Evaluation Only. Created with Aspose.Pdf. Copyright 2002-2017 Aspose Pty Ltd.
ÔN TẬP HÌNH HỌC.  
CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG.  
1
. Điểm. Đường thẳng:  
a, Điểm:  
Điểm là một khái niệm cơ bản của hình học, ta không định nghĩa điểm mà chỉ hình dung nó,  
chẳng hạn bằng một hạt bụi rất nhỏ, một chấm mực trên mặt giấy,...  
-
-
-
Hai điểm không trùng nhau là hai điểm phân biệt.  
Bất cứ một hình hình học nào cũng đều là một tập hợp các điểm. Người ta gọi tên điểm bằng  
các chữ cái in hoa.  
b, Đường thẳng:  
-
Đường thẳng là một khái niệm cơ bản, ta không định nghĩa mà chỉ hình dung đường thẳng  
qua hình ảnh thực tế như một sợi chỉ căng thẳng, vết bút chì vạch theo cạnh thước,...  
-
-
Đường thẳng cũng là tập hợp các điểm.  
Đường thẳng không bị giới hạn về cả hai phía. Người ta đặt tên đường thẳng bằng một chữ  
thường, hoặc hai chữ thường, hoặc hai điểm bất kì thuộc đường thẳng.  
c, Quan hệ giữa điểm và đường thẳng: (được diễn tả bằng một trong các cách sau)  
a
A
B
+
+
+
+
Điểm A thuộc đường thẳng a, kí hiệu Aa  
Điểm A nằm trên đường thẳng a.  
Đường thẳng a chứa điểm A.  
+ Điểm B không thuộc đường thẳng a, kí hiệu Ba  
+ Điểm B không nằm trên đường thẳng a.  
+ Đường thẳng a không chứa điểm B.  
Đường thẳng a đi qua điểm A.  
+ Đường thẳng a không đi qua điểm B.  
-
Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói là ba điểm thẳng hàng. Khi ba điểm không  
cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.  
-
Trong 3 điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.  
C
a
A
B
Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C ta có thể nói:  
+
+
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.  
Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C, Hai điểm B và C nằm cùng phía  
đối với điểm A.  
+
Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.  
-
Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.  
d, Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:  
Hai đường thẳng a, b bất kì có thể:  
+
Trùng nhau: có vô số điểm chung.  
Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy  
fb.me/duyngonguyenthanh  
1
Evaluation Only. Created with Aspose.Pdf. Copyright 2002-2017 Aspose Pty Ltd.
+
+
Cắt nhau: chỉ có 1 điểm chung - điểm chung đó gọi là giao điểm.  
Song song: không có điểm chung nào.  
-
Chú ý:  
+
+
Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.  
Khi có nhiều đường thẳng cắt nhau tại 1 điểm ta nói chúng đồng quy tại điểm đó.  
Khi có nhiều đường thẳng nhưng trong đó không có hai đường thẳng nào song song và  
+
không có ba đường thẳng nào đồng quy, ta nói các đường thẳng này đôi một cắt nhau hoặc  
cắt nhau từng đôi một.  
2
. Tia:  
-
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc  
O, còn gọi là một nửa đường thẳng gốc O.  
-
Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước.  
Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.  
Chú ý:  
-
-
+
+
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.  
Hai tia Ox, Oy đối nhau. Nếu điểm A thuộc tia Ox và điểm B thuộc tia Oy thì điểm O nằm  
giữa hai điểm A và B.  
-
Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc.  
Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.  
. Đoạn thẳng:  
-
3
-
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Các điểm  
A, B gọi là hai mút (hoặc hai đầu) đoạn thẳng AB.  
CÁC DẠNG TOÁN  
DẠNG : 1 Tìm số đường thẳng đi qua n điểm cho trước mà không có 3 điểm nào thẳng  
hàng:  
-
Qua 1 điểm kẻ đến n-1 điểm còn lại ta có n-1 đường thẳng, làm như vậy với n điểm ta  
có n.(n-1) đường thẳng. Vì các đường thẳng xuất hiện 2 lần nên số đường thẳng tạo ra  
là n.(n-1):2  
Dạng 2: Qua n điểm trong đó có m điểm thẳng hàng có bao nhiêu đường thẳng?  
-
Qua n điểm có n.(n-1):2 đường thẳng. Qua m điểm không thẳng hàng có m.(m-1):2  
đường thẳng, Vì qua m điểm thẳng hàng chỉ có 1 đường thẳng nên số đường thẳng  
giảm đi là: m.(m-1):2-1 đường thẳng  
-
Vậy số đường thẳng cần tìm là: n.(n-1):2-[m.(m-1):2-1]  
Dạng 3: Tìm số điểm tạo bởi n đường thẳng cắt nhau mà không có 3 đường thẳng đồng  
quy.  
Qua n đường thẳng cắt nhau có n.(n-1):2 giao điểm  
Dạng 4: Cho n điểm tìm số đoạn thẳng tạo thành từ n điểm trên( không phân biệt thẳng  
hàng).  
Số đoạn thẳng tạo ra là : n.(n-1):2  
Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy  
fb.me/duyngonguyenthanh  
2
Evaluation Only. Created with Aspose.Pdf. Copyright 2002-2017 Aspose Pty Ltd.
