PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Có nhiều ý kiến cho rằng: hạnh phúc nhất trong nghề đi dạy là dạy trên lớp. Xong về nhà không liên quan, đoái hoài đến công việc chủ nhiệm. Đúng, mới nhìn vào thì khỏe thật, hạnh phúc thật nhưng xin nhớ rằng cuộc đời mà đơn thuần chỉ dạy không thôi anh không thể thông minh lên được nữa ngoài chuyên môn, không có nhiều kỷ niệm trong cuộc đời dạy học. Bởi lẽ, nhờ công tác chủ nhiệm anh mới năng động, sáng tạo trong suy nghĩ thông qua quá trình tiếp xúc với sự thay đổi tâm sinh lý bất thường của học trò, sự ứng xử khôn khéo với phụ huynh, giáo viên bộ môn. Đồng thời là một người quản lý một tập thể lớp học tập, lao động, đầy cá tính,.. Xuất phát từ vấn đề nhận thức đó năm học 2010 - 2011, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Những giải pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao sự tự giác cho học sinh trong rèn luyện và học tập ”.
II. Cơ sở lý luận
Cha mẹ muốn gì ở con cái?- 73,5%: muốn con trở thành trí thức- 23,7%: muốn con giàu có- 26,6%: muốn con thành người có chức quyền. Xấu hổ vì con cái:- Xấu hổ vì con học hành không bằng con người khác: 78,3%- Xấu hổ vì mình nghèo hơn người khác: 42,4% (Nguồn: Điều tra xã hội học năm 2003 "Người Việt Nam trong quan niệm của các tầng lớp cư dân tiêu biểu" của Viện Nghiên cứu Con người thực hiện tại 6 địa phương trong đó có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh).
Hiện trạng bây giờ nước ta có chế độ giáo dục rất nặng . Học sinh phải học rất nhiều nên cũng có rất nhiều học sinh học " vẹt " và gian lận khi kiểm tra làm giảm chất lượng của ngành giáo dục . Nhưng chúng ta cũng rất tự hào vì cũng có những học sinh nước nhà đi dự thi nhiều môn học ở nhiều nước trên thế giới và hầu như họ đều dành được giải thưởng cao. Vả lại gần đây, bạo lực học đường xuất hiện ở nhiều nơi và có xu hướng gia tăng. Một loạt Clip học sinh đánh nhau được tung lên mạng, nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục của phụ huynh học sinh, Nhà trường đang bị buông lỏng. Để hạn chế thực trạng này, cần đến sự hợp sức từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó vai trò của mỗi giáo viên chúng ta là rất quan trọng. Trong lĩnh vực giáo dục, người Thầy không chỉ có lòng yêu nghề mến trẻ đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải lưu tâm đến việc nâng cao sự tự giác cho các em.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại học sinh bỏ học giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ lệ học sinh có học lực yếu còn nhiều, một bộ phận học sinh ý thức học tập chưa cao, thiếu sự quan tâm của gia đình, lơ là trong học tập và rèn luyện v.v... Trong những năm qua công tác chủ nhiệm của trường ta đã có những thành công nhất định, số học sinh khá giỏi trong học tập tăng lên, yếu kém giảm, học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt cũng tăng. Để có được điều đó mỗi giáo giáo viên chúng cần vận dụng tất cả những gì thu được trên gảng đường đại học và những kinh nghiệm sống để giáo dục thuyết phục các em nhằm nâng cao sự tự giác cho học sinh hơn trong học tập và rèn luyện. ” Đề làm được điều đó mỗi giáo viên chúng ta cần phải thực hiện tốt những công việc sau:

I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng mỗi chúng ta cần phải tìm niềm vui trong công việc qua sự tiến bộ của mỗi học trò. GVCN cần phải có sự nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi...GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò.
Ví dụ 1: Thỉnh thoảng, bản thân thường hay vào tham gia sinh hoạt 10 phút đầu giờ cùng học sinh. Cùng góp ý cho các em để sinh hoạt 10 phút đầu giờ được tốt hơn. Những buổi còn lại khi ở lại trường thứ 2, 4, 6 hay đứng ở trên văn phòng trường nhìn xuống lớp CN (11B7) xem mấy em sinh hoạt như thế nào, em nào đi trể,.. để góp ý thêm trong giờ sinh hoạt. Các em rất kính phục GVCN góp ý, khi BCS lớp đôi lúc các em vô tình báo cáo còn thiếu.
Ví dụ 2: Trong những ngày đến trường, bản thân thường hay ghé vào thăm lớp để có thể động viên các em hoặc hay nói chuyện khôi hài một số em
nguon VI OLET