CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

I.TÓM TẮT KIẾN THỨC

 1. Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

 - Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4....

 - Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2...

 - Các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2,...

  2. Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

 - Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HNO2,HF, H2CO3, H2SO3...

 - Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3, Cu(OH­)2...

 - H2O điện li rất yếu.

  3. Độ điện li của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hoà tan (no)

                                                           ()

 

4. Tích số ion của nước:     [H+][OH]  = 1,0.10-14

 5. Tính pH: Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch,người ta dùng pH với quy ước:

[H+] = 1,0.10-pH M → pH = -lg[H+]

 

Môi trường

[H+]

pH

Axit

> 1,0.10-7 M

< 7

Trung tính

= 1,0.10-7 M

= 7

Bazơ

< 1,0.10-7 M

> 7

6. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xay ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thanh ít nhất một trong các chất sau:

  • Chất kết tủa
  • Chất điện li yếu
  • Chất khí

- Phương trinh ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn, các chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí được gi nguyên dưới dạng phân tử.

  Lưu ý:

Trong dung dịch: -Tổng số mol điện tích dương của cation bằng tổng số mol điện tích âm của anion.

                     - Khối lượng muối bằng tổng khối lượng các ion tạo muối.

II. BÀI TẬP

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ NỒNG ĐỘ ION

 

Câu 1: Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch:

           a) Trong 0,2 l dung dịch có hòa tan 11,7 g NaCl

 b) Dung dịch HNO3 10% (D = 1,054 g/l)


           c) 250 ml dung dịch NaCl 0,1M trộn lẫn với 250ml dung dịch NaCl 0,2M

           d) Trộn lẫn 117 ml dung dịch có chứa 2,84g Na2SO4 và 212ml dung dịch có chứa 254 g NaCl và 354 ml H2O

Câu 2: Trong một dung dịch chứa a (mol) Ca2+, b (mol) Mg2+, c (mol) Cl-, d (mol) NO3-

           1) Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d

           2) Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu

Câu 3: Một dung dịch có chứa 2 loại cation là Fe2+ 0,1 mol ; Al3+ 0,2 mol cùng 2 loại anion là Cl- x mol và SO42-

y mol. Tính x; y biết khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 g chất rắn

Câu 4: 500ml một dung dịch chứa 0,1 mol K+  ; x mol Al3+ ; 0,1 mol NO3-y mol SO42-. Tính x; y biết khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 27,2 g chất rắn.

 

DẠNG 2: PHƯƠNG TRÌNH PHÂN TỬ, ION RÚT GỌN

Câu 1: Viết PTPT, PT ion rút gọn cho các phản ứng (nếu có) xảy ra giữa các cặp chất sau:


1. FeSO4  +  NaOH

2. Fe2(SO4)3  +  NaOH       

3. (NH4)2SO4  +  BaCl2  

4. NaF  +  HCl

5.  NaF + AgNO3     

6. Na2CO3  +  Ca(NO3)2 

7. Na2CO3  + Ca(OH)2    

8. CuSO4  +  Na2

9. NaHCO3  +  HCl     

10. NaHCO3  +  NaOH 

11. HClO  +  KOH        

12. FeS ( r )  +  HCl 

13. Pb(OH)2 ( r )  +  HNO3     

14. Pb(OH)2 ( r )  +  NaOH

15. BaCl2 + AgNO3

16. Fe2(SO4)3 + AlCl3

17. K2S  +   H2SO4  

18.  Ca(HCO3)2  +  HCl     

 19.  Ca(HCO3)2   +  NaOH 

  20.  Ca(HCO3)2   +  Ca(OH)2 

  21.  Fe(NO3)3  + Ba(OH)2

  1.               KHCO3  +  HCl
  2.               Cu(NO3)2  +  Na2SO4
  3.               CaCl2  +  Na3PO4
  4.               NaHS HCl
  5.               CaCO3  +  H2SO4

    27.  KNO3 + NaCl  

   28.  Pb(NO3)2   +  H2S  

   29.  Mg(OH)2 + HCl  

   30.  K2CO3  + NaCl

    31.  Al(OH)3  +   HNO3  

   32.  Al(OH)3  +   NaOH

   33.  Zn(OH)2 +  NaOH

   34.  Zn(OH)2  +   HCl


  


