PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUẢNG THANH                                   ĐỘC LẬP-TỰ DO- HẠNH PHÚC

 

 

  Quảng Thanh,ngày 07/1/2013

 

BÁO CÁO SƠ KẾT TỔ CHUYÊN MÔN HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2012-2013

TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

  1. ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH

         Tổng số giáo viên: 10 đ/c. - Tổ có 10 đ/c, trong đó 9 đ/c giáo viên, 1đ/c phụ trách đội, lảnh đạo 1 đ/c.

       Đạt chuẩn: 2, trên chuẩn:8

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của BGH, sự quan tâm và phối kết hợp của Công đoàn và các đoàn thể trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cao, nhiệt tình yêu nghề và mến trẻ, có tinh thần tự học tự  rèn tự đánh giá, không ngừng nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ.

- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, hầu hết giáo viên đều tham gia tập huấn  do PGDĐT tổ chức.

- Phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương quan tâm đến việc học tập của học sinh. Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức học tập tốt.

2. Khó khăn:

- Có nhiều biến động về nhân sự,nhiều giáo viên hợp đồng nên kinh nghiệm còn yếu, chất lượng HS không đồng đều,thiếu phòng học thực hành

Một số em chưa có ý thức cầu tiến trong học tập.Các học sinh có lực học trung bình trở xuống thường có tâm lý sợ học môn tự nhiên. Sự quan tâm của - một số phụ huynh chưa thường xuyên và đúng mực.

 II.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

    1.Đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn

   + Kỉ luật lao động: - Giáo viên giảng dạy cơ bản thực hiện tốt quy chế   chuyên môn, giờ giấc lao động,không có hiện tượng bỏ tiết,bỏ giờ..

   + Qui định về soạn và giảng,soạn bộ đề kiểm tra theo ma trận:

- Chỉ đạo 100% giáo viên  có đầy đủ các loại hồ sơ quy định - soạn bài cập nhật thể hiện nội dung bài soạn có hệ thống hoạt động và đảm bảo kiên thức  giảng dạy cho học sinh -

- Tập trung củng cố nâng cao chất lượng dạy và học - kiểm tra đôn đốc giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn - đảm bảo ngày giờ công,soạn giảng cập nhật có đủ các loại hồ sơ quy định

- Tăng cường kiểm tra nề nếp soạn giảng - nề nếp học tập của từng khối lớp - Triển khai đầy đủ các văn bản về chỉ đạo chuyên môn – đánh giá xếp loại học sinh –  kiểm tra đột xuất – có kế hoạch kiểm tra định kỳ từng giáo viên

1

 


- Soạn giảng đúng nội dung từng bài dạy cập nhật bài giảng không cắt xén dồn ép thực hiện tốt quy chế chuyên môn  có kế hoạch soạn giảng kịp thời đúng thời lượng một tiết dạy trên lớp - dạy dủ, đúng số tiết theo quy định  và bám sát chuản kiến thức kỹ năng các môn học của Bộ GD

   + Chấm chữa, làm và sử dụng đồ dùng dạy học:

-Việc sữa lỗi,trả bài,nhận xét về lỗi mắc phải của học sinh thường xuyên được giáo viên thực hiện có hiệu quả.

- Giáo viên đã tích cực chấm chữa kịp thời,có phương án kiểm tra lại các bài kiểm tra quá thấp,sữa lỗi cho học sinh.

- Giáo viên đã tích cực sử dụng TBDH trên các tiết dạy hàng ngày. Trong đó có cả thiết bị sẵn có và thiết bị tự làm.

- Các giáo viên giảng dạy các bộ môn Vật lý, Công nghệ, Hóa học, Sinh học ,Tin học đã tích cực khai thác hiệu quả TBDH.

- Đã triển khai kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học trong tổ để tổ chức thi làm ĐDDH cấp trường và chọn giáo viên tham gia thi cấp huyện trong thời gian tới.

- Số lượt mượn đồ dùng là:159 lượt,trong đó: Đ/c Hóa 26 lượt; Đ/c Sen 13 lượt;Đ/c Pháp 12 lượt;Đ/c Huy 10 lượt;Đ/c Hải 25 lượt;Đ/c Thủy 17 lượt; Đ/c Dung 18 lượt; Đ/c Khánh Dung 38 lượt.

