ĐỀ CƯƠNG
Đáp án cuộc thi “Quân khu 3 - 75 năm đồng hành cùng dân tộc”

Thực hiện Kế hoạch số 1678/KH-BTL ngày 20/3/2020 về “Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu (31/10/1945 - 31/10/2020)”; Kế hoạch số 2543/KH-CT ngày 04/5/2020 về “Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Quân khu 3 - 75 năm đồng hành cùng dân tộc” đã được Chính ủy Quân khu phê duyệt. Để giúp các đồng chí (bạn) có những tư liệu cần thiết khi làm bài dự thi, Ban Tổ chức cuộc thi giới thiệu Đề cương đáp án cuộc thi như sau:
Câu 1: Quân khu 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Qua bao nhiêu lần tách, nhập, đổi tên? Địa bàn Quân khu 3 ngày nay gồm những địa phương nào?
Trả lời
* Quân khu 3 thành lập ngày 31/10/1945
Tháng 10/1945, Chính phủ ra quyết định thành lập các chiến khu trên toàn quốc. Trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận có 3 chiến khu: Chiến khu 2, Chiến khu 3, Chiến khu 11 (những đơn vị tiền thân của Quân khu 3).
- Chiến khu 2 gồm các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Đông và Sơn Tây (tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội).
- Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An (tỉnh Kiến An nay thuộc thành phố Hải Phòng), Quảng Yên, Hải Ninh (tỉnh Quảng Yên và tỉnh Hải Ninh nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) và thành phố Hải Phòng.
- Chiến khu 11: Thủ đô Hà Nội (ngày 21/12/1946, Chiến khu 11 sáp nhập vào Chiến khu 2).
Từ cuối năm 1946, Chiến khu 2, Chiến khu 3 còn có tên gọi Khu 2, Khu 3.
* Những lần tách, nhập, thay đổi tên gọi
Từ khi thành lập đến nay, Quân khu 3 có 6 lần tách, nhập, thay đổi tên gọi.
1. Liên khu 3
Ngày 25/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120-SL thành lập Liên khu 3 trên cơ sở hợp nhất Chiến khu 2 và Chiến khu 3. Địa bàn gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình. Tháng 11/1948, Hà Nội tách khỏi Liên khu 3 thành lập Mặt trận Hà Nội.
2. Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn
Tháng 5/1952, Liên khu 3 tách thành Khu Tả Ngạn sông Hồng (thường gọi là Khu Tả Ngạn) và Liên khu 3.
- Khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hải Phòng.
- Liên khu 3 gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình.
3. Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn (lần thứ nhất)
Ngày 03/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Hữu Ngạn. Ngày 10/9/1957, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 254/NĐ quy định phạm vi và địa giới hành chính do các quân khu phụ trách, theo đó:
+ Quân khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Đến tháng 10/1957, có thêm Khu Hồng Quảng (Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên hợp nhất tháng 2/1955) và tỉnh Hải Ninh.
+ Quân khu Hữu Ngạn gồm các tỉnh: Hoà Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá (Thanh Hoá tách từ Quân khu 4 về).
4. Quân khu 3 (lần thứ nhất)
Tháng 11/1963, hợp nhất Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn thành Quân khu 3. Địa bàn gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Hà (tỉnh Nam Hà sau này tách ra thành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định), Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Hải Hưng (tỉnh Hải Hưng sau này tách ra thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên), Hà Bắc (sau này tách ra thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh), Thái Bình và thành phố Hải Phòng.
Cùng thời điểm này, Khu Hồng Quảng tách ra để thành lập Quân khu Đông Bắc. Tháng 02/1970, Quân khu Đông Bắc giải thể, Khu Hồng Quảng sáp nhập vào Quân khu Tả Ngạn.
+ Từ tháng 1-
nguon VI OLET