do chuyển động hỗn loạn giữa các ion dương.

3. Tính chất vật lí chung của kim loại: tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim do các electron tự do gây ra.

4. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử M → Mn+ + ne.

 Tác dụng với phi kim: 2xM + yO2 → 2MxOy.

 Kim loại đứng trước hidro trong dãy điện hóa tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng, hoặc axit thông thường không có tính oxi hóa mạnh: 2M + 2nH+ → 2Mn+ + nH2. Kim loại sau H không khử được H+ thành H2.

 Kim loại tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc (trừ Pt, Au) không sinh ra H2 mà sinh ra các sản phẩm khử chứa N hoặc S. Riêng Fe, Al, Cr thụ động trong dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

 Tác dụng với H2O: các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) khử H2O ở t° thường thành H2.

 K + 2H2O → 2KOH + H2.

 Tác dụng với dd muối: kim loại mạnh (trừ Ba, K, Ca, Na, ...) khử ion của kim loại yếu hơn trong dd

muối thành kim loại tự do.

 Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

 Dãy điện hóa kim loại cho phép dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử: chất oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

 2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+.

5. Hợp kim: là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hay với một vài phi kim. Hợp kim thường có t° nóng chảy thấp hơn, dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất, nhưng cứng hơn kim loại nguyên chất.

6. Sự ăn mòn kim loại: là sự oxi hóa kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh: M → Mn+ + ne.

 Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị oxi hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

 Ba điều kiện cần và đủ để kim loại bị ăn mòn điện hóa: các điện cực khác chất, các điện cực tiếp xúc với nhau, các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. Chú ý rằng, với cặp kim loại A và B, muốn B được bảo vệ thì A phải có tính khử mạnh hơn B.

7. Nguyên tắc điều chế kim loại: là sự khử ion kim loại Mn+ + ne → M.

 Phương pháp điều chế kim loại:

 * Phương pháp thủy luyện cần có dung dịch muối của kim loại cần điều chế (sau Al) và kim loại có tính khử mạnh hơn (trừ kim loại khử được nước)

 * Phương pháp nhiệt luyện dùng một trong các chất khử (H2, CO, C, Al) và oxit của kim loại cần điều chế (sau Al).

 * Phương pháp điện phân nóng chảy để điều chế kim loại IA, IIA, Al.

 * Phương pháp điện phân dung dịch để điều chế kim loại sau Al trong dãy điện hóa.

8. Công thức của định luật Farađay

Lượng chất thu được ở điện cực: m =

 Trong đó I là cường độ dòng điện tính bằng Ampe; t là thời gian điện phân tính bằng giây; A là nguyên tử khối; n là hóa trị (hoặc điện tích ion); m là lượng chất thoát ra ở điện cực theo gam.

 ne = It / F là số mol electron truyền qua dung dịch điện phân.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3.

2. Fe + S FeS.

3. 3Fe + 2O2 Fe3O4.

4. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

5. Fe + 4HNO3 (loãng, dư) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

6. Fe + H2O FeO + H2.

7. K + H2O → KOH + H2.

8. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

9. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.

10. 2FeCl3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2.

11. Ba + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4 + H2.

12. Fe (dư) + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

13. Fe + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 3Ag.

14. H2 + PbO H2O + Pb

15. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2.

16. 3Fe3O4 + 8Al 4Al2O3 + 9Fe.

17. 2Al2O3 4Al + 3O2.

18. 2NaCl 2Na + Cl2.

19. CuCl2 Cu + Cl2.

20. MgCl2 Mg + Cl2.

21. 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4.

22. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3.

23. 3Fe (dư) + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 5.1 Vị trí của nguyên tử M (Z = 26) trong bảng tuần hoàn thuộc nhóm

 A. VIIIB.  B. VIIIA.  C. IVB.  D. IVA.

Câu 5.2 Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là

 A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.   B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.

 C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.  D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 5.3 Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là

 A. K   B. Cl   C. F   D. Na

Câu 5.4 Hòa tan 1,44g một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là

 A. Mg   B. Ba   C. Ca   D. Be

Câu 5.5 Hòa tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6g khí H2 bay ra. Số gam muối tạo ra là

 A. 35,7.  B. 36,7.  C. 63,7.  D. 53,7.

Câu 5.6 Ngâm 2,33g hợp kim Fe–Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,896 lít H2 (đktc). Thành phần % của Fe là

 A. 75,1%.  B. 74,1%.  C. 73,1%.  D. 72,1%.

Câu 5.7 Hòa tan 0,5g hợp kim của Ag vào dung dịch HNO3 dư. Thêm dung dịch HCl vào dung dịch sau phản ứng, thu được 0,398g kết tủa. Thành phần %Ag trong hợp kim là

 A. 60%.  B. 61%.  C. 62%.  D. 63%.

Câu 5.8 Một phương pháp hóa học làm sạch một loại thủy ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. Dung dịch X có thể là

 A. Zn(NO3)2.  B. Sn(NO3)2.  C. Pb(NO3)2.  D. Hg(NO3)2.

Câu 5.9 Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24g ion M2+. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. Kim loại M là

 A. Fe   B. Cu   C. Cd   D. Ag

Câu 5.10 Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép phần ngâm dưới nước người ta nối nó với thanh

 A. Zn   B. Cu   C. Ni   D. Sn

Câu 5.11 Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại

 A. Mg2+, Ag+, Cu2+. B. Na+, Ag+, Cu2+. C. Pb2+, Ag+, Cu2+. D. Al3+, Ag+, Cu2+.

Câu 5.12 Cho bột Cu đến dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch chứa ion Y. Chất X và ion Y lần lượt là

 A. X (Ag, Cu); Y (Cu2+, Fe2+).  B. X (Ag); Y (Cu2+, Fe2+).

 C. X (Ag); Y (Cu2+).    D. X (Fe); Y (Cu2+).

Câu 5.13 Dãy ion có tính oxi hóa tăng là

 A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.  B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.

 C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.  D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

Câu 5.14 Ngâm một lá Zn trong 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn

 A. giảm 1,51gam. B. tăng 1,51gam. C. giảm 0,43gam. D. tăng 0,43gam.

Câu 5.15 Cho các ion: Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+ và các kim loại: Fe, Cu, Ag. Chọn dãy gồm các cặp oxi hóa– khử xếp theo chiều tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần, tính khử của kim loại giảm dần.

 A. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. B. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+.

 C.Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+, Cu2+/ Cu, Fe2+/ Fe. D. Ag+/ Ag, Fe2+/ Fe, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu.

Câu 5.16 Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng Ag không đổi có thể dùng dung dịch

 A. AgNO3.  B. CuSO4.  C. FeCl3.  D. H2SO4.

Câu 5.17 Cho các cặp oxi hóa–khử theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa: Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp oxi hóa trên là

 A. Fe3+ và Ag+. B. Fe3+ và Fe2+. C. Fe2+ và Ag+. D. Al3+ và Fe2+.

Câu 5.18 Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng

 A. có khí thoát ra, có kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.

 B. có khí thoát ra, có kết tủa xanh, kết tủa không tan.

 C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.

 D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.

Câu 5.19 Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào một bình chứa sẵn 250ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là

 A. 0,10M.  B. 0,04M.  C. 0,06M.  D. 0,12M.

Câu 5.20 Nhúng một que sắt nặng 5g vào 50ml dung dịch CuSO4 15% (D = 1,12 g/ml). Khi que sắt đã được mạ kín thì có khối lượng là 5,154g. Nồng độ C% của dung dịch CuSO4 còn lại là

 A. 8,87%.  B. 9,60%.  C. 8,90%.  D. 9,53%.

Câu 5.21 Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml H2 (đktc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là

 A. Fe   B. Cu   C. Mg   D. Ba

Câu 5.22 Để khử hoàn toàn 30g hỗn hợp gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 Fe3O4, MgO cần dùng 7g khí CO. Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là

 A. 23 gam  B. 24 gam  C. 25 gam  D. 26 gam

Câu 5.23 Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A, sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Tên kim loại là

 A. Fe   B. Cu   C. Al   D. Ni

Câu 5.24 Hòa tan m gam Ba vào nước thu được 1 lít dung dịch có pH = 12. Giá trị của m là

 A. 0,685g.  B. 2,15g.  C. 3,74g.  D. 3,15g.

Câu 5.25 Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2. Số phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi cho kim loại và muối tác dụng với nhau là

 A. 1   B. 2   C. 3   D. 4

Câu 5.26 Cho a gam kim loại M tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 2M thu được (a + 21,3) gam muối MCln. Giá trị V là

 A. 0,6 lít.  B. 0,4 lít.  C. 0,3 lít.  D. 0,2 lít.

Câu 5.27 Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 7,2 gam kim loại và ở anot thu được 6,72 lít khí (đktc). Muối đó là

 A. CaCl2.  B. MgCl2.  C. NaCl.  D. KCl.

Câu 5.28 Sau một thời gian điện phân dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm một đinh Fe trong dung dịch còn lại sau điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh Fe tăng thêm 1,2g. Tổng số gam Cu điều chế được từ các thí nghiệm trên là

 A. 12,8g.  B. 3,2g.  C. 9,6g.  D. 2,0g.

Câu 5.29 Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl thu được 0,5g khí H2­. Khi cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là

 A. 27,75g.  B. 27,25g.  C. 28,25g.  D. 28,75g.

Câu 5.30 Cho 16,2g kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2, Chất rắn sau phản ứng tan trong dung dịch HCl dư tạo 13,44 lít khí (đktc). Kim loại M là

 A. Na   B. Al   C. Ca   D. Mg

Câu 5.31 Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết tối đa bao nhiêu kim loại?