* Tồn tại:

- Việc vào điểm nhiều khi chưa kịp thời,chưa phân loại được các lỗi của học sinh theo từng nhóm.

- Việc sử dụng CNTT vào các tiết dạy hàng ngày còn quá ít.

- Kế hoạch tổ chức thi tự làm ĐDDH của tổ chuyên môn còn chậm, chưa tạo được không khí tự làm ĐDDH trong toàn thể giáo viên.

- Hồ sơ mượn TB-DDDH chưa cập nhật thông tin để quản li, theo giỏi.

  2. Tự học tự rèn của giáo viên

   + Phong trào dự giờ thăm lớp:

-Thao giảng thực tập dự giờ thăm lớp là hoạt động thường xuyên được tổ quan tâm,tổ đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thường xuyên đều đặn. Tổng số tiết dự giờ: 151 tiết

-Trong đó: Đ/c Pháp 26 tiết,đ/c Huy 15 tiết,đ/c Thủy 16 tiết,đ/c Dung Tin 24 tiết,đ/c Dung Toán 14 tiết, đ/c Sen 15 tiết,đ/c hải 13 tiết,đ/c Hợp 10 tiết,đ/c Hóa 18 tiết

Thông qua các hoạt động này đội ngũ giáo viên có đủ điều kiện học hỏi lẫn nhau nâng cao tay nghề, do đó mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên mới ra trường nhanh chóng hoà nhập và thực sự có tiến bộ .

- Thường xuyên dự giờ thăm lớp góp ý xây dựng tiết dạy cho giáo  viên đặc biệt giáo viên mới  hợp đồng

Tuy nhiên một số GV vẫn còn  thiếu sự tích cực chủ động, chủ quan trong việc giảng dạy, tự bằng lòng với bản thân, thiếu tính  thần học hỏi trong chuyên môn.

   +Các sáng kiến trong giảng dạy và giáo dục

1

 


- Hằng tháng có kế hoạch chỉ đạo các giáo viên kiểm tra chéo hồ sơ và khảo sát chất lượng khối lớp có kế hoạch phụ đạo kịp thời

- Trong công tác giáo dục đã mời BCH phụ huynh cùng sinh hoạt cùng lớp.(lớp 9a).

-Cho học sinh làm giám khảo để đánh giá lẫn nhau

- Các đ/c tích cực sử dụng Bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

-Phân công học sinh giỏi,khá kèm cặp học sinh yếu

-Sinh hoạt 15’ đầu giờ cho học sinh ôn tập lại,đọc bài mới.

+Phong trào đọc sách tại thư viện nhà trường:

- Các giáo viên đã có ý thức tự tìm tòi,bước đầu đã tạo dựng được phong trào đọc sách ở thư viện song việc đọc chưa được thường xuyên.

         3. Đánh giá thực hiện chương trình dạy học

           + Thực hiện giảm tải,Chương trình các môn

- 100% giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình,thời khoá biểu lên lớp có đầy đủ giáo án - đảm bảo chất lượng soạn và giảng dạy có hiệu quả - đảm bảo ngày giờ công theo quy định

- Tổ chuyên môn rà soát lại chương trình dạy học, giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện nội dung giảm tải chương trình theo từng phân môn.

-Mỗi giáo viên lên lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy,công tác hàng ngày,hàng tuần và thường xuyên rút kinh nghiệm,điều chỉnh kế hoạch nên đã thực hiện đúng PPCT và đúng tiến độ.Tổ CM thường xuyên kiểm tra việc thực hiện CT của GV. Ban giám hiệu cũng thường xuyên kiểm tra qua việc dự giờ thăm lớp, sổ đầu bài lớp...

- Tất cả giáo viên giảng dạy cơ bản thực hiện nghiêm túc phần hành giảng dạy của mình đảm bảo không bỏ giờ bỏ tiết hay cắt xén chương trình.

- Đã có kế hoạch dạy bù chương trình cho những ngày nghỉ lễ . Do vậy đã hoàn thành chương trình chính khóa học kì I kịp tiến độ.

