ĐỀ MINH HỌA
THEO HƯỚNG TINH GIẢN
BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA LẦN 2 CỦA BGD 2020
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2020
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:

Câu 1 (NB): Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã
A. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời mới ra đời ở Nga.
B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
C. xóa bỏ hết những tàn dư của chế độ cũ ở nước Nga.
D. cải tổ các Xô viết công nhân - nông dân - binh lính.
Câu 2 (VD): Điểm khác biệt căn bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì?
A. Hình thức và phương pháp đấu tranh. B. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
C. Tính chất và khuynh hướng cứu nước. D. Quy mô, địa bàn và kết quả phong trào.
Câu 3(TH): Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
B. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới.
C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang.
Câu 4 (VD): Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính xác?
A. Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng.
B. Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70.
C. Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang.
Câu 5 (NB): Trong quá trình kháng chiến (1858-1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp?
A. Từ 3-1960, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc.
B. Sau khi đối phương chiếm được thành Gia Định (2-1959).
C. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại (cuối 1859).
D. Khi Na-pô-nê-ông băng hà, nội bộ nước Pháp lục đục (1860).
Câu 6 (TH): Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây sau chiến tranh.
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Ý thức giành độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng các dân tộc.
Câu 7 (TH): Trong năm 1945, các hội nghị nào của ba cường quốc Đồng minh có những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam?
A. Hội nghị Ianta và Hội nghị Băngdung. B. Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.
C. Hội nghị Pốtxđam và Hội nghị Hoóc-môn. D. Hội nghị Pốtxđam về kí văn bản đầu hàng.

Câu 8 (VD): Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Câu 9 (NB): Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:
A. Mĩ. B.Anh. C. Liên Xô. D. Pháp.
Câu 10 (NB): “Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của:
A. Ấn Độ (1950-1990) B. Ấn Độ (1990-2000)
C. Campuchia (1954-1970)
nguon VI OLET