MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC BỔ TRỢ CHO MẮT.
.............(.............

Bài 1 : MẮT. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.

MỤC TIÊU
HS giải được các bài tập :
- Sự điều tiết của mắt.
- Sửa tật cận thị, viễn thị, mắt lão trong trường đơn giản kính đeo sát mắt.
- Sửa tật cận thị, viễn thị, mắt lão trong trường đơn giản kính không đeo sát mắt.

TÓM TẮT GIÁO KHOA
A. MẮT :
+ Mắt có OV không đổi.
Khi mắt nhìn rõ một vật thì ảnh thật của vật hiện rõ trên võng mạc.
+ CC : điểm cực cận. Khi nhìn vật ở CC thì mắt phải điều tiết tối đa (fmin, Dmax).
+ CV : điểm cực viễn. Khi nhìn vật ở CV thì mắt không phải điều tiết (fmax, Dmin).
+ Mắt không có tật có CV ở vô cực (fmax = OV)
+ ĐC = OCC : khoảng cực cận (hay khoảng nhìn rõ ngắn nhất).
+ ĐV = OCV : khoảng cực viễn.
+ Khoảng từ CC đến CV là giới hạn nhìn rõ của mắt.
B. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH SỬA :
I/ Cận thị :
a) Mắt cận thị có độ tụ của hệ (giác mạc và thể thủy tinh) lớn hơn bình thường (fmax < OV).
b) Đặc điểm : - Không nhìn rõ được vật ở xa (OCV hữu hạn, cỡ 2m trở lại)
- CC ở gần mắt hơn bình thường.
c) Cách sửa tật : Đeo sát mắt một kính phân kì (TKPK) có độ tụ thích hợp để giảm bớt độ tụ của hệ (giác mạc và thủy tinh thể).
( Tiêu cự của kính : f = - OCV (với kính đeo sát mắt)
Thật vậy : Yêu cầu cụ thể về sửa tật cận thị là khi đeo kính mắt phải nhìn rõ được vật ở vô cực mà không phải điều tiết.



Do d = ( ( f = d’ = - OCV. (Lúc này F’( CV) (Hình 1)
Chú ý : A’B’ đóng vai trò là vật đối với mắt (Kiến thức về quang hệ 2 thấu kính đồng trục chính). Để mắt thấy rõ được A’B’ thì A’B’ phải nằm trong khoảng từ CC đến CV (giới hạn nhìn rõ của mắt).
( Khi đeo kính thì điểm nhìn rõ gần nhất qua kính CCm ở xa mắt hơn CC. (Hình 2)



Biết f và OCC ta tính được OCCm.
II/ Viễn thị :
a) Mắt viễn thị có độ tụ của hệ (giác mạc và thể thủy tinh) nhỏ hơn bình thường (fmax > OV).
b) Đặc điểm : - Khi điều tiết có thể nhìn rõ được vật ở rất xa.
- CC ở xa mắt hơn bình thường.
Chú ý : Mắt viễn thị có điểm cực viễn CV ảo (ở sau mắt).
b) Cách sửa tật : Thường đeo sát mắt một thấu kính hội tụ (TKHT) có độ tụ thích hợp để tăng thêm độ tụ của hệ (giác mạc và thể thủy tinh).
Cụ thể là sau khi đeo kính mắt nhìn rõ được vật ở gần như mắt không có tật (Thường quy định sau khi đeo kính thì điểm nhìn rõ gần nhất qua kính CCm cách mắt 25cm).


Biết OCCm (thường cho bằng 25cm) và OCC ta tính được tiêu cự f của kính.

BÀI TẬP MẪU
1) (Bài tập ví dụ 1/ SGK) Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa không phải điều tiết. Khoảng cực cận của người này là OCC = 25cm.
Tính độ tăng độ tụ của thể thủy tinh mắt người này khi điều tiết tối đa.
Giải :
+ Khi nhìn vật ở CC : Dmax =  ; + Khi nhìn vật ở CV : Dmin = 
( (D = Dmax – Dmin = =  = 4dp.
(2) Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 1m. Hỏi người đó phải đứng cách một gương cầu lồi có tiêu cự f = -1,2m một khoảng bằng bao nhiêu để có thể nhìn được ảnh của mình mà mắt không phải điều tiết ?
Giải :
+ Ảnh ảo A’B’ của người trong gương ở CV của mắt. (Hình)
+ Do GC lồi vật thật (d > 0) cho ảnh ảo (d’ < 0), ta có :
L = d – d’ = OCV = 1m. (Chú ý trên hình A’ gần gương hơn O).
+ Biết f, L ta tính được d và d’
d’ = d – L
(  ( d2 – (L + 2f) d + Lf = 0
Thay số : d2 + 1,4d – 1,2 = 0. Giải ra d = 0,6m (nhận), d = -2m
nguon VI OLET