+ Thực hiện CKTKN,dạy học sát đối tượng

-Nhà trường, tổ CM đã tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên về việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và chỉ đạo cho các giáo viên trong tổ triển khai chi tiết từ khâu soạn giáo án đến việc giảng dạy. Trong hồ sơ GV mỗi GV đều phải có một tập chuẩn kiến thức và kỹ năng, phân phối chương trình của bộ môn. Đó cũng là một trong những hồ sơ bắt buộc của GV.

-Trong quá trình soạn bài, GV cụ thể hoá yêu cầu cần đạt cho phù hợp với đối tượng cụ thể của học sinh mình. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu của việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học.

- Giáo viên bộ môn đã tiến hành làm đề cương cho học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung giảm tải của môn học trong học kì I để các em ôn tập và kiểm tra được tốt.

           + Dạy các tiết thực hành :

1

 


- Các tiết thực hành giáo viên đã tiến hành thực hiện theo phân phối chương trình.Song môn sinh học chưa lập dự trù kinh phí cho các bài thực hành cần các mẫu vật thật.Phòng thực hành hóa,sinh chưa khai thác triệt để.

           + Dạy phụ đạo HSY các môn:

- Đã có kế hoạch và phân công giáo viên lên chương trình phụ đạo học sinh yếu kém. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém được triển khai vào 2  tháng 9,tháng 10 và ôn tập phụ đạo học kì. Giáo viên phụ đạo thực hiện khá nghiêm túc, hồ sơ giáo án đầy đủ, cập nhật kịp thời thông tin vào sổ theo dõi dạy học.

-Tổ chuyên môn đã tập trung chỉ đạo các đ/c trong tổ thực hiện tốt việc dạy các chuyên đề bám sát

 4.Đánh giá đổi mới PPDH

+ Đánh giá thực chất việc đổi mới soạn bài

- Xác định cho mọi thành viên của tổ nắm được yêu cầu đổi mới trong công tác của mình từ đó Tổ và cá nhân GV thường xuyên thảo luận, thống nhất các yêu cầu đổi mới PPDH của bộ môn từ đó cụ thể hoá trong việc soạn, giảng của mình.

- Cần xác định rỏ trọng tâm của từng bài để từ đó có phương pháp thích hợp,phù hợp cho từng đối tượng bám sát CKTKN

- Trong bài soạn tổ thống nhất cần có câu hỏi dễ và khó cho các đối tượng.

- Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được toàn thể giáo viên tham gia tích cực. Nhất là mảng CNTT.

* Tồn tại:

     -Mặc dù giáo viên đã tích cực đổi mới trong soạn giảng song hiệu quả tiết dạy trên lớp vẫn chưa cao nên tổ rút kinh nghiệm và chỉ đạo cho HKII

- Việc sử dụng CNTT vào các tiết dạy hàng ngày còn quá ít.

- Vẫn còn một số giáo viên còn mang nặng tính thuyết trình trong các tiết dạy trên lớp mà chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh.

+Đổi mới trong tiết dạy

- Tổ CM đã tổ chức tiết dạy “Đổi mới PP dạy học” nâng cao chất lượng dạy và học, đã tổ chức sinh hoạt các chuyên đề: “Dạy học theoCKTKN và sát đối tượng”.

- Tổ chuyên môn đã đẩy mạnh chỉ đạo đổi mới PPDH theo tinh thần tích cực hóa hoạt động của học sinh trên lớp, phát huy sự chủ động sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu trong học tập, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Trong công tác giảng dạy, giáo viên đã chú trọng quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém để giúp đỡ các em hàng ngày trên lớp, tạo điều kiện cho các em bày tỏ suy nghĩ của mình về các dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp hơn

-Hầu hết GV đã có ý thức đổi mới PPDH trong việc soạn giảng của mình thể hiện qua việc: chống việc dạy đọc-chép, diễn giảng mà thay vào đó là việc dạy học phù hợp theo từng đối tượng khác nhau phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, dạy học phân nhóm. Nhiều thầy cô giáo ở các môn đã phát huy tốt việc đổi mới này, đặc biệt là việc dạy học phân nhóm, dạy học kết hợp ứng dụng CNTT, sử dụng bản đồ tư duy trong tiết học đã làm cho lớp học sôi nổi sinh động, hấp dẫn học sinh hơn.

