1/a / Tính  nồng độ mol của Fe3+ và  NO3có trong dd Fe ( NO3 )3 2M. b. tính nồng   độ mol/l cùa ion H+ và SO4 2 ­ có trong dd H2SO4 20% ( d = 1,14 g/ml ). c. tính nồng độ mol các ion H+ VÁ CH3COO   có trong dd CH3COOH 0,8 M .  cho biết a = 1,4 %.

2/ Trộn lẫn 200 ml dd KOH 5,6% ( d=1,045 g/ml) với 50 ml dd H2SO4  0,5 M . phản ứng xong thu được dd A. a. tính nồng độ mol các ion trong dd A. b. hỏi khi khô cạn dung dịch a thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. c./ tính thề  tích dd NaOH 1M hay thể tích dung dịch HCl 1M cần cho vào để trung hoà dd A.

3/ Tính pH của : a/ dd HNO3 biết rằng trong 500 ml dd có hoà tan 3,15g axit . b. dd NaOH biết rằng trong 400 ml dung dịch có hoà tan 0,16g NaOH . d. một dung dịch a có KOH có Ph bằng 13 . pha loãng dung dịch a đến 50 lần thì thu được dung dịch B.  tính pH của dung dịch B. e/ một dung dịch X ccó HNO3 có pH  = 1 pha loãng dung dịch X  đến 40 lần thu được dung dịch Y . tính Ph của dung dịch Y.

4/ Trộm 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1 M  và H2SO4 0,5 M với 300 ml  dung dịch Ba(OH)2 a mol/1 thì thu được b gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =13. Tính a và b.

5/ Một dd A chứa Ba(OH)2 có pH = 13 trộn lẫn với dd B chứa HCl có pH = 2. Khi pứ xong thu được dd C có pH = 12. a/ Tính tỷ lệ thể tích của dd A với dd B, cho biết sự trộn lẫn không làm thay đổi thể tích dd. b/ Hỏi khi cô cạn 550ml dd C thu được bao nhiêu gam chất rắn khan nước, tính % khối lượng chất rắn khan.

6/ Để trung hoà 400 ml dung dịch X ( có pH = 13 ) có chứa KOH và NaOH cần dùng x ml dung dịch H2SO4 có pH = 2. Sau pứ thu được dung dịch  Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 3,16g chất rắn khan nước. Tính x ml và nồng độ mol của KOH và NaOH trong dung dịch X ban đầu.

7/ Một dung dịch a gồm HCl và H2SO4  có pH = 2. Trộn 250 ml dd A với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thì thu được 0,1165 g kết tủa. a/ Tính nồng độ mol cùa mỗi axit ban đầu. b/ tính pH của dung dịch thu được sau pứ.

 8/a/ Trộn 100 ml dung dịch H2SO­4 0,01 M với 400 ml dung dịch Ba (OH)2  a mol/l thì thu được bg kết tủa và thu được dung dịch có pH = 12. Tính a và b. b/ Trộn 300 ml dung dịch A có HCl 0,05M với 200 ml dung dịch B có Ba(OH)2 x mol/l thì thu được dung dịch C có pH = y. Cô cạn dung dịch C thu được 1,9875 g chất rắn khan. Tính x và y.

9/ Dung dịch HCl 0,2M và dung dịch H2SO4 0,2M  có thể tích bằng nhau . trộn 2 dung dịch này với nhau thu được dung dịch A . tính pH của dung dịch A .

10/ Để trung hoà 200 ml dung dịch gồm HCl và H2SO4 amol/l cần dùng 200 ml dung dịch gồm Ba (OH)2 0,08M và NaOH 0,54M  thu được mg kết tủa và dung dịch X. a/ tính a và m . b/ hỏi cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan nước.

11/ Một dung dịch A có KCl ,FeCl3,BaCl2 . lấy 600 ml dung dịch A chia làm 3 phần bằng nhau . phần 1 :phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Na2SO4 1M . phần 2: pứ đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M phần 3: pứ đủ vớin 300 ml dung dịch  AgNO3 2M a/ tính nồng độ mol  các ion trong dung dịch A . b/ lấy 200 m dung dịch A pứ vùa đủ với dung dịch K2CO3 . tính khối lượng kết tủa thu được.

12/ Hoà tan 34g hỗn hợp gồm KOH , NaOH,Ca(OH)2 . vào nước thu được 500g dung dịch A . để trung hoà 5o gam dung dịch A cần dùng 80 gam dung dịch HCl 3,65 % thu được dung dịch B . a/ cô cạn dung dịch B thu được boa nhiêu gam muối khan . b/ tính C % các chất trong dung dịch A.

 13/ Một dung dịch A có pH =12. trong 500 ml dung dịch A có chứa 0,342 g hh gồm MOH VÀ M2SO4 (M là kim loại kiềm ) . cho 500 ml dung dịch A trên pứ đủ với a gam dung dịch dung dich Ba ( OH)2 3,42 %  thì thu được 0,233 gam kết tủa .a/ xác định M. b/ tính nồng độ mol của muối trong dung dịch A và tính a  gam.

14/ Một dung dịch X có pH =2 có chứa H2SO4 và MSO4­ ( M là kim loại ) . đẻ kết tủa hoản toàn ion có trong 500 ml dung dịch X cần dùng 250 ml dung dịch NaOH có pH =13. . lấy kết tủa đem nung nóng đến hoàn toàn thu được 0,4 gam chất rắn . xác định M và nồng độ mol  của muối trong dung dịch X.


 15/ Một oxit kim loại có công thức MxOy . ( M có hoá trị không đổi ) . lấy cùng một lượng của oxit nầy cho pứ hết với dung dịch HCl, và dung dịch HNO3 thì khối lượng muối nitrat lớn hơn khối lượng muối clorua một lượng bằng 99,38%khối lượng MxOy phản ứng xác định MxOy.

16/ Lấy a gam Fe3O4 pứ vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl , thu được dung dịch A . lấy 3 g Fe3O4 pứ đủ với dung dịch HNO­3 thu được 0,1 mol NO. Cho KOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa . lấy kết tảu nât2 đem nung nóng trong không khí đến hoàn toàn thu được b gajm chất rắn . tính a , b , nồng độ mol dung dịch HCl.

17/ Đốt cháy hoàn toàn a mol Fe bởi O2­  thu được 5,04 g hh X gồm các oxit sắt . hoà  tan hoàn   toàn hỗn hợp oxit bởi dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hh No và NO2. Tỷ khối hơi hai khối này so voi H2 bang 19 . tính a .

18/ Lấy 2,16 gam oxit kim loại MxOy phản ứng đủ với dung dịch HNO3 thì thu được  0,01 mol NO và dung dịch chứa muối M(NO3)3 .xác định MxOy . 

19/ Một oxit kim loại MxOy phản ứng đủ với dung dịch H2SO4 (1) 24,5% thu được dung dịch chứa 1 muối có nồng độ 32,2 % . xác định MxOy .

