CHUYÊN ĐỀ: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

1. Vật thể
-   Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.
-   Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
2. Chất
-   Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
-   Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.
3. Hỗn hợp
-  Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.
- Hỗn hợp gồm có 2 loại:
+ Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần. VD: Hỗn hợp nước và rượu.
+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước.
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết)
-  Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…
VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước thu được muối ăn.
4. Nguyên tử
      -  Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.
Cấu tạo

Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.
- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4…  tối đa 8e
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).
5. Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học
- Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hóa học (KHHH)
         VD:  + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na + Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O
6. Nguyên tử khối
-       Đơn vị cacbon: theo qui ước, người ta lấy  khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon.
VD: C = 12 đvC, H = 1 đvC; O = 16 đvC; Ca = 40 đvC; Cl = 35,5 đvC…
-       Nguyên tử khối: là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
-       Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
-       Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên).
-       Oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
7. Đơn chất - Hợp chất


Đơn chất
Hợp chất (AxBy)

1.Định nghĩa
Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
VD:- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
VD:- Nước: H2O Nguyên tố H và O.
-Axit sunfuric: H2SO4 Nguyên tố H, S và O    

2.Phân loại
+ Đơn chất kim loại (A): Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
+ Đơn chất phi kim (Ax): Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.
+ Hợp chất vô cơ: H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
+ Hợp chất hữu cơ:CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường)…

3.cấu tạo
+ Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít  nhau và theo một trật tự xác định.
+ Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).
- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định


8. Phân tử - Phân tử khối
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
VD: - Khí hiđro
nguon VI OLET