 A. 1   B. 2   C. 3   D. 5

Câu 5.32 Cho 19,2g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M. Thể tích khí NO (đktc) thu được là

 A. 2,24 lít.  B. 3,36 lít.  C. 4,48 lít.  D. 6,72 lít.

Câu 5.33 Cho 0,11 mol khí CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số gam mỗi muối trong hỗn hợp là

 A. 0,84 và 10,6. B. 0,42 và 11,02. C. 1,68 và 9,76. D. 2,52 và 8,92.

Câu 5.34 Một hỗn hợp X gồm Na và Al được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 2. Cho X vào một lượng nước dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 và m gam một chất rắn. Giá trị của m là

 A. 2,70g.  B. 0,27g.  C. 5,40g.  D. 0,54g.

Câu 5.35 Hòa tan 1,8g muối sunfat của một kim loại nhóm IIA trong nước rồi pha loãng cho đủ 50ml dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20ml dung dịch BaCl2 0,75M. Công thức của muối sunfat là

 A. BeSO4.  B. MgSO4.  C. CaSO4.  D. BaSO4.

Câu 5.36 Hòa tan 2,0g một kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl, sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,55g muối khan. Tên kim loại đó là

 A. Canxi.  B. Kẽm.  C. Magie.  D. Bari.

Câu 5.37 Hòa tan 58g muối CuSO4.5H­2O trong nước được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 thu được là

 A. 0,464M.  B. 0,725M.  C. 0,232M.  D. 0,3625M.

Câu 5.38 Dùng một thuốc thử phân biệt Fe2O3 và Fe3O4, thuốc thử đó là dung dịch

 A. HCl.  B. H2SO4 loãng. C. HNO3.  D. CuSO4.

Câu 5.39 Cho phương trình hóa học: aX + bY(NO3)a → aX(NO3)b + bY. Biết dung dịch X(NO3)b có màu xanh. Hai kim loại X, Y lần lượt là

 A. Cu, Fe.  B. Cu, Ag.  C. Ag, Cu.  D. Mg, Fe.

Câu 5.40 Cho m gam phoi sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ tạo thành hỗn hợp A có khối lượng 12g gồm 4 chất rắn. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,1 mol khí duy nhất NO (đktc). Giá trị m là

 A. 9,80g.  B. 10,08g.  C. 10,80g.  D. 9,08g.

Câu 5.41 Cho 11,2g sắt để ngoài không khí bị gỉ thành 13,6g chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít NO (đktc) duy nhất. Giá trị của V là

 A. 2,24 lít.  B. 0,224 lít.  C. 3,36 lít.  D. 0,336 lít.

Câu 5.42 Oxi hóa m gam sắt ngoài không khí, được 3g hỗn hợp rắn gồm 4 chất. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy có 0,56 lít khí duy nhất NO (đktc) thoát ra. Giá trị của m là

 A. 2,52g.  B. 0,252g.  C. 25,2g.  D. 2,25g.

Câu 5.43 Nung nóng 16,8g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Giá trị m là

 A. 24 gam.  B. 26 gam.  C. 20 gam.  D. 22 gam.

Câu 5.44 Hỗn hợp X gồm 2 kim loại đều có hóa trị không đổi. Chia X thành phần bằng nhau. Phần 1: hòa tan hết trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 loãng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là

 A. 2,24 lít.  B. 3,36 lít.  C. 4,48 lít.  D. 5,6 lít.

Câu 5.45 Hỗn hợp X gồm 2 kim loại X1, X2 có hóa trị không đổi, không tác dụng với nước và đứng trước Cu. Cho X tan hết trong dung dịch CuSO4 dư, thu được Cu. Đem Cu cho tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, được 1,12 lít NO duy nhất (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thể tích N2 (đktc) là

 A. 0,224 lít.  B. 0,242 lít.  C. 3,63 lít.  D. 0,336 lít.

Câu 5.46 Cho 36,8g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm II ở 2 chu kì kế tiếp nhau khi tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,4 mol khí CO2. Vậy 2 kim loại đó là

 A. Ca và Sr.  B. Sr và Ba.  C. Mg và Ca.  D. Be và Mg.

Câu 5.47 Cho 10,2g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là

 A. 28,00 g.  B. 27,95 g.  C. 27,00 g.  D. 29,00 g.

Câu 5.48 Cho 22g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,3 mol khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì số gam muối khan là

 A. 1,87g.  B. 2,53g.  C. 18,7g.  D. 25,3g.

Câu 5.49 Cho 3,87g hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch Y chứa axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch Z và 4,368 lít H2 (đktc). Thành phần về khối lượng Mg trong hỗn hợp X là

 A. 37,21%.  B. 26,00%.  C. 35,01%.  D. 36,00%.

Câu 5.50 Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, Al2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch axit H2SO4 0,2M vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, muối sunfat khan thu được có khối lượng là

 A. 6,81g.  B. 10,81g.  C. 5,81g.  D. 4,81g.

Câu 5.51 Cho 1,935g hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al tác dụng với 125ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28M, thu được dung dịch X và 2,184 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch, thu được số gam muối là

 A. 9,7325g.  B. 9,3725g.  C. 9,7532g.  D. 9,2357g.

Câu 5.52 Cho 10g hỗn hợp gồm Al và một kim loại M (hóa trị x không đổi) tác dụng với 100ml dung dịch gồm H2SO4 a mol/lít và HCl 3a mol/lít, thu được 5,6 lít H2 (đktc), dung dịch X và 1,7g chất rắn. Khối lượng muối thu được là

 A. 2,850g.  B. 2,855g.  C. 28,55g.  D. 28,50g.

Câu 5.53 Cho 7,2g Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít khí Y và dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được 47,4g chất rắn khan. Công thức phân tử của khí Y là

 A. N2O.  B. NO.   C. N2.   D. NO2.

Câu 5.54 Đốt nóng một hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Thành phần về khối lượng của Al trong hỗn hợp X là

 A. 27,95%.  B. 2,795%.  C. 72,05%.  D. 7,205%.

Câu 5.55 Cho hỗn hợp A gồm bột Al và Fe3O4. Nung nóng A ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ B rồi chia làm 2 phần KHÔNG bằng nhau. Phần ít hơn tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít H2 (đktc). Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc). Phần nhiều hơn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp A là

 A. 22,02g.  B. 8,10g.  C. 13,92g.  D. 3,465g.

Câu 5.56 Một hỗn hợp gồm Na, Ba có tỉ lệ mol 1 : 1 vào nước được dung dịch A và 0,3 mol khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,1 M để trung hòa 1/10 dung dịch A là

 A. 0,4 lít.  B. 0,2 lít.  C. 0,6 lít.  D. 6,0 lít.

Câu 5.57 Cho m gam hỗn hợp X gồm K và Al tác dụng với nước dư thu được 0,25 mol khí. Nếu cho m gam X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 0,4 mol khí (các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

 A. 12,8g.  B. 16,0g.  C. 18,0g.  D. 10,95g.

Câu 5.58 Dùng CO khử m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao được 0,4 mol CO2 và hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất). Hòa tan hết X cần 0,9 lít dung dịch HCl 1M thấy có 0,25 mol khí thoát ra. Giá trị của m là

 A. 32 gam.  B. 40 gam.  C. 80 gam.  D. 3,2 gam.

Câu 5.59 Dùng CO khử m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được 1,1 gam CO2 và chất rắn X gồm 3 oxit. X phản ứng vừa đủ với 0,25 lít dung dịch H­­2SO4 loãng 0,5M. Giá trị của m là

 A. 8,0 g.  B. 4,0 g.  C. 1,6 g.  D. 3,2 g.

Câu 5.60 Cho 0,1 mol CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 4 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm CO2 theo thể tích trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