20/ Một hh A gồm CuO , Fe2O3 , MgO có tổng khối  lượng là 12 gam . hh A phản ứng đủ với  250 ml dung dịch HCl 2M . mặt khác 12g hh A ( nung nóng ) cho pứ với CO dư , phản ứng hoàn toàn thu được 10 gam chất rắn và hh khí B. a/ Tính số mol các chất trong hh A. b/ Cho hh khí D nầy vào 500 ml dung dịch Ba (OH)2 a mol/l thì thu được 14,775 gam kết tủa .

Tính a.

22/ Trong một ống có chứa  Mg Fe2O3 (nung nóng). Cho khí CO qua ống nầy một thời gian thu được chất rắn A ( giả sử chỉ phản ứng khử Fe2O3 thành Fe ) hào tan A vào dung dịch HNO3 loảng dư thu được 0,01 mol NO. cô cạn dung dịch sau pứ thu được 18,15 gam muối khan nước tính HS khứ pử oxit sắt.

23/ Dung dịch X có chứa Ba(OH)2 dung dcịh Y có chứa Al2(SO)4 . để trung hoà 25 ml dung dịch X cần dùng 40 ml dung dịch HCl 0,25 M. khi cho 100 ml dung dịch X pứ với 75 ml dung dịch Y thì thu được kết tảu lớn nhất . tính nồng độ mol/l của  dung dịch X và dung dịch Y.

24/ a/ Lấy 22 gam NaOH cho vào 150 ml dung dịch AlCl3 1M . tính khối lượng kết tủa thu được . b/ Khi cho từ từ 400 ml dung dịch KOH vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 thì pứ vừa đủ và thu được kết tủa cực đại là 15,6 gam . tính nồng độ mol/l của mổi dung dịch trên . c/ Lấy 200 ml dung dịch KOH vào 160 ml dung dịch AlCl3 1M thì thu được 10,925 gam kết tủa . tính nồng độ mol dung dịch KOH.

25/ Lấy 250 ml dung dịch NaOH 8M vào250 ml dung dịch X AlCl3  , HCl , MgCl2 . thì thu được kết tủa lớn nhất . tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH 0,8 M vào cho đến khi kết tủa bắc đầu không đổi thì thấy dùng hết 31,m25 dung dịch NaOH và thu được 2,9 gam kết tủa . tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X và tính pH của dung dịch X nầy .

26/ Một hh gồm Al và Fe có tổng khối lượng là 11 gam được cho vào 500 ml dung dịch H2SO4 1M . thu được 0,4 mol khí và dung dịch A . a/ Tính khối lượng các kim loại ban đầu .b/ cần cho vào dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để : – Thu được kết tủa cực đại – thu được kết tủa cực tiểu.

27/ Một hh A gồm Al và Mg có tổng khối lượng là 3,87 g. cho A vò 250 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M . khi pứ kết thúc thu được dung dịch B và 4,368 lit H2 đkc . a/ hãy chứng minh trong dung dịch B có axit còn dư . b/ tính khối lượng mổi kim loại ban đầu . c/ một dung dịch X gồm KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M . thính thể tích của dung dịch X cần dùng để trung hoà axit còn dư trong dung dịch B.

28/ Một hh gồm Al và Cu có tổng khối lượng là 11,8g được cho vào dung dịch H2SO4 loảng (dùng dư 10% so với lý thuyết). Sau pứ thu được 0,3 mol H2 và dd X và chất rắn Y. a/ Tính khối lượng 2 kim loại ban đầu. b/ Lấy dd KOH 0,2M cho vào dd X để sau pứ thu được 12,48g kết tủa. Tính thể tích dd KOH.


29/ Hoà tan hoàn toàn 21,9g hh gồm Al và Cu bởi 1,2 lít dd HNO3 1M thu được 1,3 mol NO và dd A. Lấy 48g NaOH cho vào dd A thu được kết tủa. Lấy kết tủa đem nung nóng hoàn toàn thu được a gam chất rắn. Tính khối lượng các kim loại ban đầu và a gam.

30/ Một hh A gồm 11,2g kim loại M và 69,6g MxOy. Hoà tan hoàn toàn hh A bởi dd HCl thu được 2 lít dd X và 0,2mol khí. Nếu cũng hoà tan hoàn toàn hh A này bởi dd HNO3 thì thu được 2 lít dd Y và 0,3mol NO. Xác định MxOy. Tính nồng độ mol các chất trong dd X và Y.

31/ Lấy 14,4g FexOy pứ hết bởi dd HNO3 loãng thu được dd A. Cho KOH dư vào dd A thu được kết tủa. Lấy kết tủa này đem nung nóng đến hoàn toàn thu được 16g chất rắn. Xác định FexOy.

32/ Cho 14,93g hh gồm Al và Zn ở dạng bột pứ với dd HNO3 loãng 2M. Pứ hoàn toàn thu được dd A 3,25g kim loại không tan và 3,584 lít hh khí B (đkc) gồm NO và N2O. Tỷ khối của B so với H2 bằng 18,5. a/ Hỏi khi cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan nước. b/ Tính thể tích dd HNO3 pứ.

33/ Một hh gồm Mg và Cu có tổng khối lượng là 11,2g. Hoà tan hh này bằng dd HNO3 loãng dư thu được 0,04mol hh khí A gồm NO và N2O. Tỷ khối của A so với H2 là 21. Tính % khối lượng của 2 kim loại ban đầu.

34/ Một hh X gồm Al, Mg, Fe có tổng khối lượng là 11,9g. Cho X vào 0,625 lít dd HNO3 2M. Khi pứ hoàn toàn thu được dd Y và 0,3mol NO. a/ Hãy chứng minh trong dd Y có axit dư. b/ Hỏi kho cô cạn dd Y thu được bao nhiêu gam muối khan. c/ Cho từ từ dd NaOH 1M vào dd Y cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì ngưng và thấy đã dùng hết 1,05 lít dd NaOH. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.

35/ Cho bột Fe pứ hoàn toàn bởi lượng dư dd H2SO4 đđ nóng nồng độ 78,4% thu được dd A và SO2. Trong dd A nồng độ % của các chất tan bằng nhau và bằng C%. Tính C%.

36/ Một hh X gồm Al và kim loại M có tổng khối lượng là 12,45g và tổng số mol tương ứng là 0,25mol. Hoà tan hoàn toàn hh X bởi dd HNO3 loãng dư thu được 0,05mol hh khí Y gồm N2 và N2O và dd Z. Tỷ khối của Y so với H2 là 18,8. Cho KOH dư vào dd Z, đun, thu được 0,02mol NH3. Xác định M và tính khối lượng mỗi kin loại ban đầu.

37/ Một hh A gồm Zn và ZnO. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho pứ với dd H2SO4 dư thu được 0,2mol H2. Cô cạn dd sau pứ thu được 18,3g muối khan nước. Phần 2: pứ hết bởi dd HNO3 loãng thu được 0,01 mol khí B. Cô cạn dd sau pứ thu được 48,3g muối khan nước. Tính khối lượng mỗi chất ban đầu và xác định B.

38/ Lấy 16,2g Al cho pứ hết với 4,6 lít dd HNO3 0,5M thu V lít N2O ở đkc và dd X. Cho từ từ vào dd X dd KOH 1M thì thấy lúc đầu chưa có kết tủa, sau đó kết tủa sinh ra cực đại và bị hoà tan cho đến khi dd vừa trong suốt thì thấy đã dùng hết 2,5625 lít dd KOH. Tính V lít.

