Cá có biết đau không?

 

Câu hỏi xưa như Trái đất, nhưng nó chưa từng được trả lời dứt khoát.

Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để chữa..

Đau cũng được định nghĩa là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau (tiếng Anh: nociceptor)

(Truyện “Tam quốc diễn nghĩa:”Quan Vũ nén chịu đau, ngồi chơi cờ trong khi Hoa Đà lóc thịt, cạo xương vét chất độc ở tay)

Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà con vật có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn thương.

Cơ sở sinh học của cảm giác đau bao gồm cơ sở giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nó cho phép giải mã được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương tuy là một cảm giác khó chịu nhưng là một biểu hiện tích cực có giá trị báo động để cơ thể phản xạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Đau là kết quả của một quá trình sinh lý phức tạp gồm nhiều sự kiện và có sự tham gia của nhiều yếu tố. Thụ cảm thể: bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, gồm các loại thụ cảm thể nhận cảm đau thuộc cơ học, hóa học, nhiệt và áp lực.

Các chất trung gian hoá học: Cơ chế nhận cảm đau của các thụ cảm thể chưa được biết rõ ràng. Có thể các tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ giải phóng ra các chất trung gian hóa học như các kinin (bradykinin, serotonin, histamin), một sốprostaglandin, chất P... Các chất trung gian này sẽ tác động lên thụ cảm thể nhận cảm đau làm khử cực các thụ cảm thể này và gây ra cảm giác đau.

 

Một nghiên cứu mới đây kết luận rằng cá thiếu các thụ quan đau cần thiết trong não của chúng để trải nghiệm sự đau đớn theo kiểu giống như ở con người và những loài động vật khác.

Trong khi cá có các nociceptor – những thụ quan cảm giác phản ứng với các vật hoặc sự kiện gây tổn thương bằng cách gửi tín hiệu cảnh báo lên não – nhưng những thụ quan này ở cá không hoạt động giống như ở người, theo các tác giả của nghiên cứu trên.

Liệu cá có biết đau không?

 

“Cho dù cá có nhận thức, thì chẳng có lí do gì để giả sử rằng chúng có một khả năng đau giống như ở người,” các tác giả cho biết như thế trong bài báo đăng trên tạp chí Fish and Fisheries.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng một nhóm nociceptor, gọi là nociceptor sợi C, là nguyên nhân gây đau ở người nhưng hiếm gặp ở cá có vây và không có ở cá mập và cá đuối.

Một nhóm nociceptor khác, nociceptor A-delta, gợi tới một phản ứng phản xạ đơn giản khác căn bản với cảm giác đau chính cống, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng nhóm nghiên cứu trên đã bỏ qua một vài nghiên cứu khác mâu thuẫn với kết quả của họ.

Trong một nghiên cứu hồi năm 2003, người ta tiêm vào môi cá nọc ong hoặc dung dịch acid. Cá phản ứng ngay tức thì, chúng cọ môi lên thành hoặc đáy bể chứa, vẫy lung tung lên và thở ở tốc độ có thể sánh với tốc độ thở khi cá bơi ở tốc độ tối đa (theo các báo cáo trên tạp chí New Scientist).

Và một nghiên cứu hồi năm 2009 tìm thấy rằng sau khi chịu một sự kiện gây đau, cá tỏ ra phòng thủ hoặc có hành vi tránh né, cho thấy cá cảm thấy đau và ghi nhớ cảm giác đó.

“Có một số nghiên cứu mà chúng tôi tin rằng cung cấp đủ bằng chứng cho thấy cá thật sự cảm thấy đau, và đây cũng là quan điểm của chúng tôi,” một phát ngôn viên cho Hội Hoàng gia Chống Tàn bạo với Động vật trả lời báo Telegraph.

Chứng cứ rằng cá cảm thấy đau làm phát sinh mâu thuẫn giữa những người đam mê câu cá và những người đấu tranh bảo vệ quyền động vật, nhưng một trong các tác giả của nghiên cứu trên cho rằng tranh cãi như thế sẽ không dẫn tới đâu.

“Tôi nghĩ bảo vệ cá là rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ câu cá và khoa học cũng quan trọng nữa,” Robert Arlinghaus thuộc Viện Sinh thái học Nước ngọt Leibniz trả lời báo Telegraph.

“Có nhiều mâu thuẫn xung quanh chuyện cá có biết đau hay không, và những người thích câu cá thường bị miêu tả là kẻ tàn ác,” Arkinghaus nói. “Đó là một mâu thuẫn xã hội không cần thiết.”

*********

Phần I theo Wikipedia;  Phần II Theo LiveScience - Nguồn Thuvienvatly.com

PHH sơ tầm tổng hợp   7 - 2013

 

 

nguon VI OLET