Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

 

Sáng kiến kinh nghiệm:

Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân.

* * * * * * * * * * * * * * * *

 

I. MỞ ĐẦU:

 

                  Nghiên cứu tìm tòi sáng tạo không ngừng trong dạy học là việc mà bất kỳ người giáo viên nào cũng phải làm trong suốt những năm tháng làm công việc “trồng người”. Riêng giáo viên trường chuyên chúng tôi càng phải ra sức học tập và rèn luyện không ngừng hầu đáp ứng yêu cầu ở một ngôi trường “chất lượng cao” của tỉnh nhà. Ngoài những công việc dạy dỗ và giáo dục học sinh như các trường THPT khác, trường chúng tôi còn phải tổ chức bồi dưỡng để học sinh của trường có thể đạt được thành tích cao trong thi tốt nghiệp, thi đại học và đặc biệt là các kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, hai năm gần đây trường còn tham gia thi giải toán trên máy tính cầm tay. Do đó không tránh khỏi những khó khăn nht định trong việc dạy và học theo chương trình mới với yêu cầu mới.

 

     Trong bộ môn sinh học THPT có không ít công thức sinh học được lập ra để vận dụng giải quyết các bài tập sinh học. Hầu hết các công thức sinh học được thiết lập bằng cách dựa vào kiến thức sinh học liên quan. Với đối tượng học sinh giỏi thì không chỉ nhớ và biết vận dụng các công thức sinh học mà còn phải biết vận dụng kiến thức sinh học để lập nên công thức sinh học. Có như vậy học sinh mới thật sự hiểu về kiến thức sinh học.  Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu cho đến nay có một s công thức sinh học đôi khi học sinh có sử dụng nhưng lại không biết công thức này được thành lập như thế nào. Chẳng hạn

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

một số công thức sinh học dưới đây.

       Chúng tôi viết đề tài này nhằm cùng chia s một s suy nghĩ v phương pháp thiết lập công thức sinh học trên cơ sở lí thuyết sinh học ở THPT, để góp phần làm tốt hơn trong công tác dạy - học của quí đồng nghiệp và của các em học sinh. Vì thời gian nghiên cứu còn chưa nhiều và hiểu biết của bản thân có hạn, nên sẽ không thể không mắc nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý kiến chân thành của quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

 

*

* * *

* * * * * * *

* * *

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

II. NỘI DUNG: 

 

*Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân:

  1.   Vấn đề 1:   Số tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân:

       Gọi x là số tế bào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp ta có:

   1.1. Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân: x.(2k 1)

   * Cơ sở lí thuyết của công thức:

- Từ 1 tế bào nguyên phân 1 đợt: tạo 2 tế bào con và có 1 thoi vô sắc hình thành

- Từ 1 tế bào nguyên phân 2 đợt: tạo 4 tế bào con và có 3 thoi vô sắc hình thành

- Từ 1 tế bào nguyên phân 3 đợt: tạo 8 tế bào con và có 7 thoi vô sắc hình thành

- Từ 1 tế bào nguyên phân 4 đợt: tạo 16 tế bào con và có 15 thoi vô sắc hình thành.

Suy ra: từ 1 tế bào nguyên phân k đợt: tạo 2k tế bào con và có 2k-1 thoi vô sắc hình thành

    Vì ta thấy số thoi vô sắc hình thành hay phá vỡ luôn ít hơn số tế bào con tạo thành sau k đợt nguyên phân liên tiếp là 1 đơn vị

+ Đây là phần công thức mà nhiều tài liệu hiện nay đều đưa ra và các thầy cô cũng như học sinh giỏi đều biết cách thành lập.

+ Nhưng công thức tiếp theo là tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân thì theo ý kiến chủ quan của tôi chỉ có tài liệu của thầy Trần Đức Lợi giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh là có đưa ra công thức này mà cũng không giải thích về cơ sở sinh học của công thức.

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

    1.2. Công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá hủy trong quá trình nguyên phân từ 1 tế bào 2n ban đầu qua k đợt nguyên phân liên tiếp:

2n(2k+1 - 2) 

(Theo tài liệu “Hướng dẫn giải Cơ sở di truyền học” của Trần Đức Lợi, GV trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Trẻ - 1995, trang 160)

* Cơ sở lí thuyết của công thức:

- Ta cần biến đổi công thức trên để đưa về công thức có liên quan đến số thoi vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân:

 2n(2k+1 -2)   =  2n(2. 2k – 2)

   = 2.2n(2k – 1)

==> Số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong 1 thoi vô sắc là 2.2n

- 2n là số NST kép trong mỗi tế bào lưỡng bội = số tâm động mà các dây tơ vô sắc đính vào trong quá trình phân bào nguyên phân ở các kì đầu, kì giữa.

- 2.2n là số NST đơn trong mỗi tế bào lưỡng bội = số tâm động mà các dây tơ vô sắc đính vào trong quá trình phân bào nguyên phân ở kì sau.

==> Vậy để tính số dây tơ vô sắc của mỗi thoi phân bào thì chúng ta phải dựa vào kì sau của quá trình nguyên phân. Thực vậy, lúc ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép lúc đó đã chẻ dọc tâm động tách thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn có 1 tâm động gắn với 1 dây tơ vô sắc.