39/ Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam một oxit kim loại M bởi dung dcịh HNO3 2M thu được 0,01 mol NO. a/ Xác định công thức của oxit nầy/ tính thể tích dung dịch HNO3 tham gia pứ. c/ Khi cho M vào dung dịch HCl thì M không bị hoà tan. Nếu lấy 0,05 mol kim loại M cho vào 100 ml dung dung gồm HNO3 0,2M và H2SO4 0,2M. Khi pứ hoàn toàn thu được V lít NO ở đkc và dung dịch A. Tính V. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan nước. d/ Lấy 5,76 gam M cho vào một cốc có chứa 80 ml dung dịch HNO3 2M . Phản ứng hoàn toàn thu được khí NO. Cho tiếp vào cốc dung dịch HCl dư thì thu được khí a mol NO. Tính a mol.

40/ Một hh A gồm Al và Mg có tổng khối lượng là 12,9 gam. Hh nầy được hoà tan hết bởi dung dịch gồm HNO3 và  H2SO4. Sau pứ thu được 3 khí NO, N2O, SO2. Số mol mổi khí có 0,1 mol. a/ Tính % khối lượng 2 kim loại ban đầu. b/ Hỏi khi cô can dung dịch sau pứ thu được bao nhiêu gam muối khan nước .

41/ Một hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 có tổng khối lượng 11,6g. Cho X vào dung dịch HNO­3  loãng dư thu được V lít hh khí Y gồm NO và N2O. Tỷ khối của Y so với H2 bằng 19. Nếu cùng lấy lượng hh X trên cho pứ với CO dư, nung nóng, pứ hoàn toàn thì thu được 9,25g Fe. Tính V lít ở đkc.

42/ Đốt cháy 5,6g bột Fe thu được 7,36g hh A gồm Fe và các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn hh A này bởi dd HNO3 thì thu được a mol NO. Tính a.


43/ Điện phân nóng chảy một muối MCln (A) thu được 3,12g kim loại tại catốt và 0,896 lít khí tại anốt ở đkc. a/ Xác định A. b/ Lấy 200ml dd muối A trên 2M (d = 1,1g/ml) đem điện phân có màng ngăn và điện cực trơ. Sau khi sự điện phân kết thúc thu được 0,8 mol khí tại catốt. Tính nồng độ % của chất có trong dd sau điện phân.

44/ Hoà tan 2,8g BaCl2.4H2O vào H2O thu được 500ml dd A. a/ Lấy 1/10 dd A đem điện phân có màng ngăn và điện cực trơ với I = 0,1A và thời gian điện phân là 16’5”. Tính % BaCl2 bị điện phân. Tính pH của dd sau điện phân (thể tích dd xem như không đổi). b/ Lấy 1/10 dd A đem điện phân có màng ngăn trong thời gian là 24’ với I = 0,268A. Tính số mol mỗi khí tại các điện cực.

45/ Điện phân dd NaOH với I = 10A với thời gian 268 giờ. Dung dịch sau điện phân có khối lượng là 100g và nồng độ là 24%. Hãy tính C% củ add NaOH trước điện phân.

46/ Hoà tan 29,8g muối MCl (M là kim loại kiềm) vảo nước thu được dd A. Điện phân dd A với điện cực trơ và có màng ngăn với I = 13,4A. Sau 1 giờ 36 phút thu được hh khí tại 2 điện cực có tỷ khối so với O2 là 0,8125. a/ Xác định muối MCl. b/ Một hh B gồm MCl và CuCl2 có tổng khối lượng là 28,4g. Hoà tan B vào 171,6g H2O thu được dd X. a/ Điện phân ½ dd X (điện cực trơ, có màng ngăn) với I = 2,68A. Khi điện phân được 2 giờ thì thấy có khí O2 xuất hiện tại anốt thì ngưng điện phân. Tính C% mỗi chất trong dd X. b/ Điện phân ½ dd X còn lại (có màng ngăn, điện cực trơ). Sau t giây thu được dd Y. Để trung hoà dd Y cần dùng 100ml dd HCl 0,25M. Tính C% các chất trong dd Y. Tính t giây, cho I = 2,68A.

47/ Điện phân (điện cực trơ) dd muối MCln thu được 0,544g kim loại tại catốt và 0,1904 lít khí tại anốt ở đkc. a/ Xác định MCln. b/ Điện phân 200ml dd MSO4 (đc trơ) cho đến khi có khí xuất hiện tại catốt thì ngưng tụ điện phân và thấy khối lượng dd giảm đi 8g. Tính nồng độ mol của dd MSO4. c/ Điện phân 200ml dd X gồm M(NO3)2­ và AgNO3 với đ/c trơ. Khi điện phân được 4 giờ (I = 0,402A) thì 2 muối bị điện phân hết và thu được 3,44g kim loại tại catốt. Tính nồng độ mol mỗi muối. d/ Hoà tan 14,9g KCl và 56,4g M(NO3)2 vào nước thu được dd Z. Điện phân dd Z (đc trơ và có màng ngăn) cho đến khi khối lượng dd giảm đi là 21,5g thì ngưng điện phân và thu được 500 dd E. Tính nồng độ mol các chất trong dd E. Tính thời gian điện phân với I = 5A. e/ Điện phân 200ml dd M(NO3)2 a mol/l với điện cực trơ cho đến khi tại catốt có khí xuất hiện thì ngưng điện phân. Để yên bình điện một thời gian thì thấy khối lượng của điện cực catốt giảm dần. Khi khối lượng đ/c catốt không giảm nữa thì thấy độ tăng khối lượng điện cực catốt là 3,2g (so với lúc chưa điện phân). Tính a mol/l.

48/ Một dung dịch A có thể tích là 400 ml có chứa HCl và HCl. Điện phân dung dịch A với đ/c trơ và có màng ngăn trong thời gian 20 phút với I = 9,65 A thì thu được dung dịch B chỉ có một chất tan. pH của dung dịch B là 13. tính nồng độ mol hai chất trong dung dịch A.

49/ Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng Cu. a/ Viết pứ hoá học tại mổi điện cực. b/ Nồng độ của Cu2+ thay đổi như thế nào trong dung dịch. c/ Cho biết đ/c anốt là đoạn dây đồng có đường kính là 1mm. Đoạn dây đồng nhúng vào dung dịch CuSO4 là 40mm. Tính thể tích và khối lượng của đoạn dây đồng nhúng voà dung dịch, cho khối lượng riêng của Cu là 8,29 g/cm3. d/ Tính thời gian khi điện phân khi đoạn dây đồng nhúng vào dung dịch vừa bị hoà tan hết. Cho I = 1,2 A. e/ Tính độ tăng khối lượng của điện cực catốt.

50/ Điện phân 200ml dd CuSO4 a mol/l (với điện cực trơ), I = 9,65A. Điện phân cho đến khi số mol khí thoát ra ở hai điện cực bằng nhau = 0,03 mol thì ngưng điện phân. a/ Tính độ tăng khối lượng của điện cực catốt. b/ Tính a mol/l và thời gian điện phân.

