TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN - VẬT LÍ                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                            -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN THỐNG NHẤT GIÁO ÁN BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 3 / 2016

Thời gian: Vào lúc 15 g, ngày  31/ 03 / 2016

Địa điểm: Phòng phó Hiệu Trưởng

Thành phần tham dự: GV nhóm vật lí

Vắng : Không

Người chủ trì: Nguyễn Văn Thượng – Tổ trưởng

NỘI DUNG

Thảo luận thống nhất giáo án bài “Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ”

1. Mục tiêu của bài dạy:

-Kiến thức: Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

- năng:Rèn kĩ năng dựng hình, thực nghiệm hoạt động nhóm tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hóa hiện tượng.

-Thái độ:phát huy được sự say mê khoa học.

2. Chọn bài dạy: Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ.    

 Kiểu bài : Hình thành kiến thức mới

 Nhóm soạn giáo án (Thiết kế bài dạy ):

Họ và tên giáo viên

Chức vụ

Đặng Thị Hòa

Nhóm  trưởng

Trần Thị Ngà

Thành viên

Nguyễn Trọng Ly

Thành viên

 

 

 

 

3. Những nội dung thống nhất giáo án:

-Chuẩn bị GV và HS::

GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh (4 nhóm) những dụng cụ sau:

 + 1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 5 cm

 + 1 giá quang học

 + 1 nguồn sáng – Khe sáng hình chữ F

 + 1 màn hứng

HS: Học bài về nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Phương pháp: Thực nghiệm, Vấn đáp, hoạt động nhóm....

- Phân bố thời gian: Như đã ghi trên giáo án

 Kiểm tra bài cũ:

 1/ Cách nhận biết một thấu kính hội tụ ?

 2/ Trình bày 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

 3/ Từ 1 điểm sáng S trước thấu kính hội tụ, vẽ 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính ?

 Dạy bài mới: Các hoạt động của GV và học sinh được thảo luận và thống nhất trong giáo án.

 Khi tiến hành dạy người dạy cần chú ý:

 + GV dạy cần quan tâm đến tất cả các học sinh, không dạy trước và huấn luyện trước cho học sinh về nội dung bài học.

 + Phát huy d ược tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các học sinh đều được tham gia nghiên cứu xây dựng bài, chú ý đến đối tượng học sinh yếu như em Hoàng, Trọng, Bình, Dương. Chú ý khai thác học sinh có khả năng tư duy tốt như em Quyên, Yến, Hương, Tài, Hoàng Anh ....

 + Xác định loại bài học ẢNH CỦA 1 VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ là dạng bài học hình thành kiến thức mới.

 + GV giới thiệu bài học trực tiếp qua câu hỏi bài cũ và dụng cụ thí nghiệm

 Hướng giải quyết: Để học sinh làm thí nghiệm, thảm luận nhóm thống nhất nội dung kiến thức cần lĩnh hội.

? Mục đích của thí nghiệm ?

? Nêu dụng cụ và công dụng của từng dụng cụ đó ?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm nghiên cứu nội dung bài đưa ra ý kirns của nhóm mình. GV thống nhất các đơn vị kiến thức cần giải quyết trong bài học.

- Nội dung bài học được chia ra những đơn vị kiến thức:

Phần 1: Làm thí nghiệm khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự.

 + Vật đặt ở rất xa thấu kính.

 + Vật đặt cách thấu kính 1 khoảng d > 2f.

 + Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 1 khoảng d: f < d < 2f

Phần 2: Đặt vật trong khoảng tiêu cự.

 + Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 1 khoảng d: d < f

 + Dịch chuyển 1 khoảng d: d = 2f

? Ảnh thật hay ảnh ảo ? Cùng chiều hay ngược chiều với vật ?

- Các nhóm học sinh tự làm thí nghiệm, thống nhất kết quả trong phiếu học tập.

- Cách dựng ảnh và tính toán.

- Dựng ảnh trong 2 trường hợp

 + Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự (d > f)

 + Vật đặt trong khoảng tiêu cự (d < f)

- Tính toán theo số liệu đưa ra.

Củng cố: Bằng các câu hỏi trắc nghiệm.

Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm các bài tập SBT. Đọc trước bài mới.

- Dự kiến tình huống và cách xử lí:

+ Làm thí nghiệm có thể không nhìn rõ ảnh của vật Kiểm tra lại nguồn sáng, màn chắn, ánh sáng của lớp học.

+ Vẽ ảnh của vật có thể nhỏ hơn vật, có thể lớn hơn vật – Giải thích cho hs hiểu từng trường hợp có thể xẩy ra.    

