TRƯỜNG: THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN - SINH                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                            -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN THỐNG NHẤT GIÁO ÁN BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 12 / 2015

Thời gian: Vào lúc 14h 30 phút, ngày 03 / 12 / 2015

Địa điểm: Phòng phó hiệu trưởng

Thành phần tham dự: Giáo viên nhóm sinh học

Vắng : Không

Người chủ trì: Nguyễn Văn Thượng – Tổ trưởng

NỘI DUNG

Thảo luận thống nhất giáo án bài “Cấu tạo trong của phiến lá”

1. Mục tiêu của bài dạy:

-Kiến thức:

 + Học sinh nắm được cấu tạo của biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ và trao đổi khí.

 + Trình bày được đặc điểm cấu tạo trong của phiên lá: Thịt lá và gân lá thấy được mỗi phần có chức năng riêng.

 + Hiểu và giải thích được sự khác nhau về mầu sắc giữa hai mặt lá.

- năng:

 + Thực hiện được kỹ năng quan sát, vẽ hình và thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGK.

 + Thực hiện việc sử lí thành thạo xử lí thông tin và thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của phiến lá.

-Thái độ:

 + Thói quen, lòng yêu thích say mê môn học

 + Tính cách nghiêm túc.

2. Chọn bài dạy: Cấu tạo trong của phiến lá.             Kiểu bài : Hình thành kiến thức mới

 Nhóm soạn giáo án (Thiết kế bài dạy ):

Họ và tên giáo viên

Chức vụ

Đặng Thị Thúy Hương

Nhóm  trưởng

Nguyễn Văn Thượng

Thành viên

Hoàng Thế Vinh

Thành viên

 

 

 

 

3. Những nội dung thống nhất giáo án:

-Chuẩn bị GV và HS:

GV: + Máy chiếu

  + Một số hình ảnh trong bài: H 20.1 – 20.4 SGK/65,66

  + Một số hình ảnh thực tế

  + Mô hình cấu tạo một phiến lá cắt ngang.

HS: Xem bài và chuẩn bị như phần hướng dẫn.

- Phương pháp:

 + Quan sát, hoạt động nhóm, vấn đáp ......

- Phân bố thời gian: Ghi trong giáo án

 Kiểm tra bài cũ:

  1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
  2. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?

Dạy bài mới

Phần 1: Tìm hiểu về biểu bì.

GV: Chiếu hình ảnh H.20.1, 20.3 sách giáo khoa, cho hs quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu thông tin thảo luận nhóm , hoàn thiện phiếu học tập.

? Đặc điểm của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ và cho ánh sáng đi qua?

? Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?

HS Thảo luận, tự mình rút ra kiến thức.

Phần 2: Tìm hiểu về thịt lá

GV: chiếu hình 20.4 sgk cho hs quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin để thực hiện phần lệnh sgk/66

-HS: quan sát tranh, đọc thông tin, trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi.

-HS đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các em khác bổ sung.

Qua quan sát hình ảnh hs tìm được những điểm khác nhau giữa 2 tế bào thịt lá. Từ đó nêu được đặc điểm của tế bào thịt lá.

? Tại sao tế bào thịt lá ở mặt trên lại đậm hơn tế bào thịt lá ở mặt dưới?

HS giải thích được các mầu sắc lá trong thực tế.

Phần 3: Tìm hiểu về gân lá

Chiếu hình ảnh phóng đại về gân lá, đồng thời cho các em quan sát mẫu vật thật.

HS hoạt động độc lập trả lời.

? Gân lá có cấu tạo như thế nào?

Hs hoạt động độc lập, chốt kiến thức.

? Nếu cây không có lá sự sinh trưởng phát triển của cây xẽ như thế nào ?

HS liên hệ thực tế trả lời.

Củng cố: Học sinh chơi trò chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức

Hướng dẫn học ở nhà:

- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới.

? Việc bịt lá bằng băng đen nhằm mục đích gì?

? Phần nào của lá chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết ?

-Hệ thống câu hỏi: Các câu hỏi đưa ra theo các tình huống trong tiết dạy.

HS thảo luận, hoạt động theo nhóm, thống nhất chốt kiến thức.

- Dự kiến tình huống và cách xử lí:

Trong tự nhiên có một số loại lá có mầu khác mầu xanh thì nó có chất lục lạp không?

Do lá có chất sắc tố mầu đặc trưng len làm cho lá có mầu khác.