51/ Điện phân 100ml dung dịch A gồm Cu(NO3)2 0,008 M và MgNO3 0,016M với điện cực trơ trong thời gian 7phút 43 giây ( I =0,5 A ) . a/ tính độ tăng khối lượng của điện cực catốt. Tính nồng độ mol các trong 100 ml dung dịch sau điện phân . b/ nếu điện cực anốt là Cu . hòi khi điện phân cho đến khi trong dung dịch không còn ion Ag+ thì khối lượng các điện cực tăng hay giảm bao nhiêu gam.

52/ Hoà tan 0,31gam một oxit kim loại M (A) vào nước thu được 1 lít dung dịch A có pH = 12. a/ Xác định oxit nầy. b/ Một mẫu kim loại M không nguyên chất bị oxi hoá 1 phần thành oxit A. Hoà tan hoàn toàn 6 gam mẫu này vào nước thu được dung dịch B và 1,68 lít khí ở đkc. Pha loảng dung dịch B bằng H2O  thu được một lít dung dịch. Lấy 10 ml dung dịch đem trung hoà 20 ml dung dịchHCl 0,1M. Tính % khối lượng các chất trong mẫu trên. Cho biết tạp chất không pứ. c/ Lấy a gam kim loại M cho vào 100 ml dung dịch AlCl


3 1M. Khi pứ xong thu được 0,17 mol khí và kết tủa. Lấy kết tủa này đem nung nóng đến hoàn toàn thu được B gam chất rắn. Tính a và b.

53/ a/ Một miếng Fe có khối lượng là 100 gam. Nhúng miếng Fe này vào dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian pứ lấy thanh Fe đem cân thấy có khối lượng là 101g. Tính khối lượng Cu sinh ra và nồng độ mol của chất có trong 400 ml dung dịch sau pứ. b/ Lấy một thanh Zn cho vào 400 ml dung dịch HdSO4 O,1M. (Cd = 112). Khi pứ hoàn toàn, lấy thanh Zn ra thấy khối lượng thanh Zn tăng lên 2,35 %. Tính khối lượng thanh Zn ban đầu. c/ Có hai thanh kim loại M (hoá trị 2­ ) có khối lượng bằng nhau. Thanh thứ một nhúng vào dung dịch CuSO4, thanh thứ hai nhúng vào dung dịch HgSO4. sau 1 thời gian pứ thấy thanh thứ nhất giảm 3,6%còn thanh thứ hai tăng lên 6,675 %. Cho biết số mol hai muối pứ bằng nhau. Xác định M. d/ Ngâm một thanh Zn có khối lượng a gam vào 100 ml dung dịch AgNO3 O,1M. Sau khi pứ xong, làm khô đem cân thấy thanh Zn có khối lượng là 2g. Tính a.

54/ Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình một chứa 200 ml dung dịch AgNO3, bình hai chứa 200 ml dung dịch CuSO4. Tiến hành điện phân với I =0,5A với điện cực trơ. Khi dừng điện phân thấy catốt bình I tăng lên 4,32g. Tiếp tục điện phân 45 phút nữa thì khối lượng catốt bình hai không tăng nữa. Ờ catốt bình 1 thu được  V lít khí ở đkc. Tính nồng độ mol mỗi muối ban đầu và tính V.

55/ Một tấm Pt được phủ một lớp kim loại M. Ngâm tấm này vào dd Cu(NO3)2 dư. Phản ứng xong thấy khối lượng tấm kim loại tăng lên 0,16g. Lấy tấm kim loại ra đem mgâm tiếp vào dd Hg(NO3)2 dư. Phản ứng xong thấy tấm kim loại có khối lượng tăng lên 2,74g nữa. Cho biết kim loại sinh ra bám hết trên thanh kim loại. Xác định M và tính khối lượng của M phủ lên tấm Pt.

56/ Có 3 kim loại X, Y, Z. Tỷ lệ nguyên tử lượng của 3 kim loại là 10:11:23. Tỷ lệ về số mol 3 kim loại là 1:2:3. Tổng khối lượng hh là 24,582g. Lấy kim loại X trong khối lượng hh trên cho pứ với dd HCl dư thu được 0,1 mol H2. a/ Xác định X, Y, Z. b/ Lấy 1/10 hh kim loại trên oứ với 50 ml dd NaOH 1M thì thu được dd B và chất rắn C. Tính thể tích dd HCl 1M cần cho vào dd B để thu được dd sau cùng trong suốt. Hoà tan hoàn toàn C bởi dd HNO3 thì thu được 1,736 lít hh NO và NO2 (đkc). Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 pứ.

57/ Lấy 2,24g bột Fe cho vào 200 ml dd gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,1M. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dd B. a/ Tính khối lượng chất rắn A. b/ Tính nồng độ mol các chất trong dd B, ttdd không đổi. c/ Hoà tan hết A bởi HNO3 đđ thì thu được bao nhiêu mol NO2.

58/ Cho 11,2g Fe vào 1 lít dd gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, pứ xảy ra hoàn toàn thu được dd A và 20g chất rắn B. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: pứ với dd HCl dư thu được 0,56 lít H2 ở đkc. Phần 2 pứ với dd HNO3 dư thu được V lít NO (đkc). Tính nồng độ mol mỗi muối trong dd ban đầu và tính V.

59/ Cho M là kim loại hoá trị 3, Ion M+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Fe2+. Lấy 4,05g M cho vào 1 lít dd A gồm CuSO4 0,15M và FeSO4 0,1M. Phản ứng hoàn toàn thu được dd B và 13,8g chất rắn X. Cho 13,8g X pứ với dd HNO3 loãng dư. Pứ xong thu được 3,92 lít khí Y ở đkc. a/ Xác định M. b/ Xác định Y. c/ Tính nồng độ mol các chất trong dd B. Cho biết ttdd không thay đổi.

60/ Một dd X có thể tích 200ml có chứa AgNO3 1M, Cu(NO3)2 0,5M và Fe(NO3)3 1M. Lấy 26g Zn cho vào dd X. Phản ứng hoàn toàn thu được dd Y và chất rắn A. Tính nồng độ mol các chất trong dd Y và tính khối lượng chất rắn A. Biết thể tích dd khống đổi.

61/ Một hh A gồm Fe và Cu có tổng khối lượng là 6,9g. Cho A vào 500g dd AgNO3 a%, khuấy đều, pứ hoàn toàn. Sau pứ thu được 18,6g hh kim loại B và dd C có 2 muối. Hoà tan B trong dd HNO3 đặc nóng dư thu được 5,04 lít NO2 ở đkc. a/ Tính số mol Fe và Cu trong A. b/ Tính a%.

62/ Cho mg Al vào 500ml dd A có CuSO4 và Ag2SO4. Sau 1 thời gian pứ thu được 3,33g chất rắn B và dd X. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Cho dd NaOH dư vào phần 1 thu được 0,0675 mol H2. Phần 2 pứ với dd HNO3 loãng thu được 0,0485 mol NO. Lấy một thanh Fe cho vào dd X cho đến khi dd vừa mất màu xanh thì lấy thanh Fe ra thấy khối lượng thanh Fe tăng lên 0,048g. Tính m gam và nồng độ mol mỗi muối trong dd A.