 A. FeO và 75% B. Fe2O3 và 75% C. Fe2O3 và 65% D. Fe3O4 và 75%

Câu 5.61 Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2 anion Cl (x mol), SO42– (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị x và y lần lượt là

 A. 0,02 và 0,03. B. 0,03 và 0,02. C. 0,20 và 0,30. D. 0,30 và 0,20.

Câu 5.62 Thêm V lít dung dịch Na2CO3 1,0M vào một dung dịch có chứa các ion sau: Ba2+; Ca2+; Mg2+; 0,2 mol Cl; 0,3 mol NO3. Để tạo lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của V là

 B. 0,25 lít.  A. 2,5 lít.  C. 0,5 lít.  D. 5,0 lít.

Câu 5.63 Hòa tan 16,2g Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỉ khối hơi so với H2 là 14,4. Thể tích tính theo lít của NO, N2 lần lượt là

 A. 2,24 và 3,36. B. 0,224 và 0,336. C. 22,4 và 33,6. D. 2,24 và 4,48.

Câu 5.64 Cho 13,5g nhôm tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 0,86M thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 19,2. Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là

 A. 2,2 lít.  B. 0,22 lít.  C. 0,46 lít.  D. 4,65 lít.

Câu 5.65 Hòa tan một hợp kim Ba–Na với tỉ lệ mol 1 : 1 vào nước được dung dịch A và 0,3 mol khí. Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A ta được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M được kết tủa C. Giá trị m để kết tủa C lớn nhất, nhỏ nhất lần lượt là

 A. 2,4g và 4,0g. B. 4,0g và 2,4g. C. 4,8g và 6,4g. D. 6,4g và 4,8g.

Câu 5.66 Rót 150ml dung dịch NaOH 7M vào 50ml dung dịch Al2(SO4)3 2M. Khối lượng chất dư sau thí nghiệm là

 A. 10gam.  B. 14gam.  C. 12gam.  D. 16gam.

Câu 5.67 Dung dịch chứa 16,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 8 gam Fe2(SO4)3, thêm vào 13,68 gam Al2(SO4)3 thu được kết tủa và dung dịch A. Đun kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Khối lượng chất rắn B là

 A. 2,12g.  B. 21,2g.  C. 42,2g.  D. 4,22g.

Câu 5.68 Cho 18,9g muối Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được khí A (đktc). Dẫn khí A vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi hấp thụ, khối lượng dung dịch sẽ

 A. tăng 22,95g. B. giảm 22,95g. C. tăng 20,25g. D. giảm 20,25g.

Câu 5.69 Đốt cháy hoàn toàn 0,336 lít C3H8 (đktc) bằng lượng oxi vừa đủ. Thu được toàn bộ sản phẩm cháy cho vào 35 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau khi hấp thụ, khối lượng dung dịch

 A. tăng 0,56 gam. B. giảm 0,56 gam. C. tăng 5,60 gam. D. giảm 5,60 gam.

Câu 5.70 Cho m gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng với 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M sinh ra 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (coi thể tích không đổi). dung dịch có pH là

 A. 1.   B. 7.   C. 2.   D. 6.

Câu 5.71 Trộn 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dung dịch gồm H­2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là

 A. 2.   B. 7.   C. 6.   D. 1.

Câu 5.72 Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là

 A. 5,69 g  B. 3,79 g  C. 8,53 g  D. 9,48 g


CHƯƠNG VI. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM

A. LÝ THUYẾT

1. Kim loại kiềm (IA): Li, Na, Rb, Cs, Fr. Kim loại kiềm thổ (IIA): Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.

Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của IA, IIA: ns1, ns2.

2. Tính khử: Các kim loại ở hai nhóm này tác dụng với H2O (trừ Be), dung dịch axit.

3. Số oxi hóa: trong các hợp chất IA, IIA có số oxi hóa +1, +2.

4. Điều chế IA, IIA: sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy

5. Tính chất của một số hiđroxit

 NaOH, Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất của một dung dịch bazơ như làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng với axit, oxit axit, muối. Al(OH)3 là chất lưỡng tính.

6. Điều chế bazơ tan: sử dụng phương pháp điện phân dung dịch muối của kim loại với điện cực trơ, có màng ngăn.

2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2.

7. Sơ lược về muối cacbonat và hiđrocacbonat

 Muối hidrocacbonat đều lưỡng tính, kém bền với nhiệt, tan trong nước.

HCO3 + H+ → H2O + CO2.

HCO3 + OH → CO32– + H2O.

Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2.

 Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước, muối cacbonat của kim loại kiềm thổ không tan trong nước.

 CaCO3 bị nhiệt phân, tan trong axit mạnh, và tan trong nước có hòa tan CO2.

 CaCO3 CaO + CO2.

 CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2.

 KNO3, Ca(NO3)2 bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành muối nitrit và oxi.

 Ca(NO3)2 Ca(NO2)2 + O2.

7. Nước cứng

 Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. Nước cứng tạm thời chứa muối Ca(HCO3)2 hay Mg(HCO3)2. Nước cứng vĩnh cửu chứa muối clorua hay sunfat của Ca2+ hay Mg2+ (CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4).

 Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.

 Cách làm mềm nước cứng tạm thời: đun, dùng bazơ tan, dd Na2CO3.

 Cách làm mềm nước cứng vĩnh cửu dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4.

8. Nhôm

 Vị trí Al trong bảng tuần hoàn: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

 Nhôm có tính khử mạnh (Al → Al3+ + 3e) nhưng kém hơn các kim loại nhóm IA, IIA. Vật bằng nhôm bền trong không khí và trong H2O vì trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 bảo vệ.

 Nhôm bị phá hủy trong kiềm, tham gia phản ứng nhiệt nhôm. Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính. Điện phân Al2O3 nóng chảy (không được điện phân nóng chảy AlCl3) để điều chế Al kim loại.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. 4Na + O2 2Na2O

2. 2Mg + O2 2MgO

3. 4Al + 3O2 2Al2O3.

4. 2K + Cl2 2KCl.

5. Ca + Cl2 CaCl2.

6. 2Al + 3Cl2 2AlCl3.

7. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

8. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

9. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

10. 4Mg + 10HNO3 loãng → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

11. Al + 4HNO3 đặc Al(NO3)3 + NO + 2H2O

12. 4Mg + 5H2SO4 đặc → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

13. 2Al + 6H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

14. 2K + 2H2O → 2KOH + H2.

15. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe

16. 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2.

17. 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O

18. 2Al2O3 4Al + 3O2.

19. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2.

20. NaOH + CO2 → NaHCO3.

21. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

22. 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.

23. Ca(OH)2 + Na2CO3 → 2NaOH + CaCO3.

24. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O

25. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O

26. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

27. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2.

28. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.

29. CaCO3 CaO + CO2.

30. 2NaNO3 2NaNO2 + O2.

31. 2KNO3 + 3C + S N2 + 3CO2 + K2S

32. Ca(NO3)2 Ca(NO2)2 + O2.

33. 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2.

34. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

35. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3.

36. Mg(OH)2 + 2NH4Cl → MgCl2 + 2NH3 + 2H2O.

37. Mg2+ + HPO42– + NH3 → MgNH4PO4. (kết tủa trắng)

38. Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

39. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

40. Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

41. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

42. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 6.1 Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Nguyên tử M là

 A. Ag   B. Cu   C. Na   D. K

Câu 6.2 Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,04 mol khí ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là

 A. KCl.  B. NaCl.  C. LiCl.  D. RbCl.

Câu 6.3 Cho 200g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60g NaOH. Khối lượng muối natri thu được là

 A. 126g.  B. 12,6g.  C. 168g.  D. 16,8g.

Câu 6.4 Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là

 A. 84% và 16%. B. 16% và 84%. C. 32% và 68%. D. 68% và 32%.

Câu 6.5 Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm là

 A. 48gam.  B. 4,8gam.  C. 24gam.  D. 2,4gam.

Câu 6.6 Dung dịch muối có pH > 7 là

 A. KCl.  B. NH4Cl.  C. NaHSO4.  D. Na2CO3.

Câu 6.7 Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là

 A. Ba   B. Mg   C. Ca   D. Be

Câu 6.8 Cho 4,0 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,1 gam muối clorua. Kim loại đó là

 A. Be   B. Mg   C. Ca   D. Ba

Câu 6.9 Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,03 mol khí CO2. Thành phần theo khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là

 A. 70,40% và 29,60%.   B. 29,60% và 70,40%.

 C. 59,15% và 40,85%.   D. 40,85% và 59,15%.

Câu 6.10 Có 5 chất bột trắng là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 . Chỉ dùng nước và khí CO2 phân biệt được số chất là

 A. 2   B. 3   C. 4   D. 5

Câu 6.11 Phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng dung dịch

 A. HCl.  B. Na2CO3.  C. Na3PO4.  D. NaCl.

Câu 6.12 Khi nung 40g quặng đôlômit thu được 11,2 lít khí CO2 (0°C; 0,8 atm). Thành phần theo khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong quặng là

 A. 92%.  B. 50%.  C. 40%.  D. 100%.

Câu 6.13 Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% (theo thể tích) đi qua dung dịch chứa 7,4g Ca(OH)2. Số gam chất kết tủa sau phản ứng là

 A. 4,05g.  B. 14,65g.  C. 2,50g.  D. 12,25g.

Câu 6.14 Một loại nước có chứa nhiều Ca(HCO3)2 thuộc loại

 A. Nước cứng vĩnh cửu.   B. Nước cứng toàn phần.

 C. Nước cứng tạm thời.   D. Nước tinh khiết.

Câu 6.15 Dung dịch có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là

 A. Ca(OH)2.  B. HCl.  C. Na2CO3.  D. NaNO3.

Câu 6.16 Đun sôi nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3; 0,02 mol Cl ta được nước

 A. cứng tạm thời. B. cứng vĩnh cửu. C. cứng toàn phần. D. mềm.

Câu 6.17 Ion Al3+ bị khử trong trường hợp

 A. Điện phân dung dịch AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.

 B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

 C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

 D. Cho thỏi Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 6.18 Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là

 A. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.  B. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIB.