4 .Giáo viên dạy minh họa: Đ/C Nguyễn Văn Thượng

    Lớp dạy: 6B   Địa điểm dạy: Lớp 6B

  Thời gian minh họa:

                                                 Biên bản kết thúc vào lúc 16h 25 phút cùng ngày.

                                                           T/M nhóm thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

 TỔ KHTN: MÔN - SINH                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                 -----------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY MINH HỌA

Tháng: 12 / 2015

Thời gian: Vào lúc 15h, ngày 10 / 12 / 2016

Địa điểm: Phòng phó hiệu trưởng

Thành phần tham dự: Giáo viên tổ KHTN

Vắng (nêu cụ thể họ tên): Không

          Người chủ trì: Đ/C Nguyễn Văn Thượng – Tổ trưởng

  1. Đ/C Nguyễn Văn Thượng cảm nhận những thành công và những điều chưa hài lòng về tiết dạy:

- Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.

- Đã khai thác được các hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi thảo luận để tự tìm ra kiến thức mới.

- Học sinh các nhóm tích cực hoạt động, để cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung kiến thức cần lĩnh hội.

      - Giáo viên đã sử lí các tình huống xẩy ra trong tiết học kịp thời.

      - Đã có những tình huống giáo dục học sinh bảo vệ cây xanh và môi trường.

      - Diễn biến quá trình bài dạy minh họa:

 + Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu vào bài mới.

 + HS đưa cùng tham gia thảo luận để cùng nhau tìm kiếm nội dung kiến thức.

 + GV hướng dẫn HS quan sát tranh, thông tin SGK để tự mình tìm ra nội dung kiến thức.

 + Vẽ hình, liên hệ với thực tế.

 + Củng cố nội dung kiến thức bằng trò chơi.

 + Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài.

  1. GV dự giờ chia sẽ ý kiến:

Đ/c Hương

Ưu điểm:

-         Đã nêu được mục đích của bài

-         Gv và HS hoạt động khá nhịp nhàng

-         HS đã tự mình cùng với nhóm đưa ra được nội dung kiến thức cần lĩnh hội

Tồn tại:

-         Mẫu vật thật đưa ra cần đầy đủ 3 loại gân lá để HS phân biệt

-         Một số HS ở một số nhóm hoạt động chưa tích cực => Với những trường hợp đó GV cần áp sát động viên, khơi gợi

Đ/c Ngà

     Ưu điểm:

-         HS các nhóm đã hoạt động tốt và tự mình tìm ra kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên

     Tồn tại:

-         Bài soạn cần đưa ra tình huống trước khi khơi gợi sự tò mò của HS để từ đó HS thích thực sự trong việc học

Đ/c Ly

-         Một số hình ảnh đưa lên còn chưa rõ nên HS dễ nhầm nội dung kiến thức, vì vậy cần phải chỉnh sửa

Đ/c Thượng

  1. Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng CM:

Qua các ý kiến đóng góp của các đ/c tham gia dự giờ:

- Bài dạy đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức, phương pháp linh hoạt

- Tiết dạy theo NCBH đã khích lệ được học sinh cả lớp cùng thao gia, các em học tập tích cực sôi nổi, hào hứng rất hiệu quả.

- Học sinh đã phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

4. Rút kinh nghiệm:

- Khi soạn và giảng bài cần có nhiều tình huống, câu hỏi liên hệ với thực tế nhiều hơn nữa để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức hơn.

- Cần chuẩn bị nhiều mẫu vật thật, tạo hứng thú cho học sinh.

- Có nhiều hình thức động viên khích lệ học sinh mỗi khi các em trả lời đúng.

- Có thể xây dựng những trò chơi để học sinh vừa chơi vừa lĩnh hội kiến thức.

5. Triển khai mục tiêu của đợt sinh hoạt CM thông qua NCBH lần sau:

 - Bài dạy theo phương pháp NCBH đã kích thích được sự tự giác học tập của học sinh, các em nắm bài và ghi nhớ kiến thức rất tốt. Vì thế chúng ta cần tích cực soạn giảng theo phương pháp này trong những năm tới.

 - Giáo viên trong nhóm, trong tổ góp ý cho nhau cởi mở và gần gũi hơn.

 - Đây là gi dạy theo hướng đổi mới và có nhiều ýởng tốt nên cần tiếp tục.

 

                                                   Biên bản kết thúc vào lúc 16h 30 phút cùng ngày.

                      Thư kí                                                                             Tổ trưởng

 

 

 

Đặng Thị Thúy Hương                                                        Nguyễn Văn Thượng

 

nguon VI OLET