TS. PHẠM NGỌC SƠN




















20 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN HOÁ HỌC
(Dùng cho Kì thi Quốc gia năm 2015)
























Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam



ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2015
ĐỀ SỐ 1

Họ và tên thí sinh: ………………………….……………….. Số báo danh: …………………………………………………

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85;
Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I = 127; F = 19.


Câu 1: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 71,20 gam alanin và 52,50 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 10. Giá trị của m là:
A. 96,70 B. 101,74 C. 100,30 D. 103,9
Câu 2: Hòa tan hết 11,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO bằng dung dịch chứa 0,25mol H2SO4 và 0,15mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,08mol NO và a mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:
Phần I tác dụng với 97,5ml dung dịch KOH 2M thu được 6,42 gam một chất kết tủa.
Phần II tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 38,22 B. 29,15 C. 35,85 D. 32,26
Câu 3: Tổng số hạt proton, notron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mạng điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Ca, Fe. B. Na, K. C. Mg, Fe. D. K, Ca.
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và một axit cacboxylic (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với Na giải phóng ra 0,56 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (H2SO4 đặc xúc tác) thì thu được 1,48g một este (hiệu suất phản ứng đạt 100%). Biết tỉ lệ mol của ancol : axit là 2 : 3. Công thức axit là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
Câu 5: Dung dịch X có 0,1mol K+; 0,2mol Mg2+; 0,1mol Na+; 0,2mol Cl- và amol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là:
A. OH- và 20,3 B. NO3- và 42,9 C. NO3- và 23,1 D. OH- và 30,3
Câu 6: Cho các chất sau: K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Al, Li, Mg. Số chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 7: Nung nóng hoàn toàn 28,9g hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) (lượng oxi bị hòa tan không đáng kể). Thành phần phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 65,05%. B. 34,95%. C. 27,38%. D. 68.34%.
Câu 8: Cho các ion kim loại: Cu2+; Fe3+; Ag+; Zn2+; Ca2+. Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là
A. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+ B. Ca2
nguon VI OLET