Câu 2: Viết PTPT và ion rút gọn cho các phản ứng theo sơ đồ sau:

  1. MgCl2       + ?         MgCO3 +      ?
  2. Ca3(PO4)2 + ?            ?           +     CaSO4
  3.   ? + KOH                   ?            +    Fe(OH)3
  4. ?   +   H2SO4             ? + CO2 + H2O

Câu 3: Viết PTPT cho các PT ion rút gọn sau:

  1. Ag+ + Br-        AgBr    e.   CO32- + 2H+        CO2 + H2O
  2. Pb2+ + 2OH-        Pb(OH)­2    f.    SO42- + Ba2+      BaSO4
  3. CH3COO- + H+    CH3COOH   g.    HS- + H+      H2S
  4. S2- + 2H+     H2S     h.    Pb2+ + S2-    PbS

Câu 4: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích

 a, Na+, Cu2+, Cl-, OH-      b, K+, Ba2+, Cl-, SO4 2-.

 c, K+, Fe2+, Cl-, SO4 2-.      d, HCO3-, OH-, Na+, Cl-


DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ pH VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

 

Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:

 - H2SO4 0,00005M

 - NaOH 0,0001M.

 - HNO3 12,6%, D= 1,12 g/ml.

Câu 2:.   a,Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml.

         b, Tính pH của dung dịch chứa 1,6 g NaOH trong 200ml.

Câu 3: Một dung dịch chứa 0,01 mol Cu2+, 0,02 mol Al3+, 0,02 mol Cl-, 0,04 mol SO42- và H+ trong 0,4 lít. ( bỏ qua sự thủy phân của của ion Cu2+ và Al3+)  . Tính pH của dung dịch.

Câu 4: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là bao nhiêu?

Câu 5:  Tính pH của dung dịch thu được khi cho:

 a. 1 lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch NaOH 0,005M.

 b. 50 ml dd HCl 0,12 M với 50 ml dd NaOH 0,1M.

   c. Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100ml dd HCl 1M và 400ml dd NaOH 0,375M

Câu 6:   Tính nồng độ các ion trong các dung dịch:

   a,HNO3, pH = 4 b, H2SO4 , pH= 3 c,KOH, pH= 9  d, Ba(OH)2, pH=10

Câu 8:   a. Cho 220ml dung dịch HCl có pH = 5 tác dụng với 180ml dung dịch NaOH có pH = 9 thì thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

  b. Cho 2,75 lít dung dịch Ba(OH)2 pH = 13 tác dụng với 2,25 lít dung dịch HCl pH = 1 thì thu được dung dịch B. Tính pH của dung dịch B.

Câu 9:   Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 2,0 lit dung dịch X có pH =13. Tính m.

Câu 10:   Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300ml dung dịch có pH= 10

Câu 11:   Tính thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M.

Câu 12:   Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Xác định giá trị pH của dung dịch X.

Câu 13:   Để trung hoà hoàn toàn 600ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu mililit dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH 1M.

Câu 14: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol , thu được m gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng có thể tích 500 ml và có pH = 12. Tính ma.

Câu 15:  Trộn 3 dung dịch H2SO4  0.1M ; HNO3 0,2M; HCl  0,3 M với những thể tích bằng nhau được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2 M và KOH 0,29 M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để khi trộn với 300 ml dung dịch A được dung dịch có pH = 2.

Câu 16: Cho dung dịch HCl có pH = 4. Hỏi phải pha loãng dung dịch trên bằng nước cất bao nhiêu lần để thu được dd HCl có pH = 6.

Câu 17: Cho dung dịch NaOH có pH = 13. Cần pha loãng dung dịch đó bằng nước cất bao nhiêu lần để thu được dd NaOH có pH = 10.

Câu 18: Pha loãng 10 ml dung dịch HCl với H2O thành 250 ml dung dịch có pH = 3. hãy tính nồng độ molcủa HCl trước khi pha và pH của dung dịch đó.

Câu 19: Thêm từ từ 100 gam dung dịch H2SO4 98% vào nước và điều chỉnh để được 1 lít dung dịch A. Tính nồng độ molcủa ion H+ trong A và pH của dung dịch A.

