BÀI TẬP

Câu 1: Cho 3,45 gam một kim loại kiềm tác dụng với H2O sinh ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là:

A. K   B. Na.   C. Rb.   D. Li.

Câu 2 : Các ion nào sau đây đều có cấu hình là 1s22s22p6 ?

 A. Ca2+ ,Mg2+ ,Al3+. B. Na+ ,Ca2+ ,Al3+.  C. Na+ ,Mg2+ ,Al3+.  D. K+ ,Ca2+ ,Mg2+.

Câu 3: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là

 A. CH3OH.  B. HCOOCH3.  C. CH3COOH.  D. CH2=CH-COOH.

Câu 4: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

 A. Na.   B. Ba.   C. Be.   D. Ca.

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là

 A. 20,8gam.  B. 23,0 gam.  C. 25,2gam.  D. 18,9gam.

Câu 6: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng( dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là

 A. 2,4gam và 6,5gam.    B. 1,2 gam và 7,7 gam.

 C. 1,8gam và 7,1gam.    D. 3,6gam và 5,3gam.

Câu 7: Cho 3g CH3COOH phản ứng với 2,5g C2H5OH (xt H2SO4 đặc, to) thì thu được 3,3g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:

 A.70,2%.                      B. 77,27%.              C.75%.                 D. 80%.

Câu 8: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng với CH3NH2?

 A. NaCl.  B. HCl.  C. CH3OH.  D. NaOH.

Câu 9: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra(đktc) là

 A. 0,672 lít.  B. 0,24 lít.  C. 0,336 lít.  D. 0,448 lít.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, notron và electron.
  2. Hạt nhân nguyên tử đượcc ấu thành từ các hạt proton và notron.
  3. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
  4. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

Câu 11: Chỉ dùng hóa chất nào dưới đây để phân loại hai đồng phân khác chức có cùng công thưc phân tử C3H8O

A. Na.  B. Cu(OH)2.  C. dd AgNO3/NH3.  D. CuO.

Câu 12: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit lưỡng tính?

 A. Na2O.  B. Cr2O3.  C. K2O.   D. CaO.

Câu 13: Không nên xây dựng những nhà máy đất đèn ở gần khu dân cư đông đúc vì:

A. CaC2 + 2 H2O → Ca(OH)2 + C2H2,    Khí C2H2 tạo ra rất độc.

B. 2 CaO + 4 C → 2 CaC2 + CO2,    Khí CO2 tạo ra rất độc.

C. CaO + 3 C → CaC2 + CO,     Khí CO độc.

D. Do bản chất CaC2 là chất độc.

Câu 14: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6 % so với ban đầu. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25 % so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3 và kim loại kết tủa bám hết lên thanh kim loại M. Kim loại M là:                                                                                                                   
           A. Pb                            B. Ni                            C. Cd                                     D. Zn

Câu 15: Số lượng este đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2

 A.2.   B. 3.   C. 4.   D. 5.

Câu 16: Để trung hoà lượng axit béo tự do có trong 14 gam chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo là             

A. 6.   B. 12.   C. 7.   D. 14.

Câu 17: Nhúng lá sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M .Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng của nó bằng 8,8 gam .Xem thể tích dung dịch không đổi thì nồng độ CuSO4 sau phản ứng bằng bao nhiêu ?

    A. 0,9 M.              B. 1,8 M.                       C. 1 M.                              D. 1,5 M.

Câu 18:  Rượu C5H12O có số đồng phân là A bậc 2:

A. 5.    B. 3.       C. 4.            D. 2.

Câu 19: 2,64g hỗn hợp HCOOH, CH3COOH, phenol tác dụng đủ Vml dd NaOH 1M thu 3,52g muối. Giá trị V là: 

A. 30ml.   B. 50ml.    C. 40ml.           D. 20ml.

Câu 20: So sánh tính axit của các chất sau đây: CH2Cl-CH2COOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), CH3-CHCl-COOH (4)

A. (3) > (2) > (1 ) > (4) .    B. (4) > (2) > (1 ) > (3).

C. (4) > (1) > (3). > (2).    D. Kết quả khác.

Câu 21: Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:

 A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Mg.

