TRƯỜNG: THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN - CN                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                            -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN THỐNG NHẤT GIÁO ÁN BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 11 / 2016

Thời gian: Vào lúc 15h 20 phút, ngày 03 / 11 / 2016

Địa điểm: Phòng phó hiệu trưởng

Thành phần tham dự: Giáo viên nhóm Công nghệ

Vắng : Không

Người chủ trì: Hoàng Thế Vinh – Nhóm trưởng

NỘI DUNG

Thảo luận thống nhất giáo án bài “Vệ sinh an toàn thực phẩm

 1. Mục tiêu của bài dạy:

 - Nêu được khái niệm và vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm.

- HS trình bày được nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Năng lực.

- Năng lực tự học,giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.

2. Chọn bài dạy: Vệ sinh an toàn thực phẩm.            

 Kiểu bài : Hình thành kiến thức mới

 Nhóm soạn giáo án (Thiết kế bài dạy ):

Họ và tên giáo viên

Chức vụ

Hoàng Thế Vinh

Nhóm  trưởng

    Đặng Thị Thúy Hương

Thành viên

 

 

3. Những nội dung thống nhất giáo án:

-Chuẩn bị GV và HS:

GV: + Lập kế hoạch bài dạy, đọc kĩ tài liệu

HS:  Đọc và làm bài trước ở nhà theo HD của GV.

- Phương pháp:

 + Đàm thoại, thuyết trình, khăn trải bàn.

A. Hoạt động khởi động:

GV: Cho học sinh theo dõi 1 đoạn video nói về nhiễm độc thực phẩm.

HS: Trả lời câu hỏi sgk. Từ đó GV đặt vấn đề vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Phần 1: Tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

  1. HS hoạt động cá nhân đọc nội dung mục a và H16.
  2. Thảo luận nhóm ( Khăn trải bàn)

? Vì sao cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

? Ghép nội dung trong bảng với hình ảnh A, B, C, D.

Khi thảo luận xong yêu cầu 1 vài nhóm đại diện chia sẻ kết quả với cả lớp.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV chiếu kết quả cho các nhóm đối chiếu.

Phần 2: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

  1. HS hoạt động cá nhân đọc nội dung mục a và H17.
  2. HS thảo luận nhóm (Khăn trải bàn)

? Thế nào là ngộ độc thực phẩm ? Ngộ độc do những nguyên nhân nào ?

? Xếp các tình huống vào bảng mẫu sgk.

GV gọi một vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

HS: Tự chốt kiến thức.

C. Tổng kết.

GV cho hs xem đoạn video về ngộ độc thực phẩm và cách chữa trị.

   D. Hướng dẫn về nhà.

- Học nội dung bài học.

- Chuẩn bị trước mục 3,4

4 .Giáo viên dạy minh họa: Đ/C Hoàng Thế Vinh

    Lớp dạy: 6B   Địa điểm dạy: Lớp 6B

    Thời gian minh họa: 2 giờ chiều thứ 5 ngày 10/11/2016

                                                 Biên bản kết thúc vào lúc 16h 25 phút cùng ngày.

                                                           T/M nhóm thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN - CN                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                 -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 11 / 2016

Thời gian: Vào lúc 15h, ngày 10 / 11 / 2016

Địa điểm: Phòng phó hiệu trưởng

Thành phần tham dự: Giáo viên tổ KHTN

Vắng : Không

          Người chủ trì: Đ/C Nguyễn Văn Thượng – Tổ trưởng

          Thư ký: Đ/C Đặng Thị Thúy Hương

  1. Đ/C Hoàng Thế Vinh cảm nhận những thành công và những điều chưa hài lòng về tiết dạy:

- Bài dạy đã đưa ra tình huống có vấn đề bằng video thu hút được học sinh.

- Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.

- Đã khai thác được các hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi thảo luận để tự tìm ra kiến thức mới.

- Học sinh các nhóm tích cực hoạt động, để cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung kiến thức cần lĩnh hội.

- Phương pháp áp dụng là hoạt động nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn đã phát huy được tối đa ý kiến cá nhân cũng như tập thể.

      - Giáo viên đã sử lí các tình huống xẩy ra trong tiết học kịp thời.

      - Đã có những tình huống giáo dục học sinh giữ vệ sinh an toàn thực phẩm sát với đời sống thực tiễn nhờ đó học sinh biết áp dụng vào ngay cuộc sống hàng ngày.