1

 


- Các tiết thao giảng đều sử dụng CNTT vào giảng dạy.Đã kết hợp khá hợp lý hình ảnh trên máy chiếu và phần viết ở bảng đen để học sinh dễ ghi nhớ.

+Đánh giá hiệu quả hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh,học bài cũ,tìm hiểu bài mới

- Giáo viên chưa dành thời gian hợp lý cho việc củng cố và hướng dẫn học ở nhà

-Học sinh học bài cũ còn yếu,kể cả học sinh khá,Việc tìm đọc bài mới trước khi đến lớp hầu như rất ít.

+Dạy học sát đối tượng

-Chú trọng đến việc phân cặp, nhóm trong khi cho học sinh thảo luận và làm bài.

-Có hệ thống câu hỏi dẫn dắt,gợi mở. Hệ thống bài tập ôn tập cho học sinh yếu kém thì ít hơn.

-Chú trọng đến học sinh khá giỏi với hệ thống bài tập về nhà có các bài khó ở SBT.

- Chủ động ra các bài tương tự,khuyến khích động viên các trường hợp học sinh trả lời đúng,làm bài tập đúng

+Kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học

-Số tiết sử dụng TBDH(máy chiếu):  62 trong đó đ/c Huy 4 tiết,Thủy 4 tiết, Dung Tin 32 tiết,đ/c Pháp 9 tiết,Dung Toán 5 tiết,đ/c Hải 2 tiết,Sen 6 tiết

 5.Đổi mới kiểm tra đánh giá

+ Việc thực hiện ra các bộ đề kiểm tra định kì, HKI

- Xây dựng, tập hợp đầy đủ đề kiểm tra một tiết và học kì.

-Các giáo viên đã thực hiện theoCKTKN và Ma trận đề

- Công tác phối hợp giữa các giáo viên bộ môn còn quá chậm, và tính thống nhất chưa cao.( đ/c Dung và đ/c Hải)

- Tổ chức rút kinh nghiệm cho từng đề, chỉnh sửa mức độ, ma trận, độ chuẩn kiến thức, định hướng ra đề cho mỗi bài ( Tổ chức theo nhóm, khối lớp )

- Căn cứ vào đó, mỗi giáo viên tự ra đề theo ma trận đã thống nhất, nộp cho tổ trưởng .

- Mọi thành viên chấp hành nghiêm túc thời gian thực hiện theo lịch qui định.

-Hầu hết GV đã thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá HS đúng với quy định chung của ngành. Việc áp dụng CNTT đã giúp GVCN, GV bộ môn làm hồ sơ sổ sách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Học sinh được đánh giá khách quan, công bằng và chính xác, giúp các em thấy được những mặt tốt và chưa tốt để cố gắng vươn lên, hạn chế điểm ảo, xếp loại không trung thực.

+ GV thường xuyên kiểm tra học sinh bằng hình thức tự luận từ kiểm tra TX đến các bài KT ĐK, đảm bảo đầy đủ ma trận đề, đáp án biểu điểm.

1

 


+ Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để các giáo viên bộ môn tổ chức kiểm tra chung tập trung theo khối. các giáo viên đã thực hiện tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ở  tổ chưa chặt chẽ, chưa đánh giá rút kinh nghiệm kết quả sau kiểm tra.

+Việc tổ chức ra đề kiểm tra học kì I thực hiện sớm, đảm bảo đầy đủ ma trận đề, đáp án biểu điểm. Tổ chức kiểm tra học kì I an toàn, nghiêm túc, khách quan. Công tác tổ chức chấm bài học kì I  nghiêm túc. Hoàn thành các loại báo cáo sau kiểm tra kịp thời.

+ Hoạt động kiểm tra, chấm vở bài tập hàng tuần: Được các đ/c trong tổ thường xuyên thực hiện có nề nếp,nghiêm túc

-Trong HKI các đ/c đã kiểm tra được: 2260 lượt vở bài tập.

     Trong đó: Đ/c Pháp 256lượt; Đ/c Sen 320 lượt; Đ/c Hóa 435 lượt; Đ/c Thủy 385 lượt; Đ/c Dung 384 lượt; Đ/c Khánh Dung 480 lượt.