Chú ý bài toán ngược: VD cho số đoạn thẳng tạo ra là 21 đoạn thẳng, tìm số điểm.  
Dạng 5: Tính số đường chéo, số tam giác tạo ra từ n điểm không có 3 điểm thẳng hàng.  
Số tam giác là: n(n-1)(n-2):6 và số đường chéo là n(n-1):2-n  
Dạng 6: Chứng minh một điểm nằm giữa 2 điểm  
-
-
-
-
Nếu OA và OB là hai tia đối nhau thì O nằm giữa A và B.  
Nếu OA và OB là hai tia trung nhau và OA
Nếu MA+MB=AB thì M nằm giữa.  
Nếu M thuộc đoạn thẳng AB thì M nằm giữa  
Dạng 7: Tính độ dài 1 đoạn thẳng  
-
-
Chỉ ra điểm nào nằm giữa.  
Viết biểu thức MA+MB=AB rồi thay số.  
Dạng 8:Chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.  
-
-
Chỉ ra điểm nằm giữa.  
Chỉ ra 2 độ dài bằng nhau.  
Dạng 9: Cho độ dài AB. Gọi M là điểm nằm trong AB, P và Q lần lượt là trung điểm  
AM và MB, Tính PQ?  
-
-
Chỉ ra mối quan hệ các điểm nằm giữa.  
AM+MB=AB, suy ra AP+PM+MQ+QB=AB, hay 2(QM+MP)=AB, suy ra QP=AB:2  
BÀI TẬP:  
Bài 1. a) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Các điểm A, M, N nằm trên đường thẳng d. Các  
điểm B, C không nằm trên đường thẳng d.  
b) Ghi kí hiệu theo các diễn đạt ở câu a.  
Bài 2. Cho hình vẽ:  
c
b
a) Kể tên các đường thẳng đi qua các điểm A, B, C,  
d
D
b) Đường thẳng c không đi qua các điểm nào?  
A
c) Đường thẳng c đi qua những điểm nào? Ghi kết  
quả bằng kí hiệu.  
d) Đường thẳng a đi qua các điểm nào và không đi  
qua các điểm nào?  
e) Điểm E thuộc đường thẳng nào và không thuộc  
các đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.  
a
D
B
C
G
E
Bài 3. Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, biết rằng điểm M không nằm giữa hai điểm N và P,  
điểm N không nằm giữa hai điểm M và P. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải  
thích.  
Bài 4. Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau:  
a) Những điểm nào thẳng hàng?  
b) Điểm nào nằm giữa hai điểm?  
c) Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm thứ ba?  
Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy  
fb.me/duyngonguyenthanh  
3
Evaluation Only. Created with Aspose.Pdf. Copyright 2002-2017 Aspose Pty Ltd.
A
D
H
C
B
E
d) Điểm nào không thẳng hàng với hai điểm E, H?  
Bài 5. Vẽ năm đường thẳng sao cho số giao điểm của chúng lần lượt là 0, 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  
giao điểm.  
Bài 6. a) Cho 5 điểm phân biệt, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm,  
ta kẻ một đường thẳng. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng?  
b) Cũng như câu hỏi trên đối với n điểm phân biệt, trong đó không có ba điểm nào thẳng  
hàng.  
c) Cho n điểm phân biệt, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm trong  
n điểm đó ta kẻ một đường thẳng. Biết rằng có 66 đường thẳng. Tìm n.  
Bài 7. Cho đường thẳng xy, A, B, C thuộc xy theo thứ tự đó, điểm O không thuộc đường  
thẳng xy.  
a) Vẽ các tia OA, OB, OC.  
b) Kể tên những tia đối nhau trong hình vẽ.  
c) Kể tên các tia trùng nhau trong hình vẽ.  
d) Tia Ax và By có phải là hai tia đối nhau không?  
Bài 8. Cho hình vẽ:  
a) Kể tên tất cả các tia (phân biệt).  
O
b) Kể tên những tia đối nhau.  
C
c) Kể tên những tia trùng nhau.  
B
D
d) Tia EB và tia ED có đối nhau không? Vì sao?  
e) Tia ED và tia DA có đối nhau không? Vì sao?  
A
E
Bài 9. Trên đường thẳng xy, cho bốn điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó.  
a) Kể tên tất cả các tia được xác định trên đường thẳng xy.  
b) Kể tên tất cả các cặp tia đối nhau.  
c) Kể tên tất cả các tia trùng nhau.  
Bài 10. Trên đường thẳng xy lấy điểm A và B (phân biệt). Qua B vẽ đường thẳng pq và qua A  
vẽ đường thẳng mn sao cho pq cắt mn tại C.  
a) Vẽ hình theo diễn đạt trên.  
b) Trong hình vẽ đó có tất cả bao nhiêu tia?  
c) Qua B vẽ đường thẳng uv cắt AC tại điểm I nằm giữa A, C. Kể tên các tia đối  
nhau, các tia trùng nhau trên đường thẳng mn.  
d) Hai tia CI và Am có trùng nhau không? Giải thích.  
Bài 11. Trên đường thẳng a, vẽ năm điểm A, B, C, D, E. Có mấy đoạn thẳng tất cả?  
Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy  
fb.me/duyngonguyenthanh  
4
nguon VI OLET