      - Diễn biến quá trình bài dạy minh họa:

 + Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu vào bài mới.

 + HS đưa cùng tham gia thảo luận để cùng nhau tìm kiếm nội dung kiến thức.

 + GV hướng dẫn HS quan sát tranh, thông tin SGK để tự mình tìm ra nội dung kiến thức.

 + Củng cố nội dung kiến thức bằng video.

 + Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài.

  1. GV dự giờ chia sẽ ý kiến:

Đ/c Hương

Ưu điểm:

-         Đã truyền thụ được mục đích, nội dung yêu cầu của bài học.

-         Gv và HS hoạt động khá nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.

-         HS đã tự mình cùng với nhóm thống nhất được nội dung kiến thức.

Tồn tại:

-         Hình ảnh đưa ra chưa thật sát với địa phương.

-         Một số HS ở một số nhóm hoạt động chưa tích cực => Với những trường hợp đó GV cần áp sát động viên, khơi gợi

Đ/c Nguyên

     Ưu điểm:

-         HS các nhóm đã hoạt động tốt và tự mình tìm ra kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

-         Đa số học sinh đã có ý thức hoạt động theo nhóm.

-         HS đã biết được thế nào là thực phẩm bẩn và tác hại khi sử dụng thực phẩm bẩn.

     Tồn tại:

-         Bài soạn cần đưa ra tình huống trước khi khơi gợi sự tò mò của HS để từ đó HS thích thực sự trong việc học

Đ/c Hòa

-         Một số hình ảnh đưa lên còn chưa rõ nên HS dễ nhầm nội dung kiến thức, vì vậy cần phải chỉnh sửa

-         Video đầu tiên đưa lên lên chọn lồng tiếng bằng tiếng việt để hs dễ theo dõi.

  1. Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng CM:

Qua các ý kiến đóng góp của các đ/c tham gia dự giờ:

- Tiết học nàu có nội dung rất gần với đời sống vì thế cần có nhiều tình huống thực tế hơn để hs tranh luận tìm ra kiến thức.

- Nhìn chung bài dạy đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức, phương pháp linh hoạt

- Tiết dạy theo NCBH đã khích lệ được học sinh cả lớp cùng thao gia, các em học tập tích cực sôi nổi, hào hứng rất hiệu quả.

- Học sinh đã phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học phụ hợp với nội dung của bài đã kích thích được tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.

- Khả năng theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh trong các hoạt động khá hợp lí.

4. Rút kinh nghiệm:

- Khi soạn và giảng bài cần có nhiều tình huống, câu hỏi liên hệ với thực tế nhiều hơn nữa để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức hơn.

- Cần tạo nhiều câu hỏi tình huống thực tế tạo hứng thú cho học sinh.

- Có nhiều hình thức động viên khích lệ học sinh mỗi khi các em trả lời đúng.

- Có thể xây dựng những trò chơi để học sinh vừa chơi vừa lĩnh hội kiến thức.

- Với một số học sinh chưa tập trung GV cần chú ý nhiều hơn để nhắc nhở động viên.

5. Triển khai mục tiêu của đợt sinh hoạt CM thông qua NCBH lần sau:

 - Bài dạy theo phương pháp NCBH đã kích thích được sự tự giác học tập của học sinh, các em nắm bài và ghi nhớ kiến thức rất tốt. Vì thế chúng ta cần tích cực soạn giảng theo phương pháp này trong những năm tới.

 - Giáo viên trong nhóm, trong tổ góp ý cho nhau cởi mở và gần gũi hơn.

 - Đây là gi dạy theo hướng đổi mới và có nhiều ýởng tốt nên cần tiếp tục.

           - Đề nghị nhóm trưởng các nhóm lên kế hoạch cử thành viên của nhóm tham gia tiết dạy theo phương pháp NCBH thường xuyên hơn.

           - Đề nghị nhóm Toán họp chuẩn bị bài dạy lần tiếp theo.

 

                                                   Biên bản kết thúc vào lúc 16h 30 phút cùng ngày.

                      Tổ trưởng                                                                           Thư ký

 

 

 

     Nguyễn Văn Thượng                                                    Đặng Thị Thúy Hương

 

nguon VI OLET