+ Công tác chấm chữa: Công tác chấm chữa các đ/c trong tổ đã thực hiện thực hiện đầy đủ, nghiêm túc có quy trình.

-Giúp học sinh nhận ra và khắc phục các lỗi thường gặp

+ Đánh giá việc cho điểm kiểm tra thường xuyên

- Thực hiện đúng các tiết kiểm tra định kì,kiểm tra thường xuyên theo phân phối chương trình.

-Song việc vào điểm của một số đ/c chưa kịp thời,còn sai sót,sữa chửa sai qui chế,vào điểm còn quá bất cẩn,thiếu chính xác

  6.Đánh giá kết quả giảng dạy và giáo dục học kì I

+ Đại trà và BDHSG,HS năng khiếu

-Ưu điểm:

- Giáo viên nhiệt tình  bồi dưỡng hết hoặc vượt số tiết qui định

- Chất lượng học sinh được bồi dưỡng cao hơn năm ngoái

- Giáo viên có cách thuyết phục, thu hút học sinh ưu tú vào bồi dưỡng môn mình.

- Mỗi môn đã có kế hoạch tổ chức thực hiện, thể hiện rõ: Dạy bao nhiêu chuyên đề, mỗi chuyên đề cần đạt gì, thời gian thực hiện bao nhiêu, thực hiện lúc nào, đặt biệt phải dành thời gian kiểm tra, đánh giá trước khi cử học sinh dự thi, nắm chất lượng đội tuyển

- Kết hợp giữa bồi dưỡng môn toán với thực hành giải toán trên máy tính Casio , nên thành lập một đội chung cho toán + Casio, kết hợp giữa dạy bồi dưỡng và dạy tự chọn nâng cao - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng HSG.

- Đổi mới sâu sắc nội dung bồi dưỡng, bám sát yêu cầu thực tiễn của đề thi học sinh giỏi, đồng thời linh hoạt trong phương pháp dạy, đáp ứng trình độ cho mỗi đội tuyển, mạnh dạy cao, yếu dạy cơ bản. Từng bước nâng cao sao cho học sinh đủ tự tin tham gia bồi dưỡng.

-Tồn tại:

- Chất lượng đại trà thấp hơn so với năm ngoái,đặc biệt là các môn Toán,Vật lý,Hóa học,Sinh học,trong đó môn Vật lý sụt trên 30% so với chỉ tiêu.

1

 


- Kết quả chưa cao, kế hoạch thực hiện còn cập rập, thời gian còn eo hẹp, chương trình nội dung bồi dưỡng nhiều chỗ chưa phù hợp, lúc quá cao, lúc quá thấp.

- Kết quả đạt được vẫn chưa cao do sắp xếp thời gian chưa hợp lí

- Lịch bồi dưỡng nhiều khi còn chồng chéo.

- Chưa đều tay giữa các thành viên trong tổ

- Học sinh còn bồi dưỡng một lúc nhiều môn nên không có thời gian học hợp lí, cần có lớp tự chọn nâng cao cho các môn có thành tích chưa cao

7. Chất lượng đội ngũ học kì I.

Ưu điểm:

* Năng lực chuyên môn của giáo viên trong tổ:

- Có đủ năng lực đáp ứng công việc giảng dạy được giao.

-Không ngừng tự học và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề

* Năng lực sư phạm của giáo viên trong tổ :

  - Năng lực sư phạm tốt.

* Tồn tại:

- Nhiều đ/c mới ra trường nên kinh nghiệm chưa có,tư tưởng không ổn định

- Tính chủ động trong công việc chưa cao, chưa sáng tạo.

  8.Công tác chủ nhiệm lớp

+Tổ chức và triển khai các hoạt động của lớp

-Đa số HS có ý thức học tập,chấp hành tốt nội quy của nhà trường,biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.

-Thông qua bộ môn văn hóa để giáo dục đạo đức HS. Kịp thời uốn nắn, sửa chữa những hành vi, thái độ chưa đúng của HS

-Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức HS.

-GVCN cùng PHHS tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em tham gia các hoạt động ngoại khoá,TDTT…

-Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số Hs còn vi phạm nội quy của nhà trường nên GVCN phối hợp với TPT của trường xử lí các trường hợp vi phạm một cách nghiêm khắc.

+Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc xử lí  học sinh đánh nhau,đã mời phụ huynh đến gặp nhà trường.

* Ưu điểm:

- GVCN đã kết hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh để quản lý tốt số lượng học sinh.

- Đa số học sinh đi học chính khóa chuyên cần, ý thức học tập khá cao, nghỉ học đều xin phép có lý do chính đáng, hạn chế bỏ giờ bỏ tiết .

- Học sinh tham gia bồi dưỡng đi học chuyên cần, nghiêm túc trong học tập.

* Tồn tại:  

- Vẫn còn học sinh nghỉ học không có lí do.Tinh thần thái độ học tập không đúng đắn.

+ Phối kết hợp với Tổng phụ trách,Liên đội

1

 


- Giáo viên đã phối hợp kịp thời giữa Tổng phụ trách để có biện pháp giáo dục các trường hợp học sinh còn vi phạm đạo đức.

8. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Công tác chỉ đạo thực hiện :

-  Chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động – có ké hoạch và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn

- Tổ chức các  phong trào thi đua  hội thi các khối lớp – theo tổ -  kiểm tra đánh giá chất lượng - hiệu quả giảng dạy của từng giáo viên.

- Chỉ đạo  việc  giảng dạy thực tập và báo cáo chuyên đề  1lần/ tháng

- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần /tháng  (báo cáo chuyên đề và dạy thực tập)

- Tổ chức thao giảng : theo  chủ điểm ngày lễ lớn 20/10, 20/11, 22/12

- Chỉ đạo  mỗi giáo viên tự  làm đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy

- Tổ chức hội thi giáo viên giỏi  cấp trường - chọn tham gia dự thi cấp huyện

- Thi chọn vở sạch chữ đẹp cấp trường và tham gia dự thi cấp huyện  mỗi khối 1 em

- Thực hiện tốt công tác ôn tập và thi kiểm tra định kỳ - đánh giá xếp loại học sinh kịp thời đúng quy định theo  TT/ 58 của Bộ

Đối với sinh hoạt tổ chuyên môn:

+ Chỉ đạo các tổ thực hiện  thống nhất theo kế hoạch chung từ trường đến tổ đến từng giáo viên – Có kế hoạch  tổ chức sinh hoạt 2 lần trong tháng (báo cáo chuyên đè và thực hiện tiết dạy chuyên đề  bằng giáo  án điện tử ) mỗi tổ thực hiện 2 lần thực dạy giáo án điệm tử để thao giảng

- Tổ chức phong trào thi đua trong tổ - tổ chức hội thi các phong trào của tổ theo kế hoạch đề ra của nhà trường

- Hàng  tháng  tổ dự giờ kiêm tra - khảo sát chất lượng  học sinh trong tổ - có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém .

-  Xây dựng kế hoạch  làm đồ dùng dạy học và thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học hiện có đạt hiệu quả

- Giúp ban giám hiệu thực hiện các hoạt động giáo dục khác – nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho từng giáo viên trong tổ và chất lượng dạy - học

- Công tác sinh hoạt chuyên đề

- Tập hợp chuyên đề còn cập rập, xây dựng chuyên đề còn mang tính cá nhân, chưa có góp ý của tổ, vì thế nội dung các chuyên đề còn mỏng cả nội dung- hình thức và tính phổ biến, thiết thực.

Rút kinh nghiệm:

- Đầu năm, bàn bạc chọn ra các chuyên đề phù hợp với hoàn cảnh, đặt trưng bộ môn của tổ. (Mỗi cá nhân chọn ra hai chuyên đề + đề cương thực hiện, đưa ra tổ bàn bạc thống nhất) từ đó lập kế hoạch khép kín thực hiện.

- Kết hợp chặt chẻ giữa sinh hoạt chuyên đề với thanh tra chuyên đề, toàn diện giáo viên và khảo sát danh hiệu thi đua

1

 


- Các chuyên đề phải được tập hợp trên trang web của tổ để mọi thành viên tham khảo, vận dụng, sau khi được tổ bàn bạc thống nhất

- Thống nhất qui trình sinh hoạt chuyên đề: Lập kế hoạch, giáo viên xây dựng chuyên đề tổ góp ý thông nhất, tổ chức minh hoạ, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa chuyên đề, tải lên trang web tổ, in ấn báo cáo.

