Thí nghiệm 1:

Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

*Hiện tượng: Khi đun nóng có bọt khí thoát ra.

*Giải thích:

- Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị hòa tan.

- Al mất đi lớp Al2O3 bảo vệ nên Al tác dụng với H2O:

- Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm:

- Cứ thế (1) và (2) xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 2:

Điều chế FeCl2.

*Hiện tượng:

- Phản ứng xảy ra, bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

- Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng (do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí → Fe3+).

*Giải thích:

- Do xảy ra phản ứng Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

- Sau khi phản ứng gần kết thúc FeCl2 → FeCl3.

Thí nghiệm 3:

Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

*Hiện tượng: Khi nhỏ NH3 vào cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng.

*Giải thích:

- Kết tủa trắng là của Al(OH)3 tạo thành do phản ứng:

- Khi tiếp tục nhỏ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm 1 và dung dịch NaOH vào ống nghiệp 2 thì cả 2 ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng tan do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Thí nghiệm 4:

Điều chế Fe(OH)2.

*Hiện tượng và giải thích:

- Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh Fe(OH)2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

                                Trắng xanh

- Để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ Fe(OH)3

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Trắng xanh                            Nâu đỏ

 

Thí nghiệm 5:

Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

 

*Hiện tượng và giải thích: Dung dịch lúc đầu có màu gia cam của ion Cr2O72- Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm (Cr2O72-→Cr3+ ), sau chuyển dần sang màu xanh của ion Cr3+.

*Phương trình phản ứng:

6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4

3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O

 

nguon VI OLET