 Vì vậy số dây tơ vô sắc của mỗi thoi phân bào sẽ đúng bằng số NST đơn  hay cũng là số tâm động của các NST trong mỗi tế bào con ở kì sau và là 2.2n. Đây là cơ sở sinh học của công thức tính số dây tơ vô sắc trong phân bào.

Vậy công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá hủy trong quá trình nguyên phân từ 1 tế bào 2n ban đầu qua k đợt nguyên phân liên tiếp

2n.2.(2k – 1)  =  2n(2k+1 - 2)

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

  2.  Vấn đề 2:  Số tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình giảm phân:

 Với cách biện luận tương tự ta cũng thiết lâp được công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá hủy trong quá trình giảm phân từ 1 tế bào 2n NST ban đầu qua một lần giảm phân (gồm 2 đợt phân bào liên tiếp là giảm phân I và giảm phân II) là:

2n.3

(Theo tài liệu “Hướng dẫn giải Cơ sở di truyền học” của Trần Đức Lợi, GV trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Trẻ - 1995, trang 160)

 

  * Cơ sở lí thuyết của công thức:

  - 3 là số thoi vô sắc hình thành hay phá hủy trong 2 lần phân bào của quá trình giảm phân (giảm phân 1 và giảm phân 2).

   - 2n là số NST đơn trong mỗi tế bào con = số tâm động mà các dây tơ vô sắc đính vào trong quá trình phân bào giảm phân ở kì sau của giảm phân 2 =  số NST kép trong mỗi tế bào con = số tâm động mà các dây tơ vô sắc đính vào trong quá trình phân bào giảm phân ở kì sau của giảm phân 1.

 Vì vậy số dây tơ vô sắc của mỗi thoi phân bào của mỗi lần giảm phân là 2n. Mà trong giảm phân 1 và 2 có tổng số thoi phân bào là 3.

Vậy công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình giảm phân là

2n.3

 

 

 

 

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

*KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

   Với cách hướng dẫn học sinh hiểu cơ sở lí thuyết sinh học của quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân như trên mà qua nhiều năm thực nghiệm trên các lớp học 10 nâng cao của trường như lớp 10A, 10B và 1C6 (chuyên Sinh học) các niên khóa 2008 đến nay 2011 tỉ lệ học sinh hiểu và vận dụng công thức trên một cách vững chắc là khá cao.

 

  A. Nhóm có hướng dẫn cơ sở lí thuyết:

(Số học sinh khảo sát cả 3 lớp là 50 học sinh,  mỗi lớp 50% số HS của lớp)

Năm học

Lớp

Tỉ lệ học sinh hiểu vận dụng tốt

2008 – 2009

11A, 10B,10C6

80,6%

2009 – 2010

11A, 10B,10C6

83,8%

2010 – 2011

11A, 10B,10C6

84,9%

 

  B. Nhóm không hướng dẫn cơ sở lí thuyết:

(Số học sinh khảo sát cả 3 lớp là 50 học sinh,  mỗi lớp 50% số HS của lớp)

Năm học

Lớp

Tỉ lệ học sinh hiểu vận dụng tốt

2008 – 2009

11A, 10B,10C6

40,6%

2009 – 2010

11A, 10B,10C6

53,8%

2010 – 2011

11A, 10B,10C6

54,9%

* * *

* * * * * * *

 

 

 

 

 

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

 

III. KT LUẬN.

        

  Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé qua thực tế giảng dạy hy vọng sẽ góp phần tích cực trong dạy và học của nhà trường và của các đồng nghiệp.

 

  Cũng như những đề tài sáng kiến kinh nghiệm khác, phải trải qua thực tiễn cá nhân mới rút ra được bài học c th. Do đó không tránh khỏi hạn chế v mặt ch quan của người viết, cũng như hạn chế khách quan do thời gian thực hiện đề tài còn ngn ngủi chưa đủ lâu để đảm bảo đề tài hoàn toàn chính xác. S góp ý b sung của người quý đồng nghiệp và của các em học sinh s là s h tr rt quí báu cho chúng tôi để tiếp tục hoàn thiện đề tài. Điều đó có ý nghĩa rt nhiều cho vấn đề đổi mới dạy và học là việc đang được xã hội và rt nhiều người quan tâm. 

                                                                   Pleiku, tháng 03 năm 2011

 

 

                                                                          Đặng Thành Sang

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)


Đề tài “Cơ sở lí thuyết của công thức tính số dây tơ vô sắc hình thành hay phá vỡ trong quá trình nguyên phân và giảm phân”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Lợi  -  “Hướng dẫn giải Cơ sở di truyền học”  – Nhà xuất bản Trẻ - 1995.

2. Nhiều tài liệu khác hiện hành và trên mạng intenet đến tháng 3 năm 2011.

 

MỤC LỤC

 

 

 

 

Trang

I. M đầu

1

II. Nội dung

3

   -Vấn đề 1.

3

   -Vấn đề 2.

5

 

 

III. Kết luận

7

Tài liệu tham khảo

8

Mục lục

8

 

Giáo viên: Đặng Thành Sang - Tổ Sinh-học-Trường THPT chuyên Hùng Vương Năm học 2010- 2011.     ( Trang 1)

nguon VI OLET