+ Đánh giá tinh thần đoàn kết,giúp đở lẫn nhau trong chuyên môn

-Tất cả các đ/c trong tổ đều thực hiện theo nghị quyết của tổ,đoàn kết nhất trí cao,góp ý xây dựng,thẳng thắn nêu cao tinh thần học hỏi cùng tiến bộ.

+ Đánh giá công tác quản lí, công tác hồ sơ tổ chuyên môn

-         Trong tổ quản lí theo phương châm “Dân chủ trường học”

-         Các đ/c trong tổ luôn chấp hành sự phân công điều động của tổ trưởng.

-         Các đ/c trong tổ đều có đầy đủ hồ sơ,trình bày đẹp,hợp lí.

 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TRONG HỌC KÌ II

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Hai không với Bốn nội dung” của ngành giáo dục.

- Thực hiện nghiêm túc ni dung chương trình SGK theo đúng với PPCT của bộ, dạy đủ các môn học, không cắt xén, dạy dồn, dạy ép.

- Thực hiện đúng tinh thần nội dung phương pháp dạy học mới, không dạy chay, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

- Nâng cao chất lượng tiết dạy trên lớp,giảng dạy tinh giản,đúng trọng tâm

- Chú trọng giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong cho học sinh đặc biệt chú ý đến học sinh là con thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt…

- Không ngừng phát huy vai trò giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội tăng cường xã hội hóa giáo dục.

- Tăng cường giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực phụ đạo học sinh yếu kém hạn chế tối đa học sinh bỏ học.

-Tăng cường quản lý giáo dục, đẩy mạnh xây dựng kỹ cương nề nếp trường học.

- Tăng cường công tác tự thanh tra trường học, uốn nắn kịp thời những HS có biểu hiện không phù hợp với môi trường giáo dục.

- Tăng cường công tác xây dựng CSVC trường học, đảm bảo nhà trường thực sự Xanh -  Sạch - Đẹp, xây dựng cơ sở vật chất hoàn thiện, đảm bảo cho công tác giảng dạy.

Các giải pháp đã thực hiện thành công:

1.Dạy theo Chuẩn kiến thức kĩ năng : Dạy đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp, thực hiện nội dung giảm tải chương trình theo văn bản của BGD-ĐT.Nâng cao chất lượng tiết dạy, Thông qua các phương pháp và kĩ thuật được GV sử dụng trong từng nội dung của bài học làm cho lớp học ngày càng sinh động hơn, giúp học sinh không còn rụt rè nhút nhát.

    -  GV cần chọn lữa kĩ các phuơng pháp – kĩ thuật phù hợp với từng nội dung bài cần dạy.

          -   Có ĐDDH phù hợp với bài dạy.

1

 


           -   Chuẩn bị hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.

2.Thực hiện thông tư 58 và tổ chức kiểm tra định kỳ : Nghiêm chỉnh thực hiện thông tư 58 và tổ chức kiểm tra định kì theo lịch đã thống nhất. GV không tạo áp lực cho học sinh trong các kỳ kiểm tra.

3.Dạy học theo hướng cá thể : Sau khi được tập huấn phương pháp dạy cá thể Gv đã áp dụng vào công tác giảng dạy kết quả tốt, qua đó một số học sinh còn chậm đã có sự tiến bộ rõ rệt

4.Tổ chức các hoạt động dạy học : Gv áp dụng nhiều phương pháp dạy học khi lên lớp. Cập nhật kịp thời các phương pháp mới được bồi dưỡng theo chuyên đề của ngành của trường.

5. Buổi thứ hai : Học sinh được tổ chức ôn tập các kiến thức đã được học, tổ chức cho học sinh tự ôn tập, BDHSG,dạy thêm học thêm.  Tổ chức tốt các buổi ngoại khóa cho học sinh.

6.“Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực”, “Xây dựng môi trường học tập tích cực”. Chia sẻ kinh nghiệm, đến tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập về trường học thân thiện với các trường . Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các chuyên đề về Tâm lý lứa tuổi, về cách quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục tích cực. Nhà trường quan tâm tu bổ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, sạch đẹp và thuận lợi cho các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh

* Cụ thể:

+ Đ/c Pháp: -Chỉ đạo chung các đ/c trong tổ thực hiện tốt các chỉ tiêu đã cam kết.