63/ Lấy 15,28g hh A gồm Cu và Fe cho vào 1,1 lít dd Fe2(SO4)3 0,2M, pứ hoàn toàn thu được dd X và 1,92g chất rắn B. Cho B vào dd HCl không thấy khí thoát ra. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hh A. b/ Bằng phương pháp hoá học từ dd X hãy điều chế các kim loại tương ứng.

64/ Lấy 1,4g bột Fe cho vào 200 ml dd có AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 0,05M. Phản ứng hoàn toàn thu được mg chất rắn A. Hoà tan A trong dd H2SO4 loãng dư thu được 0,005mol khí. a/ Tính A. b/ Tính m.

65/ Lấy 13,136g bột Cu cho vào 200ml dd AgNO3 0,6M, khuấy đều, sau một thời gian pứ thu được 22,56g chất rắn A và dd B. Nhúng một thanh kim loại R (15g) vào dd B, pứ hoàn toàn. Lấy thanh R ra, đem cân thấy có khối lượng là 17,355g. Trên thanh R có chất rắn A. Tính nồng độ mol các chất trong dd B. Xác định R.

66/ Lấy 4,06g một oxit kim loại M pứ với CO dư, nung nóng. Pứ hoàn toàn, lấy toàn bộ khí sinh ra pứ với dd Ca(OH)2 dư thu 7g kết tủa. a/ Xác định oxit. b/ Lấy 6,09g oxit trên pứ với dd H2SO4 đđ nóng dư thu được V lít khí ở đkc. Tính V lít. c/ Một hh A có khối lượng M và Cu. Tỷ lệ khối lượng giữa M và Cu là 3:7. Lấy mg hh A cho vào 500ml dd HNO3 63% (d = 1,38g/ml), pứ hoàn toàn thu được 0,72m gam chất rắn và dd X. Hỏi cô cạn dd X thu được bao nhiên gam muối khan nước.

67/ Lấy 8,4g một kim loại M pứ hết bởi dd HCl thu được 0,15mol khí. a/ Xác định M. b/ Lấy 6,4g Cu cho vào 200ml dd gồm M(NO3)3 33,63% và AgNO3 6,8%. Pứ hoàn toàn thu được chất rắn A và dd B. Tính khối lượng của A và nồng độ % của chất trong dd B. c/ Cho 1,36g hh X gồm Mg và M pứ đủ với dd HCl thu được 0,03mol khí và dd Y. Lấy dd AgNO3 dư cho vào dd Y. Tính khối lượng kết tủa thu được. d/ Nếu lấy 1,36g hh X cho vào 50g dd CuSO4, pứ hoàn toàn thu được 1,88g chất rắn. Tính C% của dd Cu.

68/ Hoà tan 1,62g Al trong 280ml dd HNO3 1M thu được dd A và khí NO. Lấy a gam Na cho vào 500ml dd HCl thu được dd B và 2,8 lít H2 ở đkc. Trộn dd A và dd B thu được 1,56g kết tủa. Tính nồng độ của dd HCl.

69/ Một hh X gồm Fe và Zn. Một dd Y chứa HCl. Thực hiện thí nghiệm. TN1: Lấy 2,98g hh X cho vào 200ml dd Y. Pứ hoàn toàn, cô cạn thu được 5,82g chất rắn A. Tính số mol khí sinh ra. TN2: Lấy 2,98g hh X cho vào 400ml dd Y. Pứ hoàn toàn, cô cạn thu được 6,53g chất rắn B. Tính nồng độ mol củ add Y. Tính % khối lượng các chất trong A và B.

70/ Lấy 0,81g bột Al cho vào 200ml dd gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau một thời gian pứ thu được chất rắn A và dd B. Cho A pứ với dd NaOH dư thu được 0,1008 lít H2 ở đkc và còn lại 6,012g hh 2 kim loại. Cho NaOH dư vào dd B thu được kết tủa. Nung nóng kết tủa đến hoàn toàn thu được 1,6g chất rắn. Tính nồng độ mol các muối trong dd ban đầu.

71/ Hoà tan 7,82g kim loại M vào nước thu được 0,17 mol H2. a/ Xác định M. b/ Để trung hoà 200ml dd gồm M2CO3 và MHCO3 cần dùng 50ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd sau pứ thu được 28,6g M2CO3.10H2O. Tính nồng độ mol các muối trong dd ban đầu. c/ Một hh gồm M và kim loại kiềm R có tổng khối lượng là 6,2g. Cho hh này vào 104g H2O thu được 110g dd X (d = 1,1g/ml). Cho biết số nguyên tử gam 2 kim loại bằng nhau. Xác định R. d/ Một dd Z chứa 2 muối cacbonat của M. Lấy 100ml dd Z pứ đủ với 26,8ml dd HCl 0,2M để giải phóng hết khí. Lấy 100ml dd Z pứ với dd Ba(OH)2 dư thu được kết tủa. Để hoà tan hết kết tủa này cần dùng 14ml dd HCl 0,5M. Tính nồng độ mol các muối trong dd Z. e/ Một dd E có chứa 13,6g AgNO3. Lấy 4,661g 2 muối MCl và RCl cho vào dd E. Pứ xong thu được 9,471g kết tủa và dd F. Cho một lá Cu vào dd F cho đến khi pứ kết thúc. Tính số mol mỗi muối clorua và lá Cu tăng hay giảm bao nhiêu gam. f/ Lấy 0,7mol CO2 cho vào 500ml dd MOH thu được 65,4g muối. Tính nồng độ mol củ add MOH. g/ Hoà tan 132,5g M2CO3 vào 500ml nước thu dd B. Cho khí CO2 dư vào dd B. Tính khối lượng muối không tan thu được sau pứ, cho biết độ tan của muối này là 8g. h/ Ở 200C hoà tan 14,36g muối ăn vào 40g nước thì thu được dd bão hoà. Tính độ tan của muối ăn ở 200C và C% củ add bão hoà.

72/ Hoà tan m gam hh gồm K2CO3 và Na2CO3 vào 55,44g H2O thu được 55,44ml dd A (d = 1,0822g/ml). Cho từ từ dd HCl 0,1M vào dd A cho đến khi thu được 1,1g CO2 thì ngưng. Tiếp tịc cho vào dd Ca(OH)2 dư thu được 1,5g kết tủa. a/ Tính m. b/ Tính thể tích dd HCl. c/ Tính C% các muối trong dd A.


73/ Hoà tan a gam hh gồm KHCO3 và Na2CO3 vào nước thu được 40ml dd A. Cho từ từ 100ml dd HCl 1,5M vào dd A thu được dd B và 1,008lít CO2 ở đkc. Ch odd Ba(OH)2 dư vào dd B thu được 29,25g kết tủa. a/ Tính a. b/ Nếu lấy dd A cho vào 100ml dd HCl 1,5M. Tính thể tích CO2 sinh ra ở đkc.