4 .Giáo viên dạy minh họa: Đặng Thị Hòa

    Lớp dạy: 9A.   Địa điểm dạy: Tại lớp 9A

  Thời gian dạy minh họa: 14/04/2016

                                                 Biên bản kết thúc vào lúc 16h 45 phút cùng ngày.

                                                           T/M nhóm thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG: THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: VẬT LÍ              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               -----------------

THỂ HIỆN BÀI DẠY SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THÔNG QUA NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Tháng: ...... / ........

 Tên bài dạy :...............................................................................................Tiết PPCT:................

Lớp dạy:........................... Tiết ngày:............ Địa điểm: ..............................................................

 Giáo viên dạy:...............................................................................................................................

Giáo viên dự :  Toàn tổ

 GVvắng : ......................................................................................................................................

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      Người tổng hợp

 

 

 

TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN – VẬT LÍ                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                          -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 04 / 2016

Thời gian: Vào lúc 15h 10 phút, ngày 14 / 04 / 2016

Địa điểm: Phòng phó hiệu trưởng

Thành phần tham dự: GV tổ KHTN (8/8 đc)

Vắng (nêu cụ thể họ tên): Không

          Người chủ trì: Đ/C Nguyễn Văn Thượng – Tổ trưởng.

     Nội dung: Thảo luận về bước suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy minh họa.

     Người thực hiện: Đặng Thị Hòa

  1. Đ/C Đặng Thị Hòa cảm nhận những thành công và những điều chưa hài lòng về tiết dạy:

- Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.

- Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm khi tiến hành thí nghiệm để tự tìm ra kiến thức mới.

- Các nhóm tích cực hoạt động, đưa ra các câu hỏi để cùng nhau thảo luận giữa các nhóm, thống nhất nội dung kiến thức cần lĩnh hội.

- Đã sử lí các tình huống xẩy ra trong tiết học kịp thời.

- Diễn biến quá trình bài dạy minh họa:

 + Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu vào bài mới.

 + Nêu mục đích và dụng cụ của thí nghiệm.

 + HS đưa ra các phương án để nghiên cứu nhằm tìm kiếm nội dung kiến thức.

 + GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để tự mình tìm ra nội dung kiến thức.

 + HS làm thí nghiệm, quan sát, ghi chép lại kết quả. Hoàn thành phiếu học tập.

 + Vẽ hình, làm bài tập tính toán.

 + Củng cố nội dung kiến thức bằng các câu hỏi trắc nghiệm.

 + Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài.

2. GV dự giờ chia sẽ ý kiến:

- Các hoạt động của nhóm 2,3,4 hoạt động tương đối hiệu quả. 1 số học sinh ở nhóm 1 chưa chú ý vào các hoạt động như em Hiệp, em Tâm. Còn đa số các em học sinh hoạt động tốt.

- Các nhóm đã tích cực làm thí nghiệm, nghiên cứu các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời.

- Các câu hỏi đưa ra đã thể hiện được toàn bộ nội dung của bài.

- Qua bài học học sinh đã có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Đã có tình huống khá hay: Học sinh có thể vẽ ảnh của vật lớn hơn vật, nhỏ hơn vật đã thể hiện được sự tự tìm tòi kiến thức mới.

3. Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng CM:

- Qua các ý kiến đóng góp của các đ/c giáo viên trong tổ, chúng ta thấy rằng giáo viên và học sinh đã đạt được mục đích của bài học.

- Giờ dạy của giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức mới.

4. Rút kinh nghiệm:

- Cần có nhiều tình huống trong thực tế hơn nữa để các em liên hệ giữa kiến thức vừa lĩnh hội được với thực tế hàng ngày.

- Cần quản lí, động viên khích lệ học sinh ngay mỗi phần học để các em có hứng thú học tập giúp cho việc lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

- Chú ý tạo ra các trò chơi, trong trò chơi học sinh có thể lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức nhanh và thoải mái hơn.

5. Triển khai mục tiêu của đợt sinh hoạt CM thông qua NCBH lần sau:

 

     - Đây là giờ dạy theo hướng đổi mới và có nhiều ý tưởng tốt nên cần tiếp tục phát huy.

     - Hiệu quả của hình thức SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó,  

     người dự gần gũi với học sinh, qua đó học sinh cảm thấy gần gũi với thày cô hơn.

 Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và soạn giảng tiết dạy minh họa theo NCBH nhiều hơn

    nữa trong thời gian tới.

 

                                                   Biên bản kết thúc vào lúc 16h 50 phút cùng ngày.

                             Thư kí                                                                             Tổ trưởng

 

 

 

Đặng Thị Thúy Hương                                                        Nguyễn Văn Thượng

 

nguon VI OLET