   Phải thêm vào 1 lít dung dịch A bao nhiêu dung dịch NaOH 1,8M để thu được:

  - Dung dịch có pH = 1.           - Dung dịch có pH = 12.


Câu 20: Tìm nồng độ mol của các ion trong dung dịch H2SO4 có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch trên bao nhiêu lần bằng dung dịch NaOH có pH = 12 để thu được dung dịch mới có pH = 5.

 

DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ ĐỘ ĐIỆN LI VÀ KCB CỦA DUNG DỊCH AXIT VÀ BAZ Ơ YẾU ( 11 NÂNG CAO)             

Câu 1: Dung dịch HClO 0,2M có nồng độ H+ bằng 0,008M. Tính độ điện li của HClO trong dung dịch.

Câu 2: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,01M biết = 4,25%.

Câu 3: Tính hằng số phân li của CH3COOH biết rằng độ điện li của axit trong dung dịch 0,1 M là 1,32%.

Câu 4: Tính độ điện li :

  - axit HClO (hipoclorơ) trong dung dịch 0,2M biết Ka = 4.10-8.

  - HCOOH nếu dung dịch 0,46%( D = 1) của axit đó có pH =3.

Câu 5: Tính pH:

  - dung dịch axit flohiđric HF 0,1 M biết hằng số phân li là 6,8.10-4.

  dung dịch CH3COOH 0.1 M sau khi đã cho thêm CH3COONa đến nồng độ 0,1 M. Biết hằng số phân li Ka = 1,8.10-5.

Câu 6: Tính nồng độ H+ (mol/l) trong các dung dịch sau:

 a. CH3COONa 0,1 M Biết Kb của CH3COO- là 5,71 .10-10.

 b. NH4Cl 0,1 M . Biết Ka của NH4+ là 5,56 .10-10.

Câu 7: Có hai dung dịch sau:

  a. CH3COOH 0,10M ( Ka= 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

 b. NH3 0,10M ( Kb= 1,80.10-5). Tính nồng độ mol cuả ion OH 

Câu 8: Tính nồng độ mol của các ion H+OH- trong dung dịch NaNO2 1M.  Biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5 .10-11.  

Câu 9.  Tính pH của của dung dịch HCOOH 10-3M = 0,13 và dung dịch NH310-2M, Kb = 1,8.10-5  

Câu 10: Một dung dịch có chứa 3 gam axit CH3COOH trong 250 ml dung dịch. Cho biết độ phân ly của axit là 1,4%.

 a. Tính nồng độ mol của phân tử và ion trong dung dịch axit đó.

 b. Tính pH của dung dịch axit trên.

 

DẠNG 5: DỰ ĐOÁN pH CÁC DUNG DỊCH. (11 NÂNG CAO)

Câu 1: Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò lưỡng tính, trung tính, axit hay bazơ: Al3+ ; NH4+ ; C6H5O- ; S2- ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; Na+ ; Cl- ; CO32- . Tại sao?

Hoà tan 6 muối sau đây vào nước: NaCl; NH4Cl ; AlCl3 ; Na2S ; Na2CO3 ; C6H5ONa  thành 6 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì?

Câu 2: Theo định nghĩa mới về axit- bazơ của Bronsted các ion: Na+ ; NH4+ ;

CO32- ; CH3COO- ; HSO4 ; HCO3-; K+ ; Cl- là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? Trên cơ sở đó hãy dự đoán pH của các dung dịch cho sau đây có giá trị như thế nào so với 7: Na2CO3 ; KCl ; CH3COONa ; NH4Cl ; NaHSO4.

Câu 3: Dùng thuyết Brosted hãy giải thích vì sao các chất AlOH)3 ; Zn(OH)2 ; H2O ;  NaHCO3 được coi là những chất lưỡng tính.

Câu 4: Viết công thức tổng quát của phèn Nhôm- Amoni, công thức của Xôda. Theo quan niệm mới về axit- bazơ thì chúng là những axit hay bazơ? Giải thích.

Câu 5: Cho a mol NO2 hấp thụ vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7? Giải thích.

 

nguon VI OLET