74/ Một hh gồm BaCl2 và MCl (M là kim loại kiềm) có tổng khối lượng là 8,84g được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: hoà tan vào nước rồi cho pứ với dd AgNO3 dư thu được 8,61g kết tủa. Phần 2: được đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thu được V lít khí ở đkc. a/ Tính V. b/ Cho số phân tử gam của BaCl2 = ¼ số phân tử gam của MCl.

75/ a/ Hoà tan 28,4g 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B (nằm trong 2 chu kì kế tiếp nhau trong phân nhóm IIA) trong dd HCl dư thu được 10 lít CO2 ở 54,60C và 0,8064 atm. Xác định A, B. Lấy lượng CO2 trên được hấp thu hoàn toàn vào 200ml dd Ba(OH)2 a mol/l thì thu được 39,4g kết tủa. Tính a. b/ Hoà tan 50g tinh thể CuSO4.5H2O vào nước thu được A. Lấy 13,7g Ba cho vào dd A. Khi pứ xong lấy kết tủa đem nung nóng đến hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn thu được.

76/ a/ Cho 0,15mol CO2 hấp thu hết vào 200ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được 19,7g kết tủa. Tính a. b/ Một dd A chứa 1 mol Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho vào dd A lần lượt các số mol CO2: 0,5mol; 1mol; 1,25mol; 1,5mol; 2mol. c/ Một dd B có 0,1mol NaOH và 0,1mol Ba(OH)2. Lần lượt cho vào dd B các số mol CO2: 0,05mol; 0,1mol; 0,15mol; 0,2mol; 0,25mol. Tính khối lượng kết tủa thu được ứng với mỗi chỉ số mol CO2.

77/ Một hh A gồm CaCO3, MgCO3, Al2O3. Trong A khối lượng  Al2O3 = 1/8 khối lượng muối cacbonat. Nung nóng A (12000C) thu được chất rắn có khối lượng = 6/10 khối lượng của A. Tính % khối lượng của MgCO3 trong hh A.

78/ Hoà tan 5,53g K2CO3 vào 100ml H2O thu được dd A. Cho từ từ và khuấy đều khi cho 15g dd HCl 12,6% vào dd A. Tiếp tục cho vào dd có chứa 0,02mol Ca(OH)2. Tính số mol các chất sau pứ.

79/ Một dd A có chứa 0,2mol Ca(OH)2. a/ Cho a mol CO2 vào dd A thu được 2,5g kết tủa. Tính a. b/ Cho 28,1g hh gồm MgCO3 và BaCO3 vào dd HCl dư. Lấy toàn bộ lượng khí sinh ra vào dd A. Tính % khối lượng của MgCO3 để kết tủa thu được có: a/ Khối lượng lớn nhất. b/ Khối lượng nhỏ nhất.

80/ Hoà tan 46g hh gồm Ba và 2 kim loại kiềm A và B (nằm trong 2 chu kì kế tiếp) vào nước thu được dd B và 0,5mol khí. Nếu lấy 0,18 mol NaSO4 cho vào dd D thì sau khi pứ xong trong dd vẫn còn ion Ba2+. Nếu lấy 0,21mol NaSO4 cho vào dd D thì sau khi pứ xong vẫn còn ion SO42-. Xác định 2 kim loại kiềm.

81/ Một muối kép có công thức: xKCl.yMgCl2.tH2O. Khi nung 5,55g muối thì thấy khối lượng giảm đi 2,16g. Lấy 5,55g muối này pứ với dd NaOH dư. Lấy kết tủa đem nung nóng hoàn toàn thấy khối lượng giảm 0,36g so với trước khi nung. Xác định công thức của muối kép.

82/ a/ Một hh A gồm Al và Fe. Lấy m gam A cho pứ với dd NaOH dư thu được H2 có thể tích bằng thể tích của 9,6g O2 (cùng điều kiện). Lấy m gam A pứ với dd HCl dư thu 0,4mol H2. Tính khối lượng mỗi kim loại. b/ Lấy 31,2g hh Al và Al2O3 pứ với dd NaOH dư thu được 0,6 mol H2. Tính thể tích dd NaOH 4M tham gia pứ. c/ Một dd X có thể tích là 200ml có chứa KOH và KAlO2. Cho khí CO2 vào dd X. Phản ứng xong thu được kết tủa và dd Y (chỉ có một muối có số mol là 0,4). Lấy kết tủa đem đun nóng đến hoàn toàn thu được 5,1g chất rắn. Tính nồng độ mol các chất trong dd X.

83/ Một hh A gồm Al và Fe3O4. Nung nóng A (không có không khí), pứ hoàn toàn thu được chất rắn B. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: pứ với dd H2SO4 loãng dư thu được 10,08 lít khí ở đkc. Phần 2: pứ với dd NaOH dư thu được 36,8g phần không tan. Tính khối lượng của Al và Fe3O4 trong A.

84/ Một hh A gồm Al và Fe3O4. Nung A (không có không khí) pứ hoàn toàn thu được chất rắn B. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: pứ với dd NaOH dư thu được 1,68 lít H2 ở đkc. Phần 2: pứ với dd HCl dư thu được 0,3 mol khí. a/ Tính % khồi lượng của các chất trong A và B. b/ Hoà tan hh A trong dd HNO3 loãng dư thu được a mol khí X duy nhất không màu có tỷ khối so với O2 > 1. Tính a.


85/ Một hh A gồm Al, CuO, Fe3O4. Lấy a gam A cho pứ với dd HNO3 loãng dư thu được 4,704 lít khí không màu nặng hơn oxi. Nung nóng a gam A (không có không khí) thu được chất rắn B. Cho B vào dd NaOH dư không thấy có khí sinh ra và thu được chất rắn C. Khối lượng của C nhỏ hơn khối lượng A là 24,48g. Để khử hết C cần dùng 5,488 lít H2 và thu được b gam hh kim loại D. Các oxit kim loại bị khử thành kim loại, các thể tích ở đkc. Tính a, b.

86/ a/ Tính khồi lượng quặng boxit chứa 60% Al2O3 để khi điện phân (HS = 100%) thu được 1 tấn Al. b/ Điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất ra 27 tấn Al. Tính khổi lượng điện cực than làm anốt bị tiêu hao bao nhiêu khi khí thoát ra gồm 10% CO và 90% CO2 (về thể tích).

87/ Lấy 5,4g Al vào dd có chứa 0,2mol CuSO4. Sau một thời gian thu được 0,06mol khí, dd X và chất rắn Y. Cho NaOH dư vào dd X. Khi pứ xong lấy kết tủa đem nung nóng hoàn toàn thu được 4g chất rắn. Tính khồi lượng của Y.

88/ Môt hh A gồm Na, Al, Fe được chia làm 3 phần bằng nhau. Phần 1: được hoà tan hoàn toàn bởi 1,2m thì thu được 5,04lít khí ở đkc và dd B. Phần 2: cho pứ với dd NaOH dư thu được 3,92lít khí ở đkc. Phần 3: cho vào H2O dư thu được 2,24 lít khí ở đkc. a/ Tính khồi lượng các kim loại trong hh A. b/ Lấy 300ml dd KOH 2M cho vào dd B. Lấy kết tủa đem nung nóng ngoài không khí đến hoàn toàn. Tính khồi lượng chất rắn này.

