BÀI TẬP HOÁ VÔ CƠ – ĐIỆN PHÂN
Cơ sở lý thuyết:
1.1: định nghĩa: Điện phân là quá trình oxi hoá khử xảy ra trên các bề mặt các điện cực khi cho dòng điện một chiều chạy qua dung dịch chất điện li hoặc chất điện li nóng chảy
→ điện phân là quá trình biến điện năng thành hoá năng: dùng năng lượng dòng điện để thực hiện phản ứng hoá học
Tại catot (K) - cực âm: xảy ra quá trình khử
Tại anot (A) – cực dương: xảy ra qua trình oxi hoá
1.2: Biểu thức Faraday:

mx = A.I.t → nx = I.t
n.F n.F


Trong đó:
m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực(gam)
A là khối lượng mol ( nguyên tử hoặc phân tử của chất X)
I là cường độ dòng điện (ampe)
t là thời gian điện phân (s)
Q =I.t là điện lượng (C)
n là số e tham gia giải phóng e ở điện cực khi giải phóng một mol đơn chất X
F là hệ số Faraday phụ thuộc vào đơn vị của t. Nếu:
t được tính bàng giây thì F = 96500
t được tính bằng giờ thì F = 26,8
Bài tập áp dụng:
Dạng 1: áp dụng lý thuyết, cơ chế quá trình phản ứng
Ví dụ:
Khi điện phân dung dich NaCl ( cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp ) thì:
A: ở cực dương xảy ra qua trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-
B: ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Cl-
C: ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và cực dương xảy ra quá trình khử Cl-
D: ở cực dương xảy ra qua trình khử ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-
Bài giải: các quá trình xảy ra trong dung dich:
Cực (+): 2Cl- - 2e → Cl2 (quá trình oxi hoá Cl-)
Cực ( -): 2H2O ↔ 2H+ + 2OH-
2H+ + 2e → H2 ( quá trình khử H2O)
Do đó đáp án đúng là:B

Baì tập tương tự:
Câu 5 trang 54: trong quá trình điện phân dung dich KCl, qua trình nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot )
A: ion Cl- bị oxi hoá B: ion Cl- bị khử
C: ion K+ bị khử D: ion K+ bị oxi hoá
Đáp án : A
Câu 7 trang 55: phát biểu nào dưới đây la không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong khi điện phân ?
A: Anion nhường electron ở anot B: Cation nhận electron ở catot
C: Sự nhường oxi hoá ở anot D: Sự oxi hoá xảy ra ở catot
Đáp án: D
Câu 8 trang 55: Muốn mạ đồng lên một tấm sắt bằng phương pháp điện hoá thì phải tiến hành điện phân với với điện cực và dung dịch:
A: Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dich muối sắt
B: Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dich muối đồng
C: Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dich muối sắt
D: Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dich muối đồng
Đáp án:D
Câu 9 trang 55: Thể tích khí hidro sinh ra khi điện phân dung dịch chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn (1) và không có màng ngăn (2) là:
A: bằng nhau B: (2) gấp đôi (1)
C: (1) gấp đôi (2) D: không xác định
Phương trình hóa học xảy ra trong điện phân:
+ khi có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 +NaOH
+ khi không màng ngăn xốp: 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 +NaOH
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO

Đáp án: A
Câu 10 trang 55: Điện phân dung dịch chứa HCl và KCl với màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan có pH = 12. Vậy:
A: HCl và KCl đều bị điện phân hết
B: chỉ có KCl bị điện phân hết
C: chỉ có HCl bị điện phân
D: HCl bị điện phân hết, KCl bị điện phân một phần
Dung dich sau điện phân có pH = 12 => pOH = 2 có môi trường bazo nên có thể nói nước tham gia vào quá trình điện phân.
Hay HCl và KCl đều bị điện phân hết
Đáp án: A
nguon VI OLET