 C. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.  D. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIB.

Câu 6.19 Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là

 A. Al(OH)3.  B. Al2O3.  C. ZnSO4.  D. NaHCO3.

Câu 6.20 Cho dần từng giọt dung dịch dung dịch NH3 đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl3 thấy

 A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.

 B. Lúc đầu có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan.

 C. Không có kết tủa, dung dịch chuyển sang màu xanh.

 D. Không có kết tủa, có khói trắng bay ra.

Câu 6.21 Cho dần từng giọt dung dịch CO2 vào ống đựng dung dịch Na[Al(OH)4] thấy

 A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.

 B. Lúc đầu có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan.

 C. Lúc đầu có kết tủa xanh sau đó tan ra thành dung dịch có màu xanh.

 D. Lúc đầu có kết tủa xanh không tan, dung dịch có màu vàng.

Câu 6.22 Có 2 lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 (1) và dung dịch NaOH (2). Không dùng thêm chất khác, phân biệt chúng bằng cách

 A. Cho từ từ từng giọt dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy có kết tủa rồi tan ra, nhận ra (1) là AlCl3, (2) là NaOH.

 B. Cho từ từ từng giọt dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy có kết tủa, rồi kết tủa không tan, nhận ra (1) là AlCl3, (2) là NaOH.

 C. Cho từ từ từng giọt dung dịch (2) vào dung dịch (1) thấy có kết tủa trắng, kết tủa trắng tăng dần rồi tan, nhận ra (1) là AlCl3, (2) là NaOH.

 D. Cho từ từ từng giọt dung dịch (2) vào dung dịch (1) thấy có kết tủa trắng, kết tủa trắng tăng dần, rồi không tan, nhận ra (1) là AlCl3, (2) là NaOH.

Câu 6.23 Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Mg, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được là

 A. 1   B. 2   C. 3   D. 4

Câu 6.24 Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khi khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu là

 A. 1,75M; 0,75M. B. 1,75M; 0,35M. C. 0,75M; 0,35M. D. 0,35M; 0,75M.

Câu 6.25 Hòa tan 5,4g bột Al vào 150ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được số gam chất rắn là

 A. 13,2.  B. 13,8.  C. 10,95.  D. 15,2.

Câu 6.26 Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch

 A. H2SO4 đặc nguội. B. NaOH.  C. HCl đặc.  D. amoniac.

Câu 6.27 Hòa tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan. Giá trị của x là

 A. 12,00g.  B. 11,10g.  C. 11,80g.  D. 14,20g.

Câu 6.28 Hòa tan hết 3,5g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối clorua. Giá trị của m bằng

 A. 13,44g.  B. 15,20g.  C. 9,60g.  D. 12,34g.

Câu 6.29 Cho 2,22g hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 4,02g.  B. 3,45g.  C. 3,07g.  D. 3,05g.

Câu 6.30 Cho 3,06g oxit của kim loại M (có hóa trị n) tan trong HNO3 dư thì thu được 5,22g muối khan. Công thức của oxit là

 A. CuO.  B. BaO.  C. MgO.  D. ZnO.

Câu 6.31 Hỗn hợp X gồm K và Al. Nếu cho m gam X tác dụng với nước dư được 5,6 lít khí. Mặt khác, m gam X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 8,96 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là

 A.10,95g.  B. 18,0g.  C. 16,0g.  D. 12,8g.

Câu 6.32 Hòa tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là

 A. 5,60 lít.  B. 4,48 lít.  C. 3,40 lít.  D. 2,51 lít.

Câu 6.33 Khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6g nước để thu được dung dịch có nồng độ 14% là

 A. 8,4g.  B. 4,8g.  C. 4,9g.  D. 9,4g.

Câu 6.34 Khối lượng Al2O3 và khối lượng cacbon bị tiêu hao cần để sản xuất được 0,54 tấn Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot bằng cacbon (coi như hiệu suất điện phân là 100%, và khí thoát ra ở anot chỉ là CO2) có giá trị lần lượt là

 A. 102kg, 180kg B. 102kg; 18kg C. 1020kg; 180kg D. 1080kg; 18kg

Câu 6.35 Cho 31,2g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH 4M dư thu được 16,8 lít H2 (0°C; 0,8atm). Biết đã dùng dư 10ml dung dịch NaOH. Thể tích dung dịch NaOH đã lấy ban đầu là

 A. 200 ml.  B. 20 ml.  C. 21 ml.  D. 210 ml.

Câu 6.36 Cho a gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được thể tích H2 bằng thể tích của 9,6g O2 ở đktc. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít H2 ở đktc. Giá trị của a là

 A. 11,0g.  B. 5,5g.  C. 16,5g.  D. 22,0g.

Câu 6.37 Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch thu được cho bay hơi H2O được 55,6 gam FeSO4.7H2O. Thể tích H2 (đktc) là

 A. 3,36 lít.  B. 4,48 lít.  C. 6,72 lít.  D. 8,96 lít.

Câu 6.38 Cho a gam FeSO4.7H2O tác dụng với H2O thu được 300ml dung dịch. Thêm H2SO4 vào 20ml dung dịch trên thấy làm mất màu 30ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị a là

 A. 6,255g.  B. 0,6255g.  C. 62,55g.  D. 625,5g.

Câu 6.39 Khi khử hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu đựơc 11,2g Fe. Còn nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư thì được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8g so với ban đầu. Giá trị a là

 A. 0,0136g.  B. 0,136g.  C. 1,36g.  D. 13,6g.

Câu 6.40 Cho dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 8g Fe2(SO4)3, tiếp tục thêm vào dung dịch sau phản ứng 13,68g Al2(SO4)3 nữa thì thu được kết tủa X. Nhiệt phân hoàn toàn X, thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là

 A. 2,12g.  B. 21,2g.  C. 42,2g.  D. 4,22g.

Câu 6.41 Cho 50g lá kim loại X vào trong dung dịch HCl thu được 336ml H2(đktc) và thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Tên kim loại đó là

 A. Al   B. Fe   C. Mg   D. Na

Câu 6.42 Trong pin điện hóa, anot là nơi xảy ra

 A. sự oxi hóa chất khử.   B. sự khử chất oxi hóa.

 C. sự điện li dung dịch.   D. sự điện phân dung dịch.

Câu 6.43 Trong pin điện hóa, catot là nơi xảy ra

 A.sự oxi hóa chất khử.   B. sự khử chất oxi hóa.