89/ Một hh A gồm Al2O3 và Fe2O3. Cho biết a gam hh A pứ vừa đủ với 570 ml dd H2SO4 0,5M. Mặt khác a gam hh A cũng pứ đủ với 1,6 lít dd NaOH 0,1M thu được dd B. a/ Tính khối lượng mỗi chất trong A. b/ Lấy 500 ml dd HCl cho vào dd B thu được 8,58g kết tủa. Tính nồng độ củ add HCl.

90/ Hoà tan hoàn toàn 1,64g hh Al và Fe trong 250 ml dd HCl 1M thì thu được dd B. Lấy 200g dd NaOH 6% cho vào dd B. Khi pứ kết thúc, lọc lấy kết tủa đem nung nóng ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu được 0,8g chất rắn. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. b/ Hoà tan hết hh A bởi dd HNO3 đđ, nóng. Tính số mol khí thu được.

91/ Lấy 13,8g hh gồm Fe và Cu cho vào 750 ml dd AgNO3 a mol/l. Phàn ứng hoàn toàn thu được dd B và 37,2g chất rắn E. Cho NaOH dư vào dd B. Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến hoàn toàn thu được 12g hh hai oxit kim loại. a/ Tính khối lượng 2 kim loại ban đầu. b/ Tính a.

92/ Hoà tan hoàn toàn 1,7g hh A gồm Zn và kim loại M (thuộc phân nhóm IIA) bởi 400g dd HCl 10% thì thu được 0,03 mol khí và dd X. Mặt khác để hoà tan 1,9g M dùng không hết 200 ml dd HCl 0,5M. a/ Xác định M. b/ Tính nồng độ % các chất trong dd X.

93/ Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Cu, Ag vào 500 ml dd HNO3  a mol/l thu được 0,06 mol NO và dd B. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: pứ với dd NaCl dư thu được 2,1525g kết tủa và dd C. Cho NaOH dư vào dd C. Lấy kết tủa đem nung nóng đến hoàn toàn thu được 1,8g chất rắn. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. b/ Lấy mg bột Cu cho vào phần 2, khuấy đều, pứ hoàn toàn thu được 0,168 lít khí NO ở đkc, 1,99g chất rắn và dd E Tính m, a, nồng độ các ion trong dd E.

94/ Một hh A gồm Fe và Zn. Cho hh A pứ với 500 dd HCl 0,4M. Phản ứng kết thú thu dd B và 1,792 lít H2 ở đkc. Cô cạn dd B thu được 10,52g muối khan. a/ Tính khồi lượng mỗi kim loại trong A. b/ Lấy V ml dd NaOH 0,1M cho vào dd B. Pứ xong thu được kết tủa và dd X. Nung nóng kết tủa ngoài không khì đến hoàn toàn thu được 5,63g chất rắn. Sục khí CO2 và dd X cho đến dư thu được kết tủa E. Tính V ml và khối lượng của E. c/ Nếu cho dd NH3 dư vào dd B thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.

95/ Lấy 5,1g hh A gồm Mg và Fe cho vào 250 ml dd CuSO4. Phản ứng hoàn toàn thu được 6,9g chất rắn B và dd C chỉ có hai muối. Cho NaOH dư vào dd C. Lấy kết tủa sinh ra đem nung nóng ngoài không khí đến hoàn toàn thu được 4,5g chất rắn D. a/ Tính khối lượng Mg và Fe ban đầu. b/ Tính nồng độ mol dd CuSO4. c/ Hoà tan hoàn toàn 6,9g chất rắn B trong dd H2SO4 đặc noáng. Tính thể tích SO2 sinh ra ở đkc.

96/ Một hh A gồm FeCO3 và FeS2. Hoà tan hết A bởi V ml dd HNO3 63% (đđ) thu được hh khí B và dd C (trong dd C có một muối). Tỷ khối của B so với O2 bằng 1,425. Để pứ vừa đủ với các chất trong dd C cần dùng 540 ml dd Ba(OH)


2 0,2M. Lấy kết tủa sinh ra đem nung nóng đến hoàn toàn thu được 7,568g chất rắn. a/ Tính khối lượng các chất trong A. b/ Tính V ml.

97/ Cho dd NaOH dư vào 2,6g hh X gồm Al, Fe, Cu. Phản ứng xong thu được 0,06 mol H2, dd B và chất rắn A. Cho A vào 300 ml dd HNO3 0,4M thì A bị hoà tan hết, thu được 0,56 lít NO ở đkc và dd E. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. b/ Lấy 1,568g bột Fe cho vào dd E. Phản ứng hoàn toàn thu được khí NO, dd Y và chất rắn Z. Hỏi khi cô cạn dd Y thu được bao nhiêu gam muối khan nước. Tính khối lượng Z.

98/ Hoà tan hoàn toàn 13,2g hh gồm Fe2O3 và CuO trong 2 lít dd HCl 0,245M (vừa đủ) thu được dd A. a/ Tính khối lượng các chất ban đầu. b/ Lấy một miếng Mg cho vào dd A. Sau một thời gian pứ, lấy miếng Mg ra và thu được dd B. Miếng Mg có khối lượng tăng lên 1,16g. Tính nồng độ mol các chất trong dd B (2 lít).

99/ Hoà tan hoàn toàn 9,5g hh A gồm Al, Fe, Al2O3 bởi 900ml hh HNO3 b mol/l thu được dd A và 0,15 mol NO. Ch odd KOH 1M vào dd A cho đến khi khối lượng kết tủa không đổi thì dùng hết 850ml. Lấy kết tủa đem nung nóng hoàn toàn thu được 8g chất rắn. a/ Tính khối lượng các chất trong hh A, tính b. b/ Hỏi cần cho vào dd A bao nhiêu ml dd KOH 1M để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa này.

100/ Một hh A gồm Fe, Cu có tổng khối lượng là 5g (trong A có 40% khối lượng Fe). Cho A vào dd HNO3 1M, pứ hoàn toàn thu được 3,32g chất rắn, dd B và khí NO. Hỏi khi cô cạn dd B thu được bao nhiêu gam muối khan nước. Tính thể tích dd HNO3 pứ.

101/ Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng của Fe là 95%. Cho biết trong quá trình sản xuất lượng Fe bị hao hụt là 1%.

102/ Cho một lượng dư bột Fe pứ với 250 ml dd HNO3 4M. Phản ứng hoàn toàn thu được khí NO, chất rắn và dd A. Cô cạn dd A thu được a gam muối khan. Nung nóng muối này đến hoàn toàn thu được b gam chất rắn màu nâu đỏ và V lít hh X gồm 2 khí. Tính a, b, V (đkc).

103/ Cho a gam hh gồm FeS2 và Fe3O4 (2 chất này có số mol bằng nhau) pứ hoàn toàn bởi dd HNO3 thu được dd A, hh khí B gồm NO2 và NO. Thể tích của B bằng 14,336 lít ở đkc. Tỷ khối của B so với He bằng 9,5. a/ Tính a. b/ Tính số mol HNO3 tham gia pứ.