-         Tổ chức cho các đ/c trong tổ thể hiện chuyên đề tiết dạy

-         Thúc đẩy phong trào tự làm đồ dùng dạy họcvà sử dụng thiết bị.

-         Thúc đẩy công tác bồi dưỡng, công tác phụ đạo để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Tổ chức đi thực tế gia đình học sinh.

-         Chỉ đạo tốt việc trang trí lại phòng học.

-         Chỉ đạo tổ làm tốt công tác bồi dưỡng,tập luyện cho hội khỏe phù đổng.

-         Chất lượng khảo sát Toán 9A tăng 4 em chiếm 13,3% còn lại

-         Chất lượng bộ môn: Đưa 6 em yếu lên hạng TB đạt 20% còn lại.

-         Chất lượng khảo sát Toán 8A tăng 4 em chiếm 16,4% còn lại

-         Chất lượng bộ môn: Đưa 3 em yếu lên hạng TB đạt 12,5% còn lại

+ Đ/c Hóa: - Tăng cường công tác dạy thực hành ở phòng thực hành

-         Có kế hoạch tuyển chọn,bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển sinh của trường lọt vào đội tuyển.

-         Dạy thể hiện chuyên đề “ Một số kinh nghiệm khi tiến hành thí nghiệm thực hành môn sinh lớp 8”.

-         Tăng cường chuyên đề tiết dạy,sử dụng thiết bị

-         Tăng cường dạy ở phòng thực hành.

-         Chất lượng khảo sát tăng 18 em chiếm 8,6% còn lại

-         Chất lượng bộ môn: Đưa 22 em yếu lên hạng TB đạt 10,4% còn lại

1

 


+Đ/c Sen: -Tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh đi thực tế gia đình học sinh để nắm tình hình

-         Tăng cường chuyên đề tiết dạy,sử dụng thiết bị

-         Trang trí lại phòng học của lớp

-         Thể hiện chuyên đề “ Chúng em làm TN” vào 26/3 vào buổi chào cờ đầu tuần.

-         Có kế hoạch tuyển chọn,bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển Hóa của trường lọt vào đội tuyển.

-         Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém.

-         Chất lượng khảo sát tăng 5 em chiếm 4,7% còn lại

-         Chất lượng bộ môn: Đưa 14 em yếu lên hạng TB đạt 14,1% còn lại.

+ Đ/c Thủy:

-Tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh đi thực tế gia đình học sinh để nắm tình hình

- Trang trí lại phòng học của lớp

-Tăng cường chuyên đề tiết dạy

-         Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém.

-         Chất lượng khảo sát tăng 2 em chiếm 3,4% còn lại

-         Chất lượng bộ môn: Đưa 6 em yếu lên hạng TB đạt 10,2% còn lại.

+ Đ/c Dung:

- Kiểm tra  chặt chẽ việc học ở nhà của học sinh.

-Tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh,đi thực tế gia đình học sinh để nắm tình hình

- Trang trí lại phòng học của lớp

-Tăng cường chuyên đề tiết dạy

-         Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém.

-         Chất lượng khảo sát tăng 1 em chiếm 6,7% còn lại

Chất lượng bộ môn: Đưa 2 em yếu lên hạng TB đạt 8% còn lại

+ Đ/c Thúy:

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh đi thực tế gia đình học sinh để nắm tình hình

- Trang trí lại phòng học của lớp

-Tăng cường chuyên đề tiết dạy,sử dụng thiết bị

-         Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém.

-         Chất lượng khảo sát tăng 8 em chiếm 17,4% còn lại

Chất lượng bộ môn: Đưa 6 em yếu lên hạng TB đạt 13,1% còn lại.

+ Đ/c Hoa:Bồi dưỡng tập luyện đội tuyển chuẩn bị cho hội khỏe phù đổng sắp tới

+ Đ/c Khánh Dung:

- Tăng cường chuyên đề tiết dạy

-Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém

- Có kế hoạch tuyển chọn,bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển Tin của trường chuẩn bị cho năm sau.

-Hoàn chỉ tiêu chất lượng.

1

 

nguon VI OLET