Chương I: ÐIỆN TÍCH VÀ ÐIỆN TRƯỜNG
A. Tóm tắt công thức
1. Định luật Cu–long
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không:
F =  trong đó k = 9.109 N.m²/C².
Nếu ở trong điện môi có hằng số điện môi ε thì lực tương tác là F = 
2. Cường độ điện trường
Vector cường độ điện trường là 
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q tại vị trí cách đó một đoạn r:
E =  (trong chân không hay không khí thì ε = 1)
3. Công của lực điện và hiệu điện thế
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối trong điện trường
Công thức định nghĩa hiệu điện thế: UMN =  với AMN là công di chuyển q từ M đến N
Trong điện trường đều: E = UMN/d; d là khoảng cách các hình chiếu của M, N lên trục trùng với một đường sức điện.
4. Tụ điện
Công thức định nghĩa điện dung của tụ điện: C = 
Điện dung của tụ phẳng: 
Điện dung của bộ tụ điện ghép song song: C = C1 + C2 + ... + Cn.
Điện dung bộ tụ ghép nối tiếp là C thỏa mãn: 
Năng lượng của tụ điện: 
Mật độ năng lượng điện trường: 
B. Trắc nghiệm
1.1 Có hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 tương tác nhau bằng lực đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của A và D trái dấu. B. Điện tích của A và D cùng dấu.
C. Điện tích của B và D cùng dấu. D. Điện tích của A và C cùng dấu.
1.3 Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
1. 4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm³ khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 4,3.103 (C) và –4,3.103 (C). B. 8,6.103 (C) và –8,6.103 (C).
C. 4,3 (C) và –4,3 (C). D. 8,6 (C) và –8,6 (C).
1.6 Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10–9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là
A. lực hút với F = 9,216.10–12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10–12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10–8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10–8 (N)
1.7 Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10–4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là
A. q1 = q2 = 2,67.10–9 (μC). B. q1 = q2 = 2,67.10–7 (μC).
nguon VI OLET