104/ a/ Trong một bình kín có dung tích không đổi chứa FeS2 và FeCO3 (số mol bằng mhau). Trong bình có lượng O2 dư. Nung nóng bình để pứ xảy ra hoàn toàn. Sau đó đưa nhiệt bình về nhiệt độ ban đầu. Hỏi áp suất trong bình trước và sau pứ thay đổi thế nào. b/ Một hh X gồm Mg, Cu, Al có tổng khối lượng 21,3g. Cho X pứ hoàn toàn với O2 thu được hh rắn B. Hỏi để hoà tan hoàn toàn B cần bao nhiêu ml dd gồm HCl 2M và H2SO4 1M. c/ Cho 18,4g hh A gồm FexOy và Fe pứ hoàn toàn dd H2SO4 đđ nóng thu được 0,15 mol SO2. Xác định FexOy và tính khối lượng các chất trong A.

105/ Cho 1,572g hh A gồm Al, Fe, Cu vào 40ml dd CuSO4 1M, pứ hoàn toàn thu được dd B và hh C gồm 2 kim loại. Cho từ từ dd NaOH vào dd B cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì ngưng. Lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến hoàn toàn thu được 1,82g hh hai oxit. Cho hh C vào dd AgNO3, pứ hoàn toàn thì lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng hh C là 7,336g. Tính khối lượng mỗi kim oại trong A.

106/ Một hh X gồm Al, Fe, Cu. Cho m gam X vào cốc có chứa 100 ml dd NaOH 1,2M. Khi pứ xong thu được 2,688 lít H2 ở đkc. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dd HCl 4M. Khi pứ xong thu được dd Y và 2,08g hh A gồm 2 kim loại. Hoà tan hết A bởi dd HNO3 thu được 0,03 mol NO. Tính khối lượng các kim loại trong X.

107/ Một hh X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Lấy m g hh X pứ đủ với dd H2SO4 loãng thu được dd Y. Chia dd Y làm 2 phần bằng nhau. Cô cạn phần 1 thu được 31,6g hh muối khan. Cho khí Clo vào phần 2 cho đến khi pứ hoàn toàn thì ngưng. Cô cạn dd sau pứ thu được 33,375g hh muối khan nước. Tính mg.

 

 

 


AXIT- BAZO THEO BRONTEST

Posted on 09/06/2010 by BÀI TẬP HÓA HỌC

Câu 1: Chất trung tính là chất

A. vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ.

B. không thể hiện tính axit và tính bazơ.

            C. chỉ thể hiện tính axit khi gặp bazơ mạnh.

            D. chỉ thể hiện tính bazơ khi gặp axit mạnh.

Câu 2: Dung dịch natri axetat trong nước có môi trường

            A. axit.                        B. bazơ.                       C. lưỡng tính.              D. trung tính.

Câu 3: Trong phản ứng HSO4-  +  H2O → SO42-  +  H3O+ thì H2O đóng vai trò là

            A. axit.                        B. bazơ.                       C. chất khử.                            D. chất oxi hóa.

Câu 4: Lượng nước cần thêm vào V lít dung dịch HCl có pH = 3 để thu được dung dịch HCl có pH = 4 là

            A. 4V.             B. 7V.             C. 9V.                         D. 10V.

Câu 5: Có 10 dung dịch NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa, Na2CO3, KNO3, CH3COONa,  NaHSO4, Fe2(SO4)3. Số lượng dung dịch có pH < 7 là

            A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                                        D. 5.

Câu 6: Hoà tan 4 chất sau với cùng số mol vào nước để được 4 dung dịch có thể tích bằng nhau: C2H5ONa, C6H5ONa, CH3COONa, CH3NH2. Dung dịch có pH lớn nhất là dung dịch tạo từ

            A. C2H5ONa.  B. C6H5ONa.  C. CH3COONa.                      D. CH3NH2.

Câu 7: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol, pH của 2 dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là

A. x < y.                                  B. x > y.                                  C. x = y.                                  D. x £ y.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit-bazơ ?

                     A.  2HCl  +  Ca(OH)2        CaCl 2  +  2H2O

                     B.  HCl    +   AgNO3           AgCl¯   +  HNO3

                     C.  2HNO3   +   CuO          Cu(NO3)2   +  H2O

D.  2KOH   +    CO2             K2CO3   +    H2O.

Câu 9: Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng pH, nồng độ mol/l của 2 dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là

            A. x < y.                      B. x > y.                      C. x = y.                                  D. x £ y.


Câu 10: Trộn lẫn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch HCl 0,5 M được dung dịch A. Thể tích (ml) dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để trung hoà dung dịch A là

            A. 250.                        B.50.                           C. 25.                                      D. 150.

Câu 11: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Vậy chất lưỡng tính là

            A. cả 3 chất.                B. Al và Al2O3.           C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al và Al(OH)3.

Câu 12: Trộn 100ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là

            A. 3.                            B. 4.                            C. 8.                                        D. 10.

Câu 13: Cho CO2 tác dụng với NaOH trong dung dịch với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Dung dịch thu được có pH

            A. bằng 7.                   B. lớn hơn 7.               C. nhỏ hơn 7.              D. bằng 14.

Câu 14: Cho một ít chất chỉ thị quỳ tím vào dung dịch NH3 thu được dung dịch X. Thêm từ từ tới dư dung dịch NaHSO4 vào dung dịch X. Màu của dung dịch X biến đổi như sau:

            A. từ màu đỏ chuyển dần sang màu xanh.      B. từ màu xanh chuyển dần sang màu đỏ.

            C. từ màu xanh chuyển dần sang màu tím.     D. từ màu đỏ chuyển sang không màu.

Câu 15: AlCl3 trong dung dịch nước bị thuỷ phân. Nếu thêm vào dung dịch này một trong các chất sau thì chất nào làm tăng cường sự thuỷ phân của AlCl3?

            A. Na2CO3.                 B. NH4Cl.                   C. Fe2(SO4)3.               D. KNO3.

Câu 16: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước, được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là

            A. 1.                            B. 2.                                        C. 3.                            D. 4.

Câu 17: Trộn 200ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m tương ứng là

            A. 0,1; 2,33.                B. 0,15; 2,33.              C. 0,2; 10,48.  D.0,25; 10,48.

Câu 18: Cho rất từ từ dung dịch A chứa 2x mol HCl vào dung dịch B chứa x mol K2CO3. Sau khi cho hết A vào B  và đun nhẹ để đuổi hết khí ta được dung dịch C. Dung dịch C có

                A. pH = 7.                            B. pH > 7.                                             C. pH < 7.                             D. pH £ 7.

Câu 19: Phản ứng thuỷ phân các muối là phản ứng trao đổi

            A. proton.                    B. nơtron.                                C. electron.                  D. hạt nhân.

Câu 20: Cho các muối tan sau: NaCl, AlCl3, Na2S, KNO3, K2CO3, Fe2(SO4)3, CH3COONa. Số lượng muối bị thuỷ phân là

            A. 3.                            B. 4.                                        C. 5.                            D. 6.

nguon VI OLET