 C. sự điện li dung dịch.   D. sự điện phân dung dịch.

Câu 6.44 Trong cầu muối của pin điện hóa Zn – Cu xảy ra sự di chuyển các

 A. ion của muối. B. electron.  C. nguyên tử Cu. D. nguyên tử Zn.

Câu 6.45 Biết E° (Zn–Cu) = 1,10V và E° (Cu2+/Cu) = +0,34V, thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Zn2+/Zn là

 A. –0,76V.  B. +0,76V.  C. –1,44V.  D. +1,44V.

Câu 6.46 Hòa tan 2,5g muối Na2CO3.xH2O trong 250cm³ nước cất. Biết 25cm³ dung dịch này tác dụng vừa đủ với 17,5cm³ dung dịch HCl 0,1M. Công thức hóa học của muối ban đầu là

 A. Na2CO3.10H2O. B. Na2CO3.7H2O. C. Na2CO3.5H2O. D. Na2CO3.H2O.

Câu 6.47 Cho một cây đinh thép nặng 1,14g vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được chất rắn và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào X đến khi dung dịch X bắt đầu có màu hồng, thấy đã dùng hết 40ml dung dịch KMnO4. Phần trăm Fe trong đinh thép là

 A. 98,2%.  B. 49,1%.  C. 88%.  D. 90%.

Câu 6.48 Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 250ml dung dịch NaOH a mol/lít, thu được 0,78g chất kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng là

 A. 1,20M hoặc 2,80M.   B. 0,12M hoặc 0,28M.

 C. 0,04M hoặc 0,08M.   D. 0,24M hoặc 0,56M.

Câu 6.49 Điện phân dung dịch NaOH với cường độ không đổi là 10A trong 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100g dung dịch 24%. Nồng độ của dung dịch NaOH trước điện phân là

 A. 2,4%.  B. 24,0%.  C. 1,26%.  D. 12,6%.

Câu 6.50 Cho 5g Na có lẫn Na2O và tạp chất trơ tác dụng với H2O thu được dung dịch X và 1,875 lít khí Y (đktc). Dung dịch X trung hòa vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M. Thành phần % theo khối lượng của tạp chất trơ là

 A. 77%.  B. 20,2%.  C. 2,8%.  D. 7,7%.

Câu 6.51 Cho 5,8g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được một chất khí và dung dịch X. Cô cạn X thu được 7,6g muối sunfat trung hòa khan. Công thức hóa học của muối cacbonat là

 A. FeCO3.  B. ZnCO3.  C. CaCO3.  D. MgCO3.

Câu 6.52 Nung 6,58g Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96g chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước được 300ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là

 A. 1   B. 2   C. 3   D. 4

Câu 6.53 Cho 21g hỗn hợp kim loại K và Al hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, lúc đầu không thấy kết tủa, đến khi kết tủa hoàn toàn thì cần 400ml dung dịch HCl. Khối lượng K trong hỗn hợp đầu là

 A. 15,6 g.  B. 5,4 g.  C. 7,8 g.  D. 10,8 g.

Câu 6.54 Cho 23,4g X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,675 mol SO2. Nếu cho 23,4g X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Dẫn từ từ toàn bộ Y vào ống chứa bột CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2g so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của Al trong X là

 A. 23,08%.  B. 35,89%.  C. 58,97%.  D. 41,03%.

Câu 6.55 Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm b mol Cl2 và 0,4 mol O2 thu được 64,6g hỗn hợp chất rắn. Giá trị của a là

 A. 0,6 mol  B. 0,4 mol  C. 0,3 mol  D. 0,2 mol

Câu 6.56 Cho 4,72g hỗn hợp bột các chất Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng với CO dư ở nhiệt độ cao thu được 3,92g Fe. Cũng lượng hỗn hợp trên ngâm trong dung dịch CuSO4 dư thì khối lượng chất rắn thu được là 4,96g. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là

 A. 1,68g.  B. 16,8g.  C. 1,6g.  D. 1,44g.

Câu 6.57 Cho dung dịch X chứa các ion Mg2+, SO42–, NH4+, Cl. Thí nghiệm 1: X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 1,16g kết tủa và 0,06 mol khí. Thí nghiệm 2: X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 9,32g kết tủa. Tổng khối lượng các ion trong dung dịch X là

 A. 12,22g.  B. 6,11g.  C. 4,32g.  D. 5,40g.

Câu 6.58 Cho 5,15g hỗn hợp X gồm Zn và Cu vào 140ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong được 15,76g hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là

 A. 1,60g.  B. 1,95g.  C. 3,20g.  D. 2,56g.

Câu 6.59 Nguyên tố R có tổng số hạt (p, n, e) là 40. R có hóa trị II, cấu hình electron của R là

 A.1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s2. C.1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 6.60 Cation X2+ và anion Y2– đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. X và Y lần lượt là

 A. Ca, O.  B. Ba, S.  C. Mg, O.  D. Be, S.

Câu 6.61 Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cho 7,35g hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl được dung dịch Y và 2,8 lít khí H2 (đktc). Khi trộn dung dịch X vào dung dịch Y tạo thành 1,56g chất kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là

 A. 0,30M  B. 0,15M  C. 1,50M  D. 3,00M

Câu 6.62 Khử 4,8g một oxit của kim loại trong dãy điện hóa ở nhiệt độ cao, cần 2,016 lít khí H2 (đktc). Kim loại thu được hòa tan trong dung dịch HCl thu được 1,344 lít H2 (đktc). Công thức của oxit kim loại là

 A. Fe2O3.  B. Fe3O4.  C. CuO.  D. ZnO.

Câu 6.63 Cho x mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64g kết tủa. Giá trị của x là

 A. 0,12 hoặc 0,38. B. 0,12.  C. 0,88.  D. 0,12 hoặc 0,90.

Câu 6.64 Thứ tự pH theo chiều tăng dần các dung dịch có cùng nồng độ mol của NH3, NaOH, Ba(OH)2

 A. NH3, NaOH, Ba(OH)2.   B. Ba(OH)2, NaOH, NH3.

 C. NH3, Ba(OH)2, NaOH.   D. NaOH, Ba(OH)2, NH3.

Câu 6.65 Sau một thời gian điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 8g. Để kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 100ml dung dịch H2S 0,5M. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước điện phân là

 A. 0,275M.  B. 0,75M.  C. 3,52M.  D. 0,35M.

Câu 6.66 Điện phân 200ml dung dịch có chứa 2 muối là Cu(NO­3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng thêm 3,44g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là

 A. 1,0M.  B. 0,1M.  C. 0,02M.  D. 0,2M.

Câu 6.67 Điện phân 100ml một dung dịch có hòa tan 13,5g CuCl2 và 14,9g KCl có màng ngăn và địên cực trơ mất 2 giờ, cường độ dòng điện là 5,1A. Nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200ml là

 A. [KCl] = 0,1M; [KOH] = 0,9M.  B. [KOH] = 0,9M.

 C. [KCl] = 0,9M; [KOH] = 0,9M.  D. [KOH] = 0,18M.

Câu 6.68 Cho M là kim loại hóa trị II. Lấy 2 lá kim loại M có khối lượng bằng nhau. Nhúng lá (1) vào dung dịch Pb(NO3)2, lá (2) vào dung dịch Cu(NO3)2 đến khi số mol Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong hai dung dịch giảm như nhau thì lấy ra. Về khối lượng, lá (1) tăng 19%; lá (2) giảm 9,6% so với ban đầu. Kim loại M là

 A. Cd   B. Mg   C. Zn   D. Cu

Câu 6.69 Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là

 A. 0,448  B. 0,224  C. 1,344  D. 0,672


CHƯƠNG VII. CROM – SẮT – ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT

A. LÝ THUYẾT

1. Crom – Sắt – Đồng

 Cấu hình electron nguyên tử Cr: [Ar]3d54s1; Fe: [Ar]3d64s2, Cu: [Ar]3d104s1.

 Thế điện cực chuẩn E° (Cr3+/Cr) = –0,74; E° (Fe2+/Fe) = –0,44V; E° (Fe3+/Fe2+) = 0,77V; E° (Cu2+/Cu) = 0,34V.

2. Tính chất hóa học của crom và hợp chất

 Crom có tính khử mạnh hơn sắt và đồng.

 Crom tác dụng với axit thông thường (HCl; H2SO4 loãng; ...) có số oxi hóa +2; HNO3 loãng/đặc nóng hoặc H2SO3 đặc nóng oxi hóa crom lên +3.

 Crom, sắt, nhôm bị thụ động hóa trong HNO3/H2SO4 đặc nguội.

 Số oxi hóa: +2 (CrO là oxit bazo; Cr(OH)2 có tính bazo); +3 (Cr2O3 và Cr(OH)3 lưỡng tính); +6 (CrO3 chỉ có tính axit).

3. Tính chất hóa học của sắt và hợp chất

 Sắt tác dụng với các phi kim như S, O2, Cl2, ...

 Fe + S FeS.

 Trong không khí sắt bị oxi hóa chậm thành Fe3O4. Nung ở nhiệt độ cao trong khí oxi hoặc trong không khí sẽ oxi hóa thành Fe2O3.

 Sắt cháy trong khí clo dư tạo thành FeCl3.

 Fe + H2O FeO + H2.

 Sắt tác dụng với axit thông thường (HCl; H2SO4 loãng; ...) có số oxi hóa +2; HNO3 loãng/đặc nóng hoặc H2SO3 đặc nóng oxi hóa sắt lên +3.

 Các oxit và hidroxit của sắt có tính bazo.

4. Tính chất hóa học đồng và hợp chất

 Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O.