Câu 22: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N?

 A. 6 amin. B. 5 amin. C. 7 amin. D. 4 amin.

Câu 23: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m(g) Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoan toàn, thu được 23,3g hỗn hợp X rắn. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V(l) khí H2 (đktc). Giá trị của V là :

 A. 4,48 lít.  B.7,84 lít.  C. 10,08 lít. D. 3,36 lít.

Câu 24: Thực hiện 2 thí nghiệm:

 - Thí nghiệm 1: Cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO.

 - Thí nghiệm 2: Cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 thoát ra V2 lít khí NO. 

 Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là:

 A. V2=2,5V1. B. V2=1,5V1. C. V2=V1. D. V2=2V1.

Câu 25: Cho 3,7g este no đơn chức mạch hở tác dụng hết với dd KOH, thì được muối và 2,3g ancol etylic. Công thức của este là:

 A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.

Câu 26: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là:

 A. Fe và dung dịch FeCl2.  B. Fe và dung dịch FeCl3.

 C. Fe và dung dịch CuCl2.  D. Cu và dung dịch FeCl3.

Câu 27: Đốt cháy ankan X có mol X: mol O2 = 2 : 13. Khi Cracking X sẽ thu được tối đa mấy olefin?

 A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4.

Câu 28: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:

 A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng.

 C. màu vàng sang màu da cam. D. không màu sang màu da cam.

Câu 29: Khi đun ancol X (công thức phân tử C2H6O) với axit cacboxylic Y (công thức phân tử C2H4O2) có axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác thu được este có công thức phân tử:

 A. C4H10O3. B. C4H10O2. C. C4H8O2. D. C4H8O3.

Câu 30: Chất không có tính cht lưỡng tính là:

 A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.

Câu 31: Một loại than đá dùng cho một nhà máy nhiệt điện có chứa 2% lưu huỳnh. Nếu mỗi ngày nhà máy đốt hết 100 tấn than chì trong một năm (365 ngày) khối lượng khí SO2 thải vào khí quyển là:

 A. 1530 tấn. B. 1420 tấn. C. 1460 tấn. D. 1250 tấn.

Câu 32: Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là:

 A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 33: Tơ nilon-6.6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa

 A. HOOC - (CH2 )6 - COOH  và H2N - (CH2)6 - NH2.        

 B.   HOOC - (CH2 )4 - NH2  và H2N - (CH2)6 – COOH.

 C.   HOOC - (CH2 )4 - COOH  và H2N - (CH2)6 - NH2. 

 D.  HOOC - (CH2 )4 - COOH  và H2N - (CH2)4 - NH2.

Câu 34: Người ta có thể bảo vệ tàu biển bằng cách gắn tấm Zn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) . Đây là phương pháp chống ăn mòn

 A.  Dùng chất kìm hãm.  B.  Điện hóa                  C.  Tạo hợp kim chống ăn mòn                 D.  Cách li kim loại với môi trường.

Câu 35: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 về Fe bằng khí CO thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Tính VCO(đktc) tham gia phản ứng?

 A. 2,24 lít. B. 4,48 lít         C. 3,36 lít. D. 1,12 lít.

Câu 36: Cho luồng khí CO2 dư đi qua dung dịch Ca(OH)­2 thì hiện tượng xảy ra là:

 A. Dung dịch bị vẩn đục.  B. Dung dịch bị vẩn đục sau đó trong suốt trở lại             

         C. Có kết tủa trắng tạo ra ngày càng nhiều. D. Dung dịch vẩn trong suốt. 

Câu 37: Cho 5g CaCO3 phản ứng hết với axit CH3COOH(dư), thu được V lít khí CO2 (ở đktc). Giá trị của V là:

 A. 3,36. B. 4,48. C. 1,12. D. 2,24.

Câu 38: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

 A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Câu 39: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

 A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6.  D. 11,2.

Câu 40: Khử hoàn toàn 16 g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:

 A.15 g. B.20 g. C.25 g.  D.30 g.

 

 

nguon VI OLET