CHƯƠNG I ĐIỆN TÍCH -- ĐIỆN TRƯỜNG
Chủ đề 1 : ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COLOMB
1. Tìm phát biểu sai về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
A. Khi cọ xát những vật như thanh thuỷ tinh ,thanh nhựa …vào len dạ hoặc lụa …thì những vật đó bị nhiễm điện
B. Sự nhiễm điện của vật thể hiện ở chỗ các vật đó có thể hút hoặc đẩy các vật nhẹ như mảnh giấy ,sợi bông ..
C. Sau này nghiên cứu kĩ hơn nguời ta thấy điện nhiễm trên thanh thuỷ tinh và trên thanh nhựa êbônít khi cọ xát vào da là khác nhau
D. Ngày nay người ta vẫn dùng hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không
2. Tìm phát biểu sai về điện tích
A.Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện ,vật chứa điện tích hay vật tích điện
B. Thuật ngữ điện tích được dùng để chỉ một vật mang điện ,một vật chứa điện hoặc một lượng điện của vật. Ví dụ ta nói điện tích của một quả cầu nhỏ
C. Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét được gọi là một điện tích điểm
D. Điện tích của một điện tích điểm bao giờ cũng nhỏ hơn nhiều so với điện tich phân bố trên một vật có kích thước lớn
3.Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Một vật mang điện được gọi là một điện tích
B.Lượng điện mà một vật mang trên nó được gọi là điện tích
C.Một lượng điện tồn tại tự do trong không gian là một điện tích
D. Một hạt nhỏ tích điện là một điện tích
4.Câu nào dưới đây là sai?
A.Điện tích của electrôn có độ lớn e = 1,6.10-19C
B.Điện tích của hạt nhân nguyên tử nitơ có độ lớn bằng 14,5e
C.Điện tích của hạt nhân nguyên tử ôxi có độ lớn bằng 16e
D.Không có hạt nào có điện tích nhỏ hơn e
5.Khẳng định nào sau đây là sai? Khi cọ xát một thanh thuỷ tinh vào một mảnh lụa thì
A.điện tích dương từ thuỷ tinh di chuyển sang lụa
B.điện tích âm từ thuỷ tinh di chuyển sang lụa
C.thanh thuỷ tinh có thể hút các mảnh giấy vụn
D.thanh thuỷ tinh mang điện tích dương
6. Khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên ,câu nào sau đây là đúng?
A.Nó tỉ lệ thuận với độ lớn các điện tích
B. Nó tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích
C. Nó tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
D. Nó tỉ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích
7.Sau đây là những nhận xét về hai công thức : F =  (1) và F =  (2) .Nhận xét nào sai?
A. (1) là công thức của định luật Cu-lông đối với hai điện tích đứnh yên trong chân không
B. Hằng số ε đối với mọi môi trường đều là một số lớn hơn 1
C. Nếu ta coi chân không là một môi trường có hằng số điện môi bằng 1 thì công thức (2) cũng có thể áp dụng được đối với hai điện tích đứng yên trong chân không
D. (2) là công thức của định luật Cu-lông đối với hai điện tích đứng yên trong một điện môi bất kì
8.Tìm phát biểu sai về các điện tích
A. Các điện tích cùng dấu (cùng loại ) thì đẩy nhau
B. Các điện tích khác dấu(khác loại) thì hút nhau
C. Dựa vào sự tương tác giữa các điện tích cùng dấu người ta chế tạo ra điện nghiệm :hai lá kim loại xoè ra khi núm kim loại được nhiễm điện
D. Điện tich xuất hiện trên thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích âm
9. Chọn phát biểu sai về các cách nhiễm điện
A. Sau khi cọ xát thanh nhựa êbônit vào dạ ,thanh nhựa có thể hút được các vật nhẹ.Ta nói thanh nhựa đã được nhiễm điện do cọ xát .Điện tích trên thanh nhựa thuộc loại điện tích âm
B. Cho thanh kim loại không nhiễm điện tiếp xúc với quả cầu đã nhiễm điện ,thanh kim loại sẽ nhiễm điện cùng dấu với điện tích quả cầu .Thanh kim loại đã được nhiễm điện do tiếp xúc
C. Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần (nhưng không tiếp xúc)thanh kim loại đã nhiễm điện .Ta nói thanh kim loại đã được nhiễm điện do hưởng ứng
D. Độ lớn điện tích xuất hiện ở hai đầu thanh kim loại nhiễm điện do hưởng ứng luôn bằng nhau .Đầu thanh ở gần quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu ,đầu xa thì ngược lại .sau đó đưa thanh kim loại
nguon VI OLET