 Cu không tác dụng với HCl khi không có oxi. Cu không tác dụng với các axit thông thường nhưng tác dụng được với HNO3 và H2SO4 đặc. Ngoài ra Cu tan được trong dung dịch có mặt NO3 và H+ chẳng hạn như dung dịch NaNO3 và HCl.

 Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH.

 Trong dung dịch Cu(OH)2 tạo phức xanh lam đặc trưng khi có NH3.

 Ở nhiệt độ thường Cu(OH)2 có thể tạo phức màu xanh với rượu đa chức có hai nhóm OH kề nhau.

5. Sơ lược về kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

  Ag  Au  Ni  Zn  Sn  Pb

Số oxi hóa +1  +1 và +3 +2  +2  +2 và +4 +2 và +4

Thế điện cực chuẩn E°: Ag+/Ag: +0,08 V Au3+/Au: +1,5 V Ni2+/Ni: –0,26 V Zn2+/Zn: –0,76 V              Sn2+/Sn: –0,14 V              Pb2+/Pb: –0,13 V

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. Fe + S FeS.

2. 3Fe + 2O2 Fe3O4.

3. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3.

4. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

5. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2.

6. 2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

7. Fe + 4HNO3 (loãng, dư) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

8. Fe + 6HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

9. 3Fe (dư) + 8HNO3 (loãng) → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

10. Fe (dư) + 2H2SO4 (đặc, nóng) → FeSO4 + SO2 + 2H2O.

11. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

12. Fe (dư) + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

13. Fe + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 3Ag.

14. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2.

15. Fe + H2O FeO + H2.

16. 3FeO + 10HNO3 đặc → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.

17. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

18. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O.

19. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.

20. FeO + CO Fe + CO2.

21. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.

22. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + 2H2O.

23. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.

24. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.

25. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

26. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.

27. 3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2.

28. Fe2O3 + CO 2FeO + CO2.

29. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2.

30. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

31. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

32. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2.

33. FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl.

34. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.

35. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2.

36. FeCl3 + KI → FeCl2 + KCl + 0,5I2.

37. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.

38. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O.

39. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

40. 2FeS2 + 14H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O.

41. 2Na2CrO4 (vàng) + H2SO4 → Na2Cr2O7 (da cam) + Na2SO4 + H2O.

42. 4Cr + 3O2 2Cr2O3.

43. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3.

44. 2Cr + 3S Cr2S3.

45. Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.

46. Cr + H2SO4 (loãng) → CrSO4 + H2.

47. 2Cr + 3SnCl2 → 2CrCl3 + 3Sn.

48. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O 4Cr(OH)3.

49. Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O.

50. Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4] (hay NaCrO2).

51. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O.

52. 2Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O.

53. 2CrO + O2 2Cr2O3.

54. CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

55. Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O.

56. 2Cr2O3 + 8NaOH + 3O2 4Na2CrO4 + 4H2O.

57. Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3.

58. 3CrO3 + 2H2O → H2Cr2O7 + H2CrO4.

59. 2Na2Cr2O7 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2.

60. 4CrO3 2Cr2O3 + 3O2.

61. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O.

62. 4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O.

63. CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl.

64. 2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3.

65. 2CrCl3 + Zn → ZnCl2 + 2CrCl2.

66. CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl.

67. 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

68. 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

69. 2Na2Cr2O7 + 3C → 2Na2CO3 + CO2 + 2Cr2O3.

70. Na2Cr2O7 + S → Na2SO4 + Cr2O3.

71. Na2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2NaCl + 3Cl2 + 7H2O.

72. K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 +3S + K2SO4 + 7H2O.

73. K2Cr2O7 + 3K2SO3 + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 4H2O.

74. K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3+4K2SO4 + 3I2 + 7H2O.

75. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O.

76. (NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O.

77. CuS + 4H2SO4 đặc → CuSO4 + 4SO2 + 4H2O.

78. CuS + 2AgNO3 → 2AgS + Cu(NO3)2.

79. Cu + Cl2 CuCl2.

80. 2Cu + O2 2CuO.

81. Cu + S CuS.

82. Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

83. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

84. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

85. 3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O. (*)

86. 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O.

87. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

88. CuO + H2 Cu + H2O

89. 3CuO + 2NH3 N2 + 3Cu + 3H2O.

90. CuO + Cu Cu2O.

91. Cu2O + H2SO4 loãng → CuSO4 + Cu + H2O.

92. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O.

93. Cu(OH)2 CuO + H2O.

94. Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH.

95. 2Cu(NO3)2 2CuO + 2NO2 + 3O2.

96. CuCl2  Cu + Cl2.

97. 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2.

98. 2Ni + O2 2NiO.

99. Ni + Cl2 NiCl2.

100. Zn + O2 2ZnO.

101. Zn + S  ZnS.

102. 2Pb + O2 2PbO.

103. 3Pb + 8HNO3 (loãng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

104. Sn + 2HCl → SnCl2 + H2.

105. Sn2+ + 2MnO4 + 16H+ → 5Sn4+ + 2Mn2+ + 8H2O.

106. Ag + 2HNO3 đặc → AgNO3 + NO2 + H2O.

107. 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

108. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.

109. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2.

110. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2.

111. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + 4HNO3 + O2.

112. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 2H2O + NO.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 7.1 Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

 A. [Ar]3d6.  B. [Ar]3d5.  C. [Ar]3d4.  D. [Ar]3d3.

Câu 7.2 Quặng sắt nào sau đây có hàm lượng sắt lớn nhất?

 A. Hematit.  B. Manhetit.  C. Xiđerit.  D. Pirit sắt.

Câu 7.3 Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?

 A. ZnO.  B. Zn(OH)2.  C. ZnSO4.  D. Zn(HCO3)2.

Câu 7.4 Phân biệt 3 mẫu hợp kim: Al–Fe, Al–Cu, Cu–Fe bằng phương pháp hóa học thì cần dùng

 A. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl. B. Dung dịch KOH, H2SO4 loãng.

 C. HNO3 đặc nguội, dung dịch NaOH. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7.5 Oxi hóa hoàn toàn 0,728g bột Fe ta thu được 1,016g hỗn hợp các oxit sắt (hỗn hợp X). Hòa tan X bằng dung lịch HNO3 loãng, dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là

 A. 0,336 lít.  B. 33,6 ml.  C. 0,896 lít.  D. 22,4 ml.

Câu 7.6 Chọn câu sai trong các câu sau.

 A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3.

 B. Ag có thể tan trong dung dịch FeCl3.

 C. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3.

 D. Trong dung dịch, AgNO3 phản ứng với FeCl2.

Câu 7.7 Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch muối sắt (II), người ta thường cho vào đó

 A. HCl.  B. thanh Fe.  C. H2SO4.  D. AgNO3.

Câu 7.8 Lấy 5,52g hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi, chia làm 2 phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,016 lít hiđro (đktc). Đốt cháy hết phần (2) trong oxi thu được 4,36g hỗn hợp gồm Fe3O4 và oxit của M. Khối lượng mol của M; số gam của Fe, M trong 5,52g hỗn hợp A lần lượt là

 A. 27; 3,36; 2,16. B. 27; 1,68; 3,84. C. 54; 3,36; 2,16. D. 18; 3,36; 2,16.

Câu 7.9 Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6g. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng là bao nhiêu?

 A. 8,16 lít.  B. 7,33 lít.  C. 4,48 lít.  D. 10,36 lít.

Câu 7.10 Ngâm một đinh sắt nặng 4g trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,286g. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là bao nhiêu?

 A. 0,286g.  B. 0,252g.  C. 2,002g.  D. 2,200g.

Câu 7.11 Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để có thể sản xuất được m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m là

 A. 50,4.  B. 25,2.  C. 35,0.  C. 54,69.

Câu 7.12 Một thanh đồng nặng 140,8g ngâm trong dung dịch AgNO3 một thời gian lấy ra rửa nhẹ sấy khô cân được 171,2g. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D = 1,2 g/ml) đã tác dụng với thanh đồng là

 A. 177 lít.  B. 177 ml.  C. 88,5 lít.  D. 88,5 ml.

Câu 7.13 Đốt 12,8g đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X là

 A. 15,52g.  B. 10,08g.  C. 16,00g.  D. 14,96.

Câu 7.14 Dùng CO khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1 : 1. Sau phản ứng thu được 1,76g chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch HCl thấy bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là

 A. FeO.  B. Fe2O3.  C. Fe3O4.  D. Không xác định.

Câu 7.15 Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 oxit sắt vào dung dịch HCl được dung dịch X, cô cạn X thì thu được m1 gam hỗn hợp hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, nếu sục thật chậm khí clo dư vào X rồi lại cô cạn thì lại thu được (m1 + 1,42) gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 5,64g.  B. 6,89g.  C. 6,08g.  D. 5,92g.

Câu 7.16 Đốt nóng hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 không có không khí. Những chất sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 6,72 lít hiđro (đktc), nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lít hiđro (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp X lần lượt là

 A. 27,0g và 46,4g. B. 27,0g và 69,6g. C. 9,0g và 69,6g. D. 16,0g và 42,0g.

Câu 7.17 Chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan X bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 40   B. 32   C. 48   D. 64

Câu 7.18 Cho sơ đồ phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Số nguyên tử đồng bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử lần lượt là

 A. 3 và 8.  B. 3 và 6.  C. 3 và 3.  D. 3 và 2.

Câu 7.19 Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

 A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag.

Câu 7.20 Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

 A. 4.   B. 1.   C. 2.   D. 3.

Câu 7.21 Cho khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, thu được 6,72g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan X vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO duy nhất. Giá trị m là

 A. 8,0 g.  B. 8,2 g.  C. 7,2 g.  D. 6,8 g.

Câu 7.22 Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa–khử là

 A. 5.   B. 8.   C. 6.   D. 7.

Câu 7.23 Một bột màu lục A thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit hoặc kiềm. Khi nấu chảy với kiềm và có mặt không khí nó chuyển thành chất B có màu vàng và dễ tan trong nước, chất B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A và oxi hóa axit HCl thành khí clo. Công thức phân tử các chất A, B và C lần lượt là

 A. Cr2O3, Na2CrO4 và K2Cr2O7.  B. Cr2O3, K2CrO4 và K2Cr2O7.

 C. Cr2O3, Na2Cr2O7 và Na2CrO4.  D. Cr2O3, K2CrO4 và Na2Cr2O7.

Câu 7.24 Dung dịch X có màu đỏ cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang màu vàng tươi. Nếu thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dung dịch dần dần trở lại đỏ cam. Dung dịch X chứa chất có công thức phân tử là

 A. K2Cr2O7.  B. K2CrO4.  C. KCr2O4.  D. H2CrO4.

Câu 7.25 Ngâm một lá kẽm nặng 100g trong 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, đem cân thấy lá kẽm có khối lượng là

 A. 113,9g.  B. 74,0g.  C. 139,9g.  D. 90,0g.

Câu 7.26 Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ phản ứng với chất rắn X là

 A. 400ml.  B. 300ml.  C. 200ml.  D. 100ml.

Câu 7.27 Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,8g. Thể tích khí CO phản ứng (đktc) là

 A. 6,72 lít.  B. 3,36 lít.  C. 2,24 lít.  D. 1,12 lít.

Câu 7.28 Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

 A. 9,52.  B. 10,27.  C. 8,98.  D. 7,25.

Câu 7.29 Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,2 mol FeS2 và 0,3 mol FeS bằng lượng dư axit HNO3 đặc thu được V lít khí X duy nhất. Giá trị của V (ở đktc) là

 A. 56,00 lít.  B. 127,68 lít.  C. 63,84 lít.  D. 12,768 lít.

Câu 7.30 Để thu được dung dịch CuSO4 16% cần lấy m1 gam tinh thể CuSO4.5H2O cho vào m2 gam dung dịch CuSO4 8%. Tỉ lệ m1/m2

 A. 1 : 3.  B. 1 : 4.  C. 1 : 5.  D. 1 : 6.

Câu 7.31 Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

 A. 2,52.  B. 2,22.  C. 2,62.  D. 2,32.

Câu 7.32 Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm 3 oxit sắt và sắt dư. Hòa tan X vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m và nồng độ dung dịch HNO3 lần lượt là

 A. 10,08g; 0,5M. B. 5,04g; 1,0M. C. 10,08g; 3,2M. D. 5,04g; 1,6M.

Câu 7.33 Cho hỗn hợp X gồm 3 oxit của sắt (Fe2O3, FeO, Fe3O4) với số mol bằng nhau. Lấy m1g X cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua, khí CO2 ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được m2g kết tủa trắng. Chất rắn (Y) còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe, FeO và Fe2O3, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng được 6,72 lít khí có màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Tính khối lượng m1, m2.

 A. 20,88g; 10,5g. B. 10,44g; 10,5g. C. 10,44g; 20,685g. D. 20,88g; 20,685g.

Câu 7.34 Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A gồm Zn, Mg, Al bằng oxi thu được (m + 1,6) gam oxit. Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch axit HCl thì thể tích H2 (đktc) thu được là

 A. 0,224 lít.  B. 2,24 lít.  C. 4,48 lít.  D. 0,448 lít.

Câu 7.35 Để m gam phoi bào sắt (X) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (Y) có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho Y tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là

 A. 5,04g.  B. 8,16g.  C. 7,20g.  D. 10,08g.

Câu 7.36 Cho 4,56g hỗn hợp Fe và kim loại X hóa trị II hòa tan hết trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,016 lít khí (đktc). Mặt khác; 1,9g kim loại X nói trên không khử hết 4g CuO ở nhiệt độ cao. Tên của X là

 A. Canxi.  B. Magie.  C. Bari.  D. Beri.

Câu 7.37 Cho 19,2g Cu vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M. Thể tích khí NO duy nhất thu được ở đktc là

 A. 1,12 lít.  B. 2,24 lít.  C. 4,48 lít.  D. 3,36 lít.

Câu 7.38 Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 oxit sắt bằng CO dư ở nhiệt độ cao thành sắt kim loại. Hòa tan hết sắt thu được bằng dung dịch HCl dư thu được 7,62g chất rắn. Chất khí thoát ra được hấp thụ hết bằng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 15,76g kết tủa trắng. Giá trị của m là

 A. 5,20g  B. 6,00g  C. 4,64g  D. 5,26g

Câu 7.39 Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Mặt khác hòa tan toàn bộ m gam bột sắt oxit (FexOy) bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25g muối khan. Giá trị của m là

 A. 8,00g.  B. 15,1g.  C. 16,00g.  C. 11,6g.

Câu 7.40 Hòa tan hết 5,3g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối sunfat. Giá trị của m bằng

 A. 32,18g.  A. 19,02g.  C. 18,74g.  D. 19,30g.

Câu 7.41 Hòa tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc) và 3,85g muối clorua khan. V nhận giá trị bằng

 A. 1,344 lít.  B. 2,688 lít.  C. 1,12 lít.  D. 3,36 lít.

Câu 7.42 Cho 2,81g hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan thu được là

 A. 4,50g.  B. 3,45g.  C. 5,21g.  D. 4,25g.

Câu 7.43 Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ 0,1 mol; Al3+ 0,2 mol và 2 anion Cl x mol, SO42– y mol. Khi cô cạn dung dịch, thu được 46,9g chất rắn khan. Giá trị x và y là

 A. x = 0,02 và y = 0,03.   B. x = 0,03 và y = 0,02.

 C. x = 0,20 và y = 0,30.   D. x = 0,30 và y = 0,20.

Câu 7.44 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X chỉ chứa hai muối sunfat và khí duy nhất NO. Giá trị của a là

 A. 0,04.  B. 0,075.  C. 0,12.  D. 0,06.

Câu 7.45 Một loại muối sắt (II) dùng phổ biến trong thí nghiệm (NH4)2SO4.FeSO4.nH2O. Hòa tan 1,96 gam muối trên vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, lọc kết tủa, sấy khô được 2,33 gam chất rắn. Giá trị của n trong công thức là

 A. 3   B. 6   C. 18   D. 24

Câu 7.46 Một miếng Fe có khối lượng m gam, để lâu ngoài không khí bị oxi hóa thành hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12 gam. Cho A tan hoàn toàn trong HNO3 loãng, dư. Sau phản ứng sinh ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), m có giá trị là

 A. 5,6 g  B. 20,2 g  C. 10,08 g  D. 11,2 g

Câu 7.47 Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí NO2 và 2,24 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 8,4 g  B. 4,8 g  C. 5,6 g  D. 6,4 g

Câu 7.48 Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO sản phẩm khử duy nhất. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

 A. 360 ml  B. 240 ml  C. 400 ml  D. 120 ml

Câu 7.49 Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 151,5.  B. 137,1.  C. 97,5.  D. 108,9.

Câu 7.50 Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

 A. 10,8 và 4,48 B. 10,8 và 2,24 C. 17,8 và 2,24 D. 17,8 và 4,48

Câu 7.51 Hòa tan 9,14g hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng một lượng dư dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc), 2,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn C thu được số gam muối

 A. 31,45  B. 40,59  C. 18,92  D. 28,19

Câu 7.52 Cho 0,3 mol bột kim loại Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch loãng chứa 0,9 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 8,96.  B. 4,48.  C. 10,08.  D. 6,72.


CHƯƠNG VIII. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ & CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

A. LÝ THUYẾT

1. Nhận biết một số anion

ion Thuốc thử  Dấu hiệu

OH Quỳ tím  Hóa xanh

SO32– H+   Khí SO2 làm mất màu nước brom

CO32– H+.   Khí CO2 không làm mất màu nước brom.

SO42– Ba2+.   kết tủa màu trắng

S2– Ag+.   kết tủa màu đen

Cl Ag+.   kết tủa màu trắng

Br Ag+.   kết tủa vàng nhạt.

I Ag+.   kết tủa màu vàng

PO43– Ag+.   kết tủa màu vàng tan trong HNO3.

NO3– H+ và Cu  khí không màu hóa nâu.

2. Nhận biết một số cation

ion Thuốc thử  Dấu hiệu

Na+ Đốt trên ngọn lửa Vàng tươi

K+ Đốt trên ngọn lửa Tím hồng

Ca2+ SO42–   Kết tủa màu trắng

Ba2+ SO42–   Kết tủa màu trắng

Mg2+ OH   Kết tủa màu trắng

Cu2+ OH/NH3.  tạo phức màu xanh thẫm.

Fe2+ OH.   kết tủa trắng xanh

Fe3+ SCN (thiocianua) kết tủa màu đỏ máu Fe(SCN)3.

Fe3+ OH   kết tủa màu đỏ nâu

NH4+ OH.   khí NH3 mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm

Al3+ OH.   kết tủa keo trắng tan ngay khi OH dư.

Zn2+ OH.   kết tủa keo trắng tan ngay khi OH dư.

Cr3+ OH.   Kết tủa màu xanh, tan ngay khi OH dư.

Pb2+ H2S   kết tủa màu đen

3. Nhận biết một số chất khí

Khí Thuốc thử   Hiện tượng

Cl2 Dung dịch KI + hồ tinh bột Không màu → hóa xanh

SO2 Dung dịch Br2 hay KMnO4. Mất màu dung dịch

H2S dung dịch Pb(NO3)2.  Cho kết tủa đen

HCl Dung dịch AgNO3.  Cho kết tủa trắng

NH3 Quỳ tím ẩm   Hóa xanh

NH3 HCl (đặc)   Tạo khói trắng 

NO Không khí   Hóa nâu

CO dd PdCl2.   Tạo Pd rắn.  CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2.

CO2 dd Ca(OH)2.    Vẩn đục.

O2 Cu (đỏ), t°   Hóa đen.

H2O CuSO4 khan   Trắng hóa xanh.

SO3 Dung dịch BaCl2.  Kết tủa màu trắng.

N2 (còn lại sau cùng)

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 8.1 Có 4 mẫu chất rắn màu trắng BaCO3, BaSO4, Na2CO3, NaHCO3, nếu chỉ dùng H2O và một chất khí (không dùng nhiệt độ, điện phân) để phân biệt chúng thì chất khí phải chọn là

 A. O3.   B. CO2.  C. SO2.  D. H2.

Câu 8.2 Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây đề phân biệt các lọ dung dịch trên?

 A. HCl.  B. Quỳ tím.  C. NaOH.  D. H2SO4.

Câu 8.3 Để loại bỏ Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO người ta dùng

 A. H2SO4 đặc nóng B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc nguội. D. NaOH.

Câu 8.4 Để phân biệt 3 khí CO, CO2, SO2 ta có thể dùng thuốc thử là

 A. dd PdCl2 và dd Br2.   B. dd KMnO4 và dd Br2.

 C. dd BaCl2 và dd Br2.   D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8.5 Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là

 A. dd HCl.     B. dd HNO3 đặc, nguội.

 C. H2O.     D. dd KOH.

Câu 8.6 Có 5 dd đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dd

 A. BaCl2.  B. NH3.  C. NaOH.  D. HCl.

Câu 8.7 Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3, để nhận biết 4 chất lỏng trên, ta có thể dùng

 A. dd HCl.  B. dd BaCl2.  C. dd HNO3.  D. CO2 và H2O.

Câu 8.8 Để làm khô khí amoniac người ta dùng hóa chất là

 A. vôi sống.  B. axit sunfuric đặc. C. đồng sunfat khan. D. P2O5.

Câu 8.9 Để nhận biết 3 dd natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là

 A. axit clohiđric. B. quỳ tím.  C. kali hiđroxit. D. bari clorua.

Câu 8.10 Để thu được Al(OH)3 từ hỗn hợp bột Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, chỉ cần dùng duy nhất một dd là

 A. dd ammoniac. B. không thể được. C. dd KOH.  D. dd H2SO4 đặc nguội.

Câu 8.11 Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dd HCl, HNO3, KCl, KNO3. Dùng cặp hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dung dịch trên?

 A. Giấy quỳ tím và dd Ba(OH)2.

 B. Dung dịch AgNO3 và phenolphthalein.

 C. Dung dịch Ba(OH)2 và dd AgNO3.

 D. Giấy quỳ tím và dd AgNO3.

Câu 8.12 Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag và không làm thay đổi lượng Ag, người ta ngâm mẫu bạc vào một lượng dư dung dịch

 A. AgNO3.  B. HCl.  C. H2SO4 đặc nguội. D. FeCl3.

Câu 8.13 Có 4 ống nghiệm mất nhãn, mỗi ống đựng từng dd sau: Na2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4 (loãng), HCl. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng?

 A. Quỳ tím.     B. dd AlCl3.

 C. dd phenolphthalein.   D. Cả A, B, C đều được.

Câu 8.14 Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

 A. NaAlO2.  B. Na2CO3.  C. NaCl.  D. NaOH.

Câu 8.15 Chỉ dùng một dd làm thuốc thử để nhận biết các dd muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là

 A. NaOH.  B. Ba(OH)2.  C. BaCl2.  D. AgNO3.

Câu 8.16 Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe với khối lượng Ag không đổi, có thể dùng lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

 A. AgNO3.  B. CuCl2.  C. FeCl3.  D. FeCl2.

Câu 8.17 Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dd riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Hóa chất cần dùng và thứ tự thực hiện để nhận biết các chất đó là

 A. dùng AgNO3 trước, giấy quỳ tím sau. B. dùng AgNO3.

 C. dùng giấy quỳ tím trước, AgNO3 sau. D. A, C đều đúng.

Câu 8.18 Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dd

 A. Ba(OH)2.  B. NaOH.  C. AgNO3.  D. BaCl2.

Câu 8.19 Có ba dd kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dd trên đơn giản nhất là

 A. dd BaCl2.  B. dd HCl.  C. giấy quỳ tím. D. dd H2SO4.

Câu 8.20 Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?

 A. H2O.  B. dd Ba(OH)2. C. dd Br2.  D. dd NaOH.

Câu 8.21 Cho các dung dịch: FeCl3; FeCl2; AgNO3; NH3; và hỗn hợp NaNO3 và KHSO4. Số dd không hòa tan được đồng kim loại là

 A. 4.   B. 3.   C. 2.   D. 1.

Câu 8.22 Để nhận biết 4 dd: Na2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 (đều có nồng độ khoảng 0,1M) bị mất nhãn, chỉ cần dùng một chất duy nhất là

 A. natri hiđroxit. B. axit sunfuric. C. chì clorua.  D. bari hiđroxit.

Câu 8.23 Cho các dd Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Một thuốc thử để phân biệt các dd đó là

 A. dd BaCl2.  B. dd NaOH.  C. dd CH3COOAg. D. quỳ tím

Câu 8.24 Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dd NaOH, HCl, H2SO4 thì đó là

 A. Zn.   B. Na2CO3.  C. quỳ tím.  D. BaCO3.

CHƯƠNG IX. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Câu 9.1 Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

 A. Than đá.  B. Xăng.  B. Khí butan (gas) D. Hiđro.

Câu 9.2 Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây?

 A. Lên men chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogas.

 B. Thu khí metan từ khí bùn ao.

 C. Lên men tinh bột từ ngũ cốc.

 D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.

Câu 9.3 Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là

 A. Năng lượng mặt trời.   B. Năng lượng thủy điện.

 C. Năng lượng gió.    D. Năng lượng hạt nhân.

Câu 9.4 Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?

 A. Penixilin, Amoxilin.   B. Vitamin C, glucozơ.

 C. Seđuxen, moocphin.   D. Thuốc cảm Pamin, Panadol.

Câu 9.5 Cách bảo quản thực phẩm bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

 A. Dùng fomon; nước đá.   B. Dùng phân urê.

 C. Dùng nước đá hay ướp muối.  D. Dùng nước đá khô và fomon.

Câu 9.6 Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+. Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?

 A. Nước vôi dư. B. HNO3.  C. Giấm ăn.  D. Etanol.

Câu 9.7 Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?

 A. CH4.  B. NH3.  C. SO2.  D. CO2.

Câu 9.8 Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?

 A. H2S.  B. CO2.  C. NH3.  D. SO